Người bệnh COVID có nên tắm không? [Chuyên gia giải đáp]

Tin mới 03/03/2022 16:32:28. Views: 2,665.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, số lượng người mắc Covid-19 ngày một gia tăng, có rất nhiều thông tin chia sẻ về cách điều trị, chăm sóc F0 tại nhà. Trong đó, có những thông tin cảnh báo người bệnh Covid-19 không được tắm rửa, tránh trở nặng. Vậy thông tin này có chính xác hay không? Các chuyên gia y tế khuyên gì? Cùng tìm hiểu với bài viết tổng hợp thông tin của IIMS Việt Nam dưới đây.

1.   Người bệnh Covid-19 trở nặng sau khi tắm?

Trên một số diễn đàn, nhóm tự điều trị F0 tại nhà, một thành viên chia sẻ người nhà của chị nhiễm SARS-CoV-2 ở ngày thứ 7 với triệu chứng nhẹ (ho, nghẹt mũi). Sau khi tắm, người này bị sốt lên 38,8 độ. SPO2 giảm 2 ngày liên tục, sau đó còn 90 – 92, có lúc xuống 88, 89. Bệnh nhân phải nhập viện trong vòng 2 ngày, có dấu hiệu “cơn bão cytokine”. Thành viên này chia sẻ thêm, nhiều người bệnh trong phòng điều trị cũng cho biết họ đa số chuyển nặng sau 1 lần tắm.

Một thành viên khác trong nhóm cũng khẳng định chồng chị bị sốt 39 – 40 độ sau khi tắm và trở nặng hơn. Một nữ thành viên khác đồng tình, sau khi tắm, chị ho nhiều, SpO2 tụt xuống 86, phải thở oxy.

nguoi benh covid co nen tam khong

Sau khi trải qua những tình trạng như vậy, họ đưa ra lời khuyên là nếu mắc Covid-19, không nên tắm mà chỉ lau người để tránh chuyển biến nặng. Nhiều cựu F0 cảnh báo thêm tắm hay gội đầu sẽ khiến cơ thể yếu hơn, dễ bị Covid “quật” hoặc dễ dẫn đến cảm lạnh, đột quỵ. Bệnh tình có thể trầm trọng hơn rất nhiều. Đứng trước những lời khuyên và cảnh báo như vậy, đa phần các bệnh nhân F0 và F1 đều cảm thấy hoang mang, băn khoăn. Vậy các chuyên gia y tế nhận định như thế nào về tình trạng này?

2.   Chuyên gia giải đáp: Người bệnh Covid-19 có nên tắm không?

Bác sĩ Trương Hữu Tranh – Nguyên trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1

Trao đổi với báo điện tử Vietnamnet, Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đòng 1 (TP. Hồ Chí Minh) khẳng định: “F0 kiêng tắm là quan niệm sai lầm”.

Bác sĩ Khanh chia sẻ: “Thời tiết miền Bắc đang lạnh, người bệnh có thể tắm bằng nước ấm, không tắm gội bằng nước lạnh, tránh tắm bồn trong thời gian đang bệnh (không ngâm toàn thân trong bồn tắm). Sau đó, chúng ta mặc đồ luôn trong phòng tắm, không để tình trạng ra khỏi phòng mới mặc đồ khiến cơ thể bị lạnh đột ngột”.

Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyến cáo thêm, sau tắm gội nên lau khô thân thể và tóc bằng khăn bông, tránh dùng quạt hay đứng nơi có gió để phòng ngừa cảm nhiễm phong hàn.

TS.BS Dương Văn Trung, Trưởng khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện Bưu điện

Về vấn đề này, TS.BS Dương Văn Trung, Trưởng khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện Bưu điện cũng phủ nhận quan điểm F0 phải kiêng tắm gội hoàn toàn. Bác sĩ chia sẻ người bệnh nên tắm bằng nước ấm, thời gian tắm gội không nên quá lâu, nên tắm vào buổi sáng hoặc chiều sớm, tránh ban đêm hoặc lúc đang sốt. Bác sĩ nhấn mạnh thêm: “Vệ sinh sạch sẽ chính là cách tốt để phòng Covid”.

Các bác sĩ cho rằng việc tắm gội giúp giải phóng các tế bào da chết, làm thông thoáng da, cải thiện bài tiết của tuyến mồ hôi, giúp lưu thông máu, cải thiện tinh thần và giấc ngủ. Ở nhiều bệnh viện, khoa ICU (Khoa chăm sóc tích cực) vẫn thường xuyên tắm khô và gội đầu cho người bệnh nằm lâu.

Phạm Việt Hoàng, nguyên Phó giám đốc BV Tuệ Tĩnh – Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam

Theo TS. Phạm Việt Hoàng, nguyên Phó giám đốc BV Tuệ Tĩnh – Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam, Covid – 19 theo quan điểm của y học cổ truyền được cho là chứng “ôn dịch” của học thuyết “Ôn bệnh học” và có tên “Cảm mạo ôn bệnh”. Đây là một loại bệnh có tính lây lan, truyền nhiễm. Theo nguyên lý Y học cổ truyền thì vị trí gay bệnh ở tạng “phế”, “tỳ” tức hô hấp, tiêu hóa. Thuộc tính của nguyên nhân gây bệnh là “thấp độc” (các yếu tố dịch bệnh trong môi trường ẩm thấp). Tùy theo chính khí của mỗi người mà thời gian phát bệnh, nhiều thể bệnh và tình trạng bệnh lý nặng nhẹ khác nhau trên lâm sàng. TS. Phạm Việt Hoàng cho rằng: “Người bệnh cần linh hoạt và tự lắng nghe, kiểm tra cơ thể mình, từ đó có hành động vệ sinh cá nhân phù hợp với thể trạng”. Nếu có bệnh, mà cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường thì vẫn có thể tắm, gội đầu.Tuy nhiên, người bệnh cần phải đặc biệt tuân thủ các nguyên tắc như gội đầu bằng nước ấm, gội nhanh trong phòng kín gió, có thể dùng các loại lá thảo dược như hương nhu, sả, bồ kết, v.v. để gội.

Thêm một lưu ý là người bệnh không nên gội vào thời gian quá muộn và không thực hiện đồng thời tắm gội cùng lúc. Việc gội đầu trước khi tắm khiến cơ thể chưa kịp thích ứng với nhiệt độ nước dễ khiến mạch máu đông lại, co thành mạch khiến cơ thể mệt mỏi (khi thời tiết lạnh).

3.   Dịch vụ ý kiến y tế thứ 2

Nhật Bản được biết tới là quốc gia nằm trong TOP 10 hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất trên thế giới với tỉ lệ người sống sót sau 5 – 10 năm ung thư tương đối cao.

Nếu như bạn hoặc người thân có những băn khoăn, vướng mắc về điều trị bệnh ung thư, tim mạch, các căn bệnh hiếm gặp và có mong muốn tìm kiếm những hi vọng điều trị mới, có thể sử dụng dịch vụ ý kiến y tế thứ 2. Bệnh nhân sẽ được tư vấn bởi những chuyên gia y tế hàng đầu tại Nhật Bản trong việc đánh giá lại tình trạng bệnh, phác đồ điều trị.

y kien y te thu hai

Xem thêm:

 

IIMS Việt Nam – Thành viên Tập đoàn IMS Nhật Bản – Một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản với 134 bệnh viện, cơ sở y tế trên khắp cả nước.

Ngoài ra, bạn đọc có thể nhấn nút Quan tâm hoặc chat với Zalo IIMS Việt Nam để cập nhật thêm các thông tin hữu ích bằng cách quét mã code QR sau:

ZALO IIMS Vietnam

 

Tham khảo:

  • Sức khỏe đời sống
  • Vietnamnet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *