Giải Đáp: Bệnh Ung Thư Khoang Miệng Có Chữa Được Không?

Tin mới 28/12/2022 20:27:27. Views: 1,546.

Ung thư miệng là một trong những căn bệnh ung thư thường gặp và có mức độ tử vong cao. Trên thế giới, ước tính có hơn 450.000 người được chẩn đoán mắc ung thư miệng mỗi năm. Trong đó, tại Việt Nam 2020 có 2.152 ca mắc mới và 1.099 trường hợp tử vong do bệnh. Đứng trước tỷ lệ tử vong cao, nhiều người lo lắng không biết liệu ung thư miệng có chữa được không. Trong bài viết này, IIMS Việt Nam cùng các bạn tìm hiểu câu trả lời.

Xem thêm:

10 cách kiểm tra ung thư miệng chính xác nhất

Khám ung thư ở đâu?

1. Bệnh ung thư khoang miệng có chữa được không? 

Khoang miệng có cấu tạo gồm nhiều phần môi, sàn miệng, 2/3 lưỡi, niêm mạc má, lợi hàm trên, v.v tham gia vào quá trình tiếp nhận, tiêu hóa thức ăn cũng như đóng vai trò trong giao tiếp. Hơn 90% trường hợp ung thư miệng là ung thư biểu mô tế bào vảy thường xuất hiện tại bề mặt của da, niêm mạc tiêu hóa, niêm mạc hô hấp, v.v. Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất là từ 5-70 tuổi với tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao gấp 2.5 lần so với nữ giới.

1.1. Bệnh ung thư khoang miệng giai đoạn đầu có chữa được không? 

Ở giai đoạn 1, ung thư miệng chưa có nhiều dấu hiệu rõ ràng nhưng vẫn sẽ có triệu chứng mà người bệnh nên lưu tâm như: 

  • Có vết sưng đau bên trong khoang miệng, xuất hiện các vết loét, sùi, nốt màu đỏ, màu trắng kéo dài hơn 2 tuần. 
  • Cảm thấy khó nhai, khó nuốt, âm thanh bị biến đổi bất thường, gặp các vấn đề trong sinh hoạt, giao tiếp 
  • Thỉnh thoảng khoang miệng tê dại, mất cảm giác tại một vị trí bất kỳ

Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), có khoảng 28% người bệnh phát hiện ở giai đoạn đầu. Việc điều trị nhanh chóng khi khối u chỉ vừa khởi phát giúp tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm của bệnh nhân đạt 85%. 

1.2. Bệnh ung thư khoang miệng giai đoạn 2 có chữa được không? 

Hiện nay, các chuyên gia chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ hàng đầu như:

  • Hút thuốc, sử dụng rượu bia trong thời gian dài
  • Nhiễm virus HPV
  • Thiếu hụt vitamin A, ß-carotene
  • Mắc hội chứng Plummer-Vinson
  • Tiền sử bệnh bạch sản, hồng sản, xơ hóa dưới niêm mạc

Có khoảng 50% trường hợp ung thư miệng được phát hiện ở giai đoạn này. Các khối u ác tính đã tấn công đến một số hạch huyết lân cận. Tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm của người bệnh ở mức 68% (theo ACS). 

1.3. Bệnh ung thư khoang miệng giai đoạn 3 có chữa được không? 

Bước vào giai đoạn 3, các tế bào ác tính đã lan rộng đến nhiều hạch bạch huyết và cơ quan xa nên tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm của người bệnh nhìn chung là 40% (theo báo cáo của ACS). Một số triệu chứng nghiêm trọng có thể đối mặt như nhức đầu dữ dội, đau nhói vùng tai, ho đờm có lẫn máu và mùi hôi khó chịu. Nhiều bệnh nhân chỉ khi thấy xuất hiện hạch cổ mới bắt đầu thăm khám, xét nghiệm. 

1.4. Bệnh ung thư khoang miệng giai đoạn 4 có chữa được không? 

Ở giai đoạn cuối, người bệnh không thể điều trị dứt điểm mà chỉ có thể áp dụng các phương pháp điều trị giảm nhẹ triệu chứng, nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ. Nguyên nhân là do ung thư đã tấn công đến gan, phổi, thận, não, v.v với kích thước khối u lớn, chèn ép lên các cơ quan làm suy giảm chức năng sống. 

Ung thư miệng không có nhiều triệu chứng đặc trưng khiến người bệnh khó phát hiện, bỏ qua thời điểm tốt nhất để điều trị

Ung thư miệng không có nhiều triệu chứng đặc trưng khiến người bệnh khó phát hiện, bỏ qua thời điểm tốt nhất để điều trị

2. Các phương pháp chữa ung thư khoang miệng tốt nhất hiện nay 

2.1. Phẫu thuật 

Với những người bệnh ung thư miệng giai đoạn sớm, các bác sĩ sẽ ưu tiên phẫu thuật loại bỏ các tế bào ác tính ở vùng khoang miệng, một số hạch bạch huyết đã tổn thương. Hiện nay, có 3 dạng phẫu thuật thường gặp nhất gồm:

  • Trường hợp khối u nhỏ: phương pháp phẫu thuật mở rộng, loại bỏ toàn bộ hoặc một phần xương hàm hoặc lưỡi cùng các mô xung quanh. 
  • Trường hợp khối u lan đến cổ: bác sĩ sẽ cắt bỏ những hạch bạch huyết và mô ở vùng cổ bị tế bào ác tính tấn công. 
  • Phẫu thuật tái tạo cấu trúc: nhằm nâng cao tính thẩm mỹ, giúp người bệnh cải thiện các vấn đề, khó khăn trong sinh hoạt, giao tiếp. Nhiều người bệnh có thể được dùng da từ các phần khác trên cơ thể để cấy ghép vào khoang miệng hoặc cấy ghép răng thay thế ở những hàm đã bị loại bỏ. 

2.2. Xạ trị 

Một trong những giải pháp điều trị ung thư miệng hàng đầu hiện nay là xạ trị. Bằng cách sử dụng nguồn tia Cobalt, tia Gamma, tia X, v.v hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư hiệu quả. Có 2 phương án lựa chọn là xạ trị ngoài với sự trợ giúp từ các máy xạ trị hoặc sử dụng thuốc đặt bên trong cơ thể, gần khối u. 

Phương pháp này có thể kết hợp cùng phẫu thuật nhằm loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót lại. Bởi vì quá trình xạ trị có thể tác động xấu đến vùng răng miệng như xơ khớp thái dương, hoại tử nướu răng, hoại tử xương hàm trên, v.v nên bệnh nhân cần tham vấn bác sĩ trước khi điều trị. 

2.3. Hóa trị

Với các bệnh nhân giai đoạn muộn không còn đáp ứng với phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định làm hóa trị liệu. Những loại thuốc đặc trị ức chế và tiêu diệt các tế bào ác tính sẽ đưa vào cơ thể thông qua đường uống hoặc đường tĩnh mạch. Một số tác dụng phụ có thể phát sinh như rụng tóc, suy nhược cơ thể, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm da, v.v. 

Các phương pháp điều trị ung thư tại Nhật có sự hỗ trợ của các công nghệ, máy móc tiên tiến, hiện đại hàng đầu thế giới

Các phương pháp điều trị ung thư tại Nhật có sự hỗ trợ của các công nghệ, máy móc tiên tiến, hiện đại hàng đầu thế giới

3. Điều trị ung thư khoang miệng tại Nhật Bản 

Theo báo cáo của Viện Legatum London 2017, Nhật Bản xếp thứ 4 về hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất thế giới, vượt qua nhiều quốc gia phát triển khác như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, v.v. Quốc gia này vẫn duy trì được thế mạnh y tế của mình khi tiếp tục nằm trong top 5 nước có chỉ số chăm sóc sức khỏe tốt nhất thế giới (theo tạp chí CEOWORLD 2021). 

Mỗi năm, nước ta có khoảng 40.000 trường hợp ra nước ngoài khám, điều trị bệnh, trong đó, nhiều bệnh nhân đã lựa chọn Nhật Bản để điều trị ung thư miệng chất lượng, an toàn bởi những lý do sau:

– Hệ thống y tế chất lượng, sánh ngang với các quốc gia hàng đầu tại châu Âu, châu Mỹ nhưng có chi phí tối ưu, hợp lý hơn.

– Tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm của người bệnh ung thư Nhật Bản ở mức cao nhất thế giới 

Tuy nhiên, để đăng ký và điều trị trong các bệnh viện tuyến đầu Nhật Bản như Viện nghiên cứu ung thư Ariake, Trung tâm ung thư quốc gia, Bệnh viện đại học Tokyo, v.v người bệnh nên thông qua sự điều phối của tổ chức y tế chuyên nghiệp. 

Hiện nay, IIMS Việt Nam là đại diện chính thức của tập đoàn y tế phúc lợi và tổng hợp IMS, có hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch y tế hiểu rõ tình hình và lợi thế của từng cơ sở y tế. Điều này giúp IIMS Việt Nam hỗ trợ khách hàng tốt nhất về việc thăm khám, điều trị ung thư tại đây.

Lựa chọn điều trị ung thư miệng tại Nhật Bản giúp người bệnh nâng cao tuổi thọ và sức khỏe

Lựa chọn điều trị ung thư miệng tại Nhật Bản giúp người bệnh nâng cao tuổi thọ và sức khỏe

4. Những lưu ý khi chăm sóc người ung thư khoang miệng

Theo PGS.TS Ngô Thanh Tùng – Giám đốc Trung tâm xạ trị Quốc gia kiêm Trưởng khoa Xạ trị đầu cổ bệnh viện K (Hà Nội) đưa ra những lời khuyên về quá trình chăm sóc người bệnh ung thư khoang miệng như sau:

  • Từ bỏ thói quen hút thuốc, bia rượu, sử dụng chất kích thích để hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư
  • Tuân thủ lịch tái khám, hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Thường xuyên theo dõi và báo cáo các triệu chứng, dấu hiệu bất thường của cơ thể.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, giữ tinh thần sảng khoái, lạc quan, góp phần thúc đẩy hiệu quả điều trị. 
  • Tránh sử dụng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nhiều axit như chanh, dâu, cam, v.v không tốt cho vùng miệng, có thể gây ra các tổn thương, viêm loét.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung nhiều nhóm chất có lợi từ cá hồi, tôm, bơ, trái cây, rau củ, v.v để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch giúp người bệnh có đủ năng lượng chống chọi với bệnh tật.
Những lưu ý khi lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân ung thư miệng nhằm cải thiện sức khỏe tốt hơn

Những lưu ý khi lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân ung thư miệng nhằm cải thiện sức khỏe tốt hơn

Trên đây là những giải đáp chi tiết về “ung thư miệng có chữa được không” được IIMS Việt Nam tổng hợp. Mọi yêu cầu tư vấn về điều trị ung thư, visa y tế hiệu quả, an toàn tại Nhật Bản, vui lòng liên hệ IIMS Việt Nam để được hỗ trợ tận tình!

Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam 

  • Hotline: 024 3944 0914
  • Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Center, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
  • Email: info@iims-vnm.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/iimsvietnam.official

Nguồn tham khảo:

– https://www.cancer.net/cancer-types/oral-and-oropharyngeal-cancer/statistics#:

– https://benhvienk.vn/sang-loc-va-phat-hien-som-ung-thu-khoang-mieng-nd58761.html

Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc xác định, chẩn đoán, điều trị y khoa. Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản, bạn đọc xin vui lòng liên hệ IIMS Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *