Cách phòng ngừa ung thư tái phát hiệu quả

Tin mới 07/07/2022 09:25:34. Views: 2,509.

Ngay cả khi đã và đang điều trị, bệnh nhân ung thư vẫn không khỏi lo lắng về trường hợp ung thư tái phát. Vậy làm thế nào để phòng ngừa ung thư tái phát hiệu quả? Cùng IIMS Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1.   Ung thư tái phát là gì?

Y học hiện đại ngày nay có thể can thiệp, giúp bệnh nhân điều trị ung thư bằng những phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, v.v. Tuy nhận được kết quả khả quan, nhiều bệnh nhân vẫn lo lắng, hoang mang về nguy cơ tái phát ung thư. Vậy ung thư tái phát là gì?

Ung thư tái phát là trường hợp ung thư xuất hiện trở lại sau một thời gian thuyên giảm. Mặc dù các bác sĩ đã nỗ lực hết sức để có thể loại bỏ ung thư hoàn toàn (triệt căn) nhưng một số tế bào vẫn có khả năng tồn tại và tăng sinh trở lại.

Những tế bào này có thể xuất hiện tại nơi phát hiện ra mầm mống ung thư trước đó hoặc ở một cơ quan khác của cơ thể. Những tế bào ung thư tái phát có thể không phát triển trong một thời gian, nhưng sau đó tiếp tục nhân lên không kiểm soát, dẫn đến sự xuất hiện trở lại của bệnh ung thư.

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được chẩn đoán mắc bệnh ung thư mới, hoàn toàn không liên quan đến căn bệnh ung thư trước đó. Hiện tượng này được gọi là ung thư nguyên phát thứ hai.

Khi bị tái phát ung thư, người ta sẽ gọi tên như ung thư nguyên phát. Chẳng hạn, nếu bạn bị ung thư vú, chúng tái phát ở gan thì vẫn được gọi là ung thư vú hay ung thư vú di căn (tức lan sang một bộ phận khác trong cơ thể).

2.   Các loại ung thư tái phát

Ung thư có thể tái phát ở tại vị trí ban đầu hoặc xuất hiện tại một cơ quan khác trên cơ thể bệnh nhân. Ung thư tái phát được chia thành 3 loại:

Tái phát cục bộ: Tế bào ác tính xuất hiện trở lại ngay tại vị trí đầu tiên phát hiện ung thư, chưa lan đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác của cơ thể.

Tái phát khu vực: Tế bào ung thư xuất hiện trong các hạch bạch huyết và các mô xung quanh nơi phát hiện ung thư ban đầu.

Tái phát xa: Ung thư di căn đến các cơ quan xa, gần như không liên quan đến vị trí đầu tiên xuất hiện.

cach phong ngua ung thu tai phat hieu qua 1

3.   Nguy cơ ung thư tái phát sau điều trị

Việc tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư trên thực tế là rất khó bởi những tế bào ác tính rất nhỏ, không thể phát hiện qua xét nghiệm và không thể tiêu diệt dù đã dùng phương pháp điều trị tích cực vẫn có thể tiến triển thành khối u.

Theo thông tin từ Gene Solutions – Viện Di truyền y học (TP. Hồ Chí Minh), ung thư là bệnh lý có diễn biến phức tạp với nguy cơ tát phát cao. Ngay cả khi được phẫu thuật, khả năng cao vẫn có một lượng các tế bào ung thư tồn tại và tạo thành các loại tái phát khác nhau.

Theo Trang Very Well Health, 30 – 55% người mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ sẽ tái phát. Với ung thư phổi tế bào nhỏ, tỉ lệ này cao hơn với 7/10 trường hợp tái phát trong vòng 1 – 2 năm sau phẫu thuật.

Ngoài ra, có một số loại ung thư cũng dễ tái phát như:

  • Ung thư buồng trứng
  • Ung thư đại trực tràng

4.   Tầm soát ung thư bằng xét nghiệm tiên tiến

Để tránh những cảm xúc tiêu cực như sang chấn, phẫn nộ, phiền muộn khi biết tin ung thư tái phát, người bệnh nên chuẩn bị sẵn tư tưởng để có thể đối đầu với căn bệnh bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu về bệnh lý, các thông tin liên quan đến sức khỏe cũng nên được quan tâm để có thể phòng ngừa và ngăn chặn bệnh một cách hiệu quả nhất.

Một trong những lí do Nhật Bản là một trong những quốc gia có được tỉ lệ sống sót 5 năm – 10 năm sau ung thư cao hàng đầu trên thế giới là nhờ việc thăm khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện bệnh sớm, nhờ đó, nâng cao tỉ lệ điều trị thành công và giảm thiểu được tối đa chi phí điều trị. Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân ung thư kết thúc điều trị vẫn cần đi khám sức khỏe định kì theo đúng lịch hẹn nhằm chẩn đoán, phát hiện sớm trường hợp ung thư tái phát, tránh nguy cơ ung thư di căn.

Một trong những phương pháp xét nghiệm ung thư tiên tiến nhất hiện nay là xét nghiệm gen ung thư CANTECT (Cancer Risk Detection – Phát hiện nguy cơ ung thư). Kết quả phân tích gen từ kĩ thuật này đánh giá tình trạng cơ thể, từ đó có thể phán đoán nguy cơ phát bệnh ung thư ở giai đoạn siêu sớm và nguy cơ tái phát ung thư. Nhờ đó, CANTECT được đánh giá là rất thích hợp cho người bệnh muốn đánh giá về nguy cơ tái phát, di căn của ung thư sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính.

Xét nghiệm CANTECT có ưu điểm vượt trội là có thể đánh giá nguy cơ ung thư ở giai đoạn mà các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh lâu nay không thể phát hiện được. Tuy nhiên, xét nghiệm này không mang tính chất thay thế chẩn đoán hình ảnh như PET, CT, MRI, X-quang, v.v. mà thực hiện với mục đích bổ sung.

cach phong ngua ung thu tai phat hieu qua

5.   Thay đổi thói quen sinh hoạt, lối sống

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư cũng có thể làm tăng tỉ lệ tái phát ung thư sau điều trị. Vì vậy, nên áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh như: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế các loại thịt chế biến sẵn (thịt dăm bông, thịt hun khói, xúc xích, giò chả), các thực phẩm làm từ gạo trắng và đường tinh chế.

  • Tránh xa thuốc lá và rượu, các chất có cồn
  • Giữ tinh thần lạc quan
  • Tập luyện thể dục thể thao, cải thiện thể lực, giúp giảm lo lắng, trầm cảm, cải thiện tâm trạng
  • Không thức khuya
  • Kiểm tra sức khỏe định kì

Nếu bạn hoặc gia đình có mong muốn kiểm tra sức khỏe định kì để đánh giá nguy cơ ung thư tái phát bằng xét nghiệm gen ung thư CANTECT tại Nhật Bản, xin vui lòng liên hệ với IIMS Việt Nam để được hỗ trợ tư vấn một cách tận tình nhất

Xem thêm:

IIMS Việt Nam – Thành viên Tập đoàn IMS Nhật Bản – Một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản với 134 bệnh viện, cơ sở y tế trên khắp cả nước.

Ngoài ra, bạn đọc có thể nhấn nút Quan tâm hoặc chat với Zalo IIMS Việt Nam để cập nhật thêm các thông tin hữu ích bằng cách quét mã code QR sau:

ZALO IIMS Vietnam

Tham khảo: Tuổi trẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *