Covid-19 ảnh hưởng như thế nào đến bệnh nhân ung thư?

Tin mới 10/06/2021 16:22:18. Views: 3,897.

COVID-19 (hay còn được biết đến là Coronavirus) là một bệnh về đường hô hấp do chủng virus (SARS-CoV-2) gây nên, lần đầu tiên được xác định từ ổ dịch Vũ Hán, Trung Quốc.

Bệnh có thể lây từ người sang người, qua dịch từ mũi hoặc miệng khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, hoặc do tiếp xúc vào bề mặt các vật dụng có chứa virus sau đó chạm vào mắt, mũi, miệng của họ.

Các triệu chứng của COVID-19 có thể từ nhẹ đến nặng, có thể bao gồm sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng, đau nhức, khó thở, tiêu chảy, v.v. Tuy nhiên, một số người bị nhiễm bệnh có thể không có biểu hiện triệu chứng.

Covid-19 có thể ảnh hưởng tới bệnh nhân ung thư như thế nào?

Trong cơ thể con người, hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Với những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu, nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn, bao gồm cả việc nhiễm virus Covid-19.

Các bệnh nhân ung thư đa phần thường có nguy cơ bị tổn thương hệ thống miễn dịch cao (cũng tùy thuộc vào các yếu tố khác như tuổi tác, loại ung thư mắc phải, bệnh lý kết hợp, phương pháp đã điều trị, v.v.). Trong thời gian đang được điều trị tích cực hoặc vừa kết thúc đợt điều trị phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, nguy cơ bị tổn thương miễn dịch thường cao nhất. Điều đó dẫn đến việc bệnh nhân ung thư có khả năng dễ nhiễm virus hoặc gặp các biến chứng nặng hơn khi gặp phải virus này.

Covid-19-anh-huong-nhu-the-nao-den-benh-nhan-ung-thu

Bệnh nhân ung thư có bị tăng nguy cơ biến chứng do Covid-19 không?

Các bệnh nhân có bệnh nền nói chung và các bệnh nhân ung thư đã, đang điều trị nói riêng có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cao hơn khi nhiễm COVID-19. Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí The Lancet Oncology, do Ủy ban sức khỏe quốc gia Trung Quốc thực hiện, phân tích số liệu từ 2007 bệnh nhân dương tính với Covid-19 và phải điều trị tại 575 bệnh viện, trong số đó có 18 bệnh nhân ung thư. Kết quả cho thấy nhóm bệnh nhân có tiền sử điều trị ung thư, đặc biệt nhóm bệnh nhân đang hoặc vừa mới điều trị bằng hóa chất/ phẫu thuật gặp biến cố lâm sàng nặng (chiếm tỉ lệ 39%), cao hơn nhiều so với bệnh nhân không ung thư (tỉ lệ 8%). Bên cạnh đó, thời gian trung bình dẫn đến tiến triển nặng ở nhóm bị ung thư (13 ngày) ngắn hơn nhiều so với nhóm không bị ung thư (43 ngày).

Dựa trên kết quả nghiên cứu đó, có thể đưa ra kết luận:

  • Các bệnh nhân bị ung thư nằm trong vùng đang có dịch COVID-19 bùng phát (nguy cơ lây nhiễm cao) nên hoãn điều trị hóa chất hoặc phẫu thuật thay thế (theo sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn).
  • Nhóm bệnh nhân ung thư và sau điều trị ung thư là các đối tượng nguy cơ cao, cần được bảo vệ, cách ly chặt chẽ hơn.
  • Khi bị nhiễm COVID-19, nhóm bệnh nhân ung thư phải điều trị tích cực, chuyên sâu hơn, đặc biệt là những bệnh nhân lớn tuổi hoặc mắc các bệnh mạn tính khác.

Bệnh nhân ung thư cần phải làm gì?

  • Thực hiện theo thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế
  • Giảm thiểu việc di chuyển giữa các bệnh viện khác nhau, thường xuyên cập nhật và làm theo hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y Tế ban hành
  • Chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất
  • Nếu có nhu cầu tư vấn về chẩn đoán, điều trị bệnh trong mùa dịch COVID-19, nên liên hệ trước với Bệnh viện/ Khoa để được đặt lịch hoặc hỗ trợ giải đáp thắc mắc, cập nhật tình hình hiện tại.
  • Tham khảo ý kiến y tế thứ 2 – tư vấn khám chữa bệnh từ xa.

Lợi ích của Ý kiến y tế thứ 2 đối với bệnh nhân ung thư

Dịch vụ ý kiến y tế thứ 2 là việc tham khảo thêm từ các chuyên gia y tế thuộc bệnh viện/ cơ sở y tế khác với nơi/ bác sĩ chẩn đoán ban đầu. Trong thực tế, trường hợp sai sót trong chẩn đoán ban đầu chiếm tỉ lệ không hề nhỏ. Việc tham vấn ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa tại Tập đoàn y tế IMS và các bệnh viện liên kết hàng đầu (*) tại Nhật Bản sẽ giúp người bệnh cảm thấy an tâm, tin tưởng hơn.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ ý kiến y tế thứ hai:

  • Bệnh nhân không phải lo lắng về khoảng cách địa lý hay việc di chuyển, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo dịch bệnh trong cộng đồng.
  • Bệnh nhân được đánh giá lại toàn bộ bệnh án và phương án điều trị (nếu có trước đây), giảm thiểu sai sót, rủi ro không đáng có.
  • Bệnh nhân được tham vấn ý kiến chuyên khoa từ những chuyên gia y tế hàng đầu Nhật Bản.
  • Bệnh nhân có thể tiếp cận với nền y tế vượt trội trên thế giới, tham thảo, tìm hiểu về những phương pháp điều trị tiên tiến nhất, tăng tỉ lệ thành công điều trị.
  • Bệnh nhân được hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc liên quan về tình trạng sức khỏe.
  • Bệnh nhân có thể tiết kiệm được công sức, chi phí, thời gian đáng kể.
  • Bệnh nhân được hỗ trợ tận tình bởi đội ngũ chăm sóc khách hàng của IIMS Việt Nam.

(*) Các bệnh viện liên kết: Bệnh viện Trung tâm Ung thư Quốc gia Higashi, Bệnh viện Ariake – Hiệp hội nghiên cứu ung thư, Trung tâm điều trị Ion nặng – Gunma, Bệnh viện đại học Keio, Bệnh viện Đại học và phúc lợi quốc tế MITA, v.v.

Sử dụng dịch vụ ý kiến y tế thứ 2, bệnh nhân ung thư chỉ cần chuẩn bị hồ sơ khám bệnh cùng các dữ liệu hình ảnh đã có, đội ngũ tư vấn của IIMS Việt Nam sẽ tư vấn và hỗ trợ các bước còn lại. Việc tư vấn từ các chuyên gia quốc tế có thể thực hiện thông qua hình thức Online hoặc nhân viên của IMS sẽ thay bạn đến trực tiếp bệnh viện để lắng nghe, trao đổi. Bệnh nhân hoàn toàn không phải lo lắng về việc di chuyển, tiếp xúc nơi đông người, hạn chế khả năng lây nhiễm COVID-19.

Mọi thắc mắc, bạn có thể liên hệ hotline để được IIMS Việt Nam hỗ trợ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *