TOP 9 loại thực phẩm, đồ uống người bệnh tiểu đường nên kiêng

Tin mới 02/11/2021 16:31:40. Views: 3,026.

Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân nặng, cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa một số biến chứng trong tương lai, đặc biệt đối với những người bị bệnh tiểu đường. Nếu không tuân thủ theo phác đồ điều trị, chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, tập luyện hợp lý thì đây là căn bệnh có khả năng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, suy giảm chức năng các cơ quan khác trong cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến hôn mê, tử vong. Với bài viết này, IIMS Việt Nam sẽ cùng các bạn tìm hiểu “người bệnh tiểu đường nên kiêng gì”.

1.   Tại sao người bệnh tiểu đường phải tuân theo chế độ dinh dưỡng đặc biệt?

Tiểu đường là một bệnh mãn tính phổ biến trên toàn thế giới hiện nay. Nếu đường huyết được kiểm soát trong vùng an toàn thì căn bệnh không thực sự đáng sợ. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh không kiểm tra cũng như không thực hiện bất cứ điều trị hay tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng nào, nguy cơ cao sẽ dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng. Chúng sẽ không diễn ra đột ngột, tức thì mà sẽ ảnh hưởng một cách từ từ và có khả năng kéo dài, khó điều trị, làm giảm chất lượng cuộc sống.

  • Biến chứng về mắt (Võng mạc)

Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Nhiều người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng với các bệnh về mắt được gọi là bệnh võng mạc tiểu đường, dẫn đến thị lực bị suy giảm, thậm chí có thể bị mù lòa. Nếu được phát hiện sớm – thường là từ xét nghiệm tầm soát mắt – thì bệnh này có thể được ngăn ngừa và điều trị.

  • Biến chứng về chân

Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn sẽ có nguy cơ cao hơn gặp các vấn đề ở chân, có thể dẫn đến việc phải cắt cụt (đoạn chi) nếu không được điều trị. Tổn thương dây thần kinh có khả năng ảnh hưởng đến cảm giác ở bàn chân như mất cảm giác, khó chịu, đau nhức hoặc tê bì. Ngoài ra, việc gia tăng lượng đường trong máu còn làm tăng nguy cơ xuất hiện các vết lở loét, vết nứt, mụn nước khó lành, dễ dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử. Đó là lí do tại sao bạn cần phải thông báo với bác sĩ nếu như có sự thay đổi bất thường nào ở bàn chân.

  • Đau tim và đột quỵ

Khi mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến cách mạch máu, dẫn tới đau tim hoặc đột quỵ.

  • Biến chứng về thận (bệnh thận đái tháo đường)

Tiểu đường có thể dẫn đến những tổn thương liên quan đến thận trong một thời gian dài, làm suy giảm chức năng lọc, đào thải của thận, thậm chí gây suy thận.

  • Biến chứng về thần kinh (Bệnh thần kinh do đái tháo đường)

Những người mắc bệnh tiểu đường có thể bị tổn hại thần kinh bởi lượng đường trong máu tăng cao kéo dài. Điều này dẫn đến việc các dây thần kinh truyền thông tin giữa não tới các bộ phận khác trong cơ thể trở nên khó khăn hơn, gây ảnh hưởng tới chức năng nhìn, nghe, cảm nhận và di chuyển, v.v.

  • Bệnh nướu răng và các vấn đề khác về miệng

Lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến tình trạng nước bọt cũng có nhiều đường hơn, tạo ra nhiều vi khuẩn tấn công men răng và làm tổn thương nướu răng. Các mạch máu trong nướu răng của bạn cũng có thể bị tổn thương, dễ bị nhiễm trùng hơn.

  • Các tình trạng liên quan ung thư

Nếu như mắc bệnh ung thư và tiểu đường đồng thời, người bệnh sẽ có nguy cơ phát triển ung thư nhiều hơn. Ngược lại, một vài phương pháp điều trị ung thư cũng có thể ảnh hưởng tới bệnh tiểu đường và khiến cho việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên khó khăn hơn.

  • Các vấn đề sinh lý ở nữ giới

Tổn thương các mạch máu và dây thần kinh có thể hạn chế lượng máu lưu thông trong các bộ phận sinh dục, gây mất cảm giác. Nếu lượng đường trong máu cao, bạn cũng có nhiều khả năng bị tưa miệng hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

  • Các vấn đề sinh lý ở nam giới

Lượng máu lưu thông trong các bộ phận sinh dục có thể bị giới hạn, dẫn đến khó khăn trong việc bị kích thích, rối loạn chức năng cương dương (hay còn được gọi là bất lực).

  • Biến chứng cấp tính

Ngoài những biến chứng trên, người mắc bệnh tiểu đường còn có nguy cơ gặp phải những biến chứng cấp tính gây nguy hiểm đến tính mạng.

  • Biến chứng hạ đường huyết (nồng độ đường huyết trong máu quá thấp): Người bệnh có thể gặp các dấu hiệu như mệt mỏi, vã mồ hôi, nhịp tim tăng, đói cồn cào, choáng, bủn rủn chân tay, v.v. có thể lên cơn co giật, dần mất ý thức.
  • Biến chứng tăng áp lực thẩm thấu (nồng độ đường huyết trong máu quá cao): Người bệnh có thể sút cân nhanh, đi tiểu nhiều, mắt lờ đờ, ngủ gà, yếu chi, co giật, có thể dẫn tới hôn mê.
  • Biến chứng nhiễm toan ceton và hôn mê do nhiễm toan ceton do tăng sản xuất và tích tụ các thể ceton trong máu. Đây là biến chứng cấp tính nguy hiểm nhất, đe dọa tính mạng của người bệnh. Các triệu chứng bao gồm: Buồn nôn, nôn, đau bụng, hơi thở có mùi ceton, khát nước, nhầm lẫn, bất tỉnh, thở sâu, v.v.

2.   Người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì?

Kiểm soát được huyết áp, lượng đường và chất béo trong máu sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ phát triển các biến chứng trên. Đó là lí do bạn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên và có một chế độ ăn uống hợp lý.

nguoi tieu duong nen kieng gi

  • Các loại đồ uống ngọt, có đường

Những người bị tiểu đường tuyệt đối không nên sử dụng các loại đồ uống có đường bởi chúng chứa lượng carbs rất cao. 1 lon coca 354ml cung cấp đến 38.5 gram carbs. Các loại trà đá và nước chanh có đường có thể chứa đến 45 gram carbs. Bên cạnh đó, những loại đồ uống này còn chứa đường fructose, có liên quan mật thiết đến tình trạng kháng insulin và bệnh tiểu đường, gia tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Hơn nữa, lượng đường fructose cao trong các loại đồ uống này có thể dẫn đến những thay đổi trong quá trình trao đổi chất, thúc đẩy mỡ bụng, mức cholesterol và chất béo trung tính gây hại.

Để giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, bạn nên uống nước lọc và các loại trà không đường.

  • Các loại sữa chua vị hoa quả

Sữa chua nguyên chất có thể là một lựa chọn tốt cho những bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, không phải loại sữa chua nào cũng phù hợp với họ, chẳng hạn như sữa chua vị hoa quả. Loại sữa chua này thường được sản xuất bởi sữa không béo hoặc ít béo với rất nhiều carbs và đường.

Trong thực tế, 1 cốc (245 gr) sữa chua vị hoa quả có thể chứa đến 31 gr đường, có nghĩa là gần 61% lượng calo là từ đường. Nhiều người nghĩ rằng các loại sữa chua đông đá sẽ tốt hơn kem, tuy nhiên, chúng thậm chí chứa nhiều đường hơn so với kem.

Thay vì lựa chọn các loại sữa chua có nhiều đường, làm tăng lượng đường trong máu, hãy chọn sữa chua nguyên chất, không chứa đường và có thể có lợi cho việc kiểm soát cân nặng cũng như sức khỏe đường ruột của bạn.

  • Mật ong, mật hoa agave và siro cây phong

Những bệnh nhân tiểu đường thường cố gắng hạn chế tối thiểu các loại đường trắng cũng như các sản phẩm như kẹo, bánh quy và các loại bánh ngọt.

Tuy nhiên, các loại đường khác cũng có thể làm lượng đường trong máu tăng đột biến. Chúng bao gồm các loại đường nâu và đường “tự nhiên” như mật ong, mật hoa agave và si rô cây phong.

Những loại đồ ngọt này thậm chí còn chứa nhiều carbs hơn đường trắng. Dưới đây là lượng carb trong 1 muỗng các loại chất ngọt phổ biến:

  • Đường trắng: 12.6 gram
  • Mật ong: 17.3 gram
  • Mật hoa agave: 16 gram
  • Xi rô cây phong: 13.4 gram

Trong một nghiên cứu, những người bị tiền tiểu đường đều có mức tăng lượng đường trong máu, insulin tương tự như nhau và các dấu hiệu viêm bất kể họ tiêu thụ 50 gram đường trắng hay mật ong.

nguoi tieu duong nen kieng an gi siro duong agave

Mật ong, mật hoa hay một số loại “đường tự nhiên” khác thậm chí còn chứa nhiều carbs hơn đường trắng

  • Các loại trái cây sấy khô

Trái cây là một nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng quan trọng, bao gồm vitamin C và kali.

Khi chúng được sấy khô, quá trình mất nước dẫn tới nồng độ của các chất dinh dưỡng này cao hơn, đồng thời, hàm lượng đường cũng trở nên cô đặc hơn.

Một cốc (151 gram) nho chứ 27.3 gram carbs và 1.4 gram chất xơ. Ngược lại, một cốc nho khô (145 gram) chứa 115 gram carbs và 5.4 gram chất xơ.

Do đó, chúng ta có thể thấy nho khô chứa lượng carbs gấp 4 lần nho tươi. Các loại quả sấy khô khác cũng có hàm lượng carbs cao hơn tương tự so với các loại quả tươi.

Nếu mắc tiểu đường, bạn không cần phải kiêng toàn bộ các loại trái cây. Hãy lựa chọn những loại quả chứa ít đường như những trái mọng tươi hoặc một quả táo nhỏ. Chúng vẫn đem lại những lợi ích sức khỏe nhất định mà vẫn giữ được lượng đường trong khoảng giới hạn.

  • Nước trái cây

Mặc dù nước trái cây thường được coi như là một loại thức uống lành mạnh song tác động với lượng đường trong máu thì lại tương tự như soda hoặc các loại đồ uống có đường khác.

Trong một số trường hợp, các loại nước ép trái cây không đường thậm chí còn có lượng đường và carbs còn cao hơn cả soda. Ví dụ, 250ml nước soda và nước ép táo chứa 22 và 24 gram đường. Một khẩu phần nước ép nho cung cấp tương ứng 35gram đường.

Tương tự như các loại đồ uống có đường khác, các loại nước trái cây chứa nhiều đường fructose, dẫn đến kháng insulun, béo phì và các bệnh về tim mạch. Vậy nên, để giải khát, bạn có thể uống nước lọc với một chút chanh. Loại thức uống này cung cấp ít hơn 1 gram carbs và hầu như không có calo.

  • Gạo, mì ống và bánh mì trắng

Gạo, mì ống và bánh mì trắng là các loại thực phẩm được chế biến sẵn với hàm lượng carbs cao.

Ăn bánh mì và các loại thực phẩm bột tinh chế khác đã được chứng minh là làm tăng đáng kể lượng đường trong máu ở những người mắc tiểu đường loại 1 và loại 2.

Một nghiên cứu cho thấy những thực phẩm nhiều carbs không chỉ làm tăng lượng đường trong máu và còn làm giảm chức năng não ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và suy giảm tinh thần.

Những thực phẩm chế biến có sẵn này chứa rất ít chất xơ. Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu.

Trong một nghiên cứu khác, khi thay thế những thực phẩm chứa ít chất xơ với những loại có nhiều chất xơ đã giảm lượng đường huyết một cách đáng kể ở những bệnh nhân tiểu đường. Hơn nữa, những người mắc bệnh tiểu đường còn giảm lượng Cholesterol.

Việc tăng tiêu thụ chất xơ cũng cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột và có khả năng cải thiện tình trạng kháng insulin.

  • Các loại chất béo chuyển hóa

Các loại chất béo chuyển hóa nhân tạo cực kì không tốt cho sức khỏe. Chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong các loại bơ thực vật, bơ đậu phộng, v.v… Hơn nữa, các nhà sản xuất thực phẩm thường bổ sung chúng vào các loại bánh quy giòn, bánh nướng xốp và các loại bánh khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng.

Mặc dù chất béo chuyển hóa không trực tiếp làm tăng lượng đường trong máu, nhưng chúng có thể làm tăng viêm nhiễm, kháng insulin và mỡ bụng, cũng như giảm mức Cholesteron HDL (tốt), suy giảm chức năng động mạch.

  • Các loại thực phẩm ăn nhẹ đóng gói

Các loại thực phẩm đóng gói sẵn như bánh quy cũng không thực sự phù hợp với người bệnh tiểu đường. Chúng thường được làm bởi bột mì tinh chế và cung cấp ít chất dinh dưỡng, mặc dù chúng có nhiều carbs tiêu hóa nhanh có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu.

Nếu như cảm thấy đói giữa các bữa ăn, bạn có thể ăn các loại hạt hoặc một vài loại rau ít carb.

  • Khoai tây chiên

Khoai tây chiên là một loại thực phẩm nên tránh xa, đặc biệt là khi bạn bị tiểu đường.

Bản thân khoai tây đã có hàm lượng carbs tương đối cao. Một củ khoai tây nhỡ chứa 34.8 gram carbs, 2.4 gram trong số đó là chất xơ. Khi chúng được gọt vỏ và chiên trong dầu thực vật, khoai tây có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn nhiều hơn.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc thường xuyên tiêu thụ khoai tây chiên và các loại chiên rán khác với bệnh tim và ung thư. Nếu bạn không muốn tránh hoàn toàn khoai tây, ăn một phần nhỏ khoai lang là lựa chọn tốt nhất của bạn.

3.   Một số loại thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn

Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt người tiểu đường nên ăn:

  • Rau lá xanh

Rau bina, cải xoăn, cải bắp, bông cải xanh, v.v. là nguồn cung cấp vitamin, kali, chất xơ tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường.

  • Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều hàm lượng chất xơ và các chất dinh dưỡng khác nhiều hơn so với các loại ngũ cốc trắng tinh chế. Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng chậm hơn, nhờ đó có thể giữ được lượng đường trong máu ổn định.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt có thể kể đến như gạo lức, quinoa, lúa mạch đen, bánh mì ngũ cốc, v.v.

  • Đậu

Đậu là nguồn protein từ thực vật nên được bổ sung, kết hợp trong các bữa ăn nhằm điều chỉnh lượng đường trong máu so với nhiều loại thực phẩm giàu tinh bột khác.

  • Các loại hạt

Các loại hạt như óc chó, macca, sachi, v.v. chứa các axit béo có lợi cho sức khỏe giúp tim khỏe mạnh, là lựa chọn tuyệt vời cho những bữa ăn nhẹ.

  • Các loại trái cây có múi

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại trái cây có múi như chanh, cam, bưởi, v.v. có tác dụng chống đái tháo đường. Chúng cung cấp nhiều vitamin C, folate và kali.

4.   Liên hệ IIMS Việt Nam – Khám chữa bệnh Nhật Bản

Nếu bạn có nhu cầu du lịch y tế, khám chữa bệnh tại Nhật Bản – một trong những nền y tế phát triển, tiên tiến nhất hiện nay, hãy liên hệ ngay với IIMS Việt Nam để được hỗ trợ một cách tốt nhất. Hiện tại, IIMS Việt Nam đang triển khai dịch vụ Ý KIẾN Y TẾ THỨ 2 với những ưu điểm vượt trội, giúp bệnh nhân tiếp cận và trao đổi với các chuyên gia y tế quốc tế hàng đầu tại Nhật Bản thông qua hình thức trực tuyến.

Xem thêm:

 

IIMS Việt Nam – Thành viên Tập đoàn IMS Nhật Bản – Một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản với 140 cơ sở y tế trên khắp cả nước.

Ngoài ra, bạn đọc có thể nhấn nút Quan tâm hoặc chat với Zalo IIMS Việt Nam để cập nhật thêm các thông tin hữu ích bằng cách quét mã code QR sau:

Tham khảo:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *