Hướng dẫn đi khám chữa bệnh Nhật Bản

Tin mới 01/06/2020 17:04:59. Views: 5,826.

Khám chữa bệnh Nhật Bản hiện đang là xu hướng chăm sóc sức khỏe được nhiều người quan tâm hiện nay. Lý do vì sao? Quy trình đi khám chữa như thế nào? Những thông tin chi tiết dưới đây của IMS Việt Nam sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Khám chữa bệnh Nhật Bản

Khám chữa bệnh tại Nhật Bản hiện đang là xu hướng

1. Tại sao nên đi khám chữa bệnh Nhật Bản?

Việc khám chữa bệnh tại Nhật Bản đang ngày càng được nhiều người lựa chọn bởi:

  • Nền y tế được đánh giá cao trên thế giới: Chất lượng y tế ở Nhật Bản hiện được đánh giá cao, cạnh tranh với nền y tế Mỹ. Đặc biệt, trong việc điều trị ung thư, Nhật Bản thuộc top những quốc gia có khả năng điều trị hiệu quả nhất. Tỉ lệ sống của người bệnh sau 5 năm khi điều trị ung thư tại Nhật Bản lên tới 60%.
  • Hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt: Nhật Bản hiện có gần 9.000 bệnh viện đa khoa, 1.000 bệnh viện chuyên khoa phục vụ được hơn 1,5 triệu giường bệnh. Vì thế Nhật Bản có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu sang Nhật chữa bệnh của tất cả bệnh nhân.
  • Hệ thống bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế: Các cơ sở y tế tại Nhật đều được chú trọng đầu tư khang trang sạch sẽ, hệ thống thiết bị khám chữa bệnh đều đạt tiêu chuẩn quốc tế.
  • Chi phí hợp lý: Nếu so với các quốc gia có nền y tế tương đương như Mỹ, Châu u… thì chi phí khám chữa ở Nhật Bản thấp hơn 1/2 lần. Việc di chuyển tới Nhật Bản cũng giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí và thời gian.
Lý do nên đi khám chữa bệnh Nhật Bản

Nhật Bản có hệ thống bệnh viện đạt chuẩn quốc tế

So với Việt Nam, nền y tế Nhật Bản phát triển hơn, do đó sẽ có sự chăm sóc và điều trị bệnh tốt hơn, ít gặp tình trạng quá tải. Vì thế nếu có điều kiện kinh tế, bạn cũng có thể lựa chọn tới khám chữa bệnh ở Nhật Bản.

2. Các hình thức để đi khám và điều trị bệnh tại Nhật Bản

2.1. Tự túc

Việc sang khám và chữa bệnh ở Nhật Bản bằng hình thức tự túc sẽ khá khó khăn, bạn sẽ phải chuẩn bị rất nhiều thứ và cần nắm rõ:

2.1.1. Tự túc xin Visa y tế Nhật Bản

Theo quy định, cá nhân muốn xin visa y tế Nhật Bản để đi Nhật chữa bệnh thì cần có giấy chứng nhận bảo lãnh từ cơ quan bảo lãnh chỉ định (công ty điều phối y tế, công ty du lịch…) kèm theo các giấy tờ cần thiết như hộ chiếu, ảnh, tờ khai…
Vì thế, có thể nói việc tự xin visa y tế Nhật Bản là tương đối khó.

Tự túc xin visa y tế Nhật Bản

Thực tế thì việc xin visa đi Nhật đã khó, tự xin visa y tế Nhật Bản còn khó hơn

2.1.2. Chuẩn bị vé máy bay

Hiện có khá nhiều hãng hàng không khai thác đường bay Việt Nam – Nhật Bản như: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Japan Airlines, ANA, American Airlines, Thai Airways…

Bạn có thể chọn hình thức:

  • Bay thẳng: Thời gian bay khoảng 5 tiếng, chi phí cao, khoảng 10 – 15 triệu đồng.
  • Bay nối tuyến (bay trung chuyển): Tức là đi từ Việt Nam thì bạn sẽ nối tuyến tại một đất nước khác trước khi đến Nhật Bản. Thời gian bay sẽ dài hơn mất khoảng 10 – 16 tiếng, tuy nhiên chi phí thấp hơn, chỉ khoảng 6 – 10 triệu đồng.
Chuẩn bị vé máy bay

Lưu ý để mua được vé máy bay giá rẻ, bạn nên chú ý săn vé ưu đãi vào các ngày lễ lớn trong năm như tết Dương, Tết âm lịch, 8/3, tháng 4, tháng 9…

2.1.3. Tìm hiểu kỹ về nơi ở

Hiện ở Nhật Bản thì bạn có thể lựa chọn nghỉ tại các khách sạn hiện đại thông thường hoặc thử qua đêm ở các Ryokan hoặc gọi là Lữ quán (nhà nghỉ kiểu truyền thống Nhật Bản).

Hầu hết các khách sạn và Lữ quán đều rất sạch sẽ, ngăn nắp cũng như đầy đủ dụng cụ cần thiết. Trong khách sạn cũng có wifi. Điều hơn nữa có thể bạn sẽ thấy lạ, các căn phòng của khách sạn hoặc Lữ quán chỉ rộng khoảng 7m2 – 9m2. (theo báo Adventure Japan).

Để đặt phòng tại Nhật Bản, bạn có thể chọn các trang web đặt phòng trực tuyến như: agoda, booking.com, trivago…

2.1.4. Giấy tờ cần mang theo

Một số giấy tờ bạn cần mang theo khi khám chữa bệnh Nhật Bản là:

  • Giấy tờ chứng minh nhân thân: hộ chiếu, chứng minh thư nhân dân,…
  • Những giấy tờ liên quan đến thông tin khám bệnh từ các bệnh viện khác như: chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, các chỉ định điều trị, đơn thuốc đang sử dụng…

2.1.5. Phiên dịch viên

Trong quá trình khám và điều trị bệnh tại Nhật, bạn sẽ cần sự hỗ trợ của phiên dịch viên y tế. Họ sẽ giúp bạn thông báo tình hình sức khỏe tới bác sĩ và ngược lại thông báo kết quả khám bệnh cho bạn.

Hiện mức giá phiên dịch viên y tế trong 8h khoảng 50.000 – 80.000 Yên tùy vào từng thời điểm, bạn có thể liên hệ với các hội nhóm phiên dịch tại Nhật Bản để nhờ hỗ trợ. Tuy nhiên, nhớ lưu ý một số bệnh viện/cơ sở y tế sẽ yêu cầu phiên dịch phải là phiên dịch viên y tế chứ không phải phiên dịch thông thường.

Tìm kiếm phiên dịch viên tiếng Nhật

Tìm kiếm phiên dịch viên tiếng Nhật để quá trình khám chữa bệnh Nhật Bản được thuận lợi nhất

2.1.6. Internet

Ở Nhật, sử dụng wifi miễn phí không dễ dàng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng wifi trong khách sạn, nhà hàng hay cửa hàng tiện lợi. Một số trường hợp bạn cần phải đăng ký hội viên.

Nhật Bản cũng có hệ thống wifi toàn quốc. Để tìm kiếm và truy cập miễn phí, bạn có thể tải ứng dụng dành cho khách du lịch nước ngoài trên Smartphone.

Tham khảo sử dụng ứng dụng tại website: https://japanfreewifi.com/ja/

Tóm lại, bạn hoàn toàn có thể tự túc sang điều trị bệnh tại Nhật Bản nhưng sẽ nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc tự túc này chỉ phù hợp với những người: đã từng có thời gian sinh sống, làm việc tại Nhật Bản, có người thân tại Nhật, hoặc đã từng đi khám chữa tại Nhật,….

2.2. Khám chữa bệnh Nhật Bản thông qua đơn vị bảo lãnh

Việc tự túc sang Nhật Bản khám chữa bệnh có thể sẽ không đem lại kết quả như mong muốn vì mất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc.

Vì vậy, bạn nên sử dụng các dịch vụ hỗ trợ y tế thông qua đơn vị bảo lãnh uy tín để việc khám chữa bệnh tại Nhật Bản đạt hiệu quả tốt nhất.

Dịch vụ này phù hợp với:

  • Những người muốn tiếp cận nền y học tiên tiến của Nhật Bản, muốn nâng cao khả năng điều trị bệnh nhờ khoa học kỹ thuật hiện đại.
  • Những người muốn khám và điều trị bệnh tại Nhật nhưng chưa từng có kinh nghiệm, không nắm rõ trình tự thủ tục, có khả năng tài chính
  • Những người muốn kết hợp khám và điều trị bệnh với du lịch Nhật Bản…

Nếu bạn chưa biết lựa chọn dịch vụ khám, điều trị bệnh của đơn vị nào thì hãy tin tưởng IMS Việt Nam – công ty đầu tiên tại nước ta cung cấp dịch vụ y tế Nhật Bản.

Sử dụng dịch vụ IMS Việt Nam đi khám chữa bệnh tại Nhật Bản

Tập đoàn IMS Nhật Bản sở hữu hơn 140 bệnh viện và cơ sở y tế trên toàn nước Nhật

Đến với IMS Việt Nam người bệnh sẽ được cung cấp các gói khám bệnh tại Nhât Bản phù hợp, hỗ trợ tận tình trong việc xin visa y tế, các giấy tờ hành chính, phiên dịch viên đi kèm, đưa đón tại sân bay,… nhờ vậy người bệnh có thể chuyên tâm khám chữa.

Để được tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ khám chữa bệnh Nhật Bản, bạn có thể liên hệ với IMS Việt Nam qua:

  • Địa chỉ: 11-01, tầng 11, tòa nhà Prime Centre, số 53 Quang Trung, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
  • Hotline: 024 3944 0914
  • Email: info@iims-vnm.com
  • Trang web chính thức: https://iims-vnm.com/

3. Quy trình đăng ký và khám bệnh ở Nhật

Quy trình đăng ký và khám chữa bệnh Nhật Bản được áp dụng cho cả 2 hình thức tự túc và đi dịch vụ, bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Lựa chọn bệnh viện và gói khám chữa bệnh

Tùy nhu cầu khám, điều trị bệnh và tình trạng sức khỏe cụ thể mà bạn lựa chọn bệnh viện và gói khám sức khỏe phù hợp nhất.

Bước 2: Đặt lịch đi khám bệnh ở Nhật

Trước tiên bạn cần liên hệ với bệnh viện, nếu được đồng ý tiếp nhận thì hãy thống nhất thời gian, lịch khám phù hợp với bệnh viện. Nếu bạn sử dụng gói dịch vụ của các đơn vị bảo lãnh thì bước đặt lịch này họ sẽ thực hiện, sau đó thông báo thời gian với bạn.

Bước 3: Xin visa y tế

Bệnh nhân chủ động xin visa y tế hoặc sử dụng dịch vụ hỗ trợ của đơn vị bảo lãnh để có tỷ lệ thành công cao hơn.

Bước 4: Đặt vé máy bay, khách sạn

Khi đã xin được visa y tế, bệnh nhân chủ động đặt vé máy bay, khách sạn, nhà nghỉ trên các ứng dụng như: Traveloka, Agoda…

Bước 5: Tiến hành khám và điều trị bệnh tại Nhật Bản

Bạn đến theo lịch hẹn đi khám ở Nhật Bản và tuân thủ theo quy định cả bệnh viện và lời khuyên của bác sĩ.

Bước 6: Nhận kết quả

Tùy theo tình trạng cụ thể mà người bệnh có thể nhận kết quả ngay hoặc sau thời gian được hẹn trước.

Quy trình khám bệnh tại Nhật Bản

Quy trình 6 bước khám chữa bệnh tại Nhật Bản

Sau khi khám bệnh bên Nhật:

  • Sau quá trình khám bệnh Nhật Bản, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc và hẹn lịch tái khám (nếu có). Người bệnh cần theo dõi thêm tại nhà và nắm những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm đã được Bác sĩ lưu ý, căn dặn. Nếu thấy bất thường, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và có sự can thiệp xử trí kịp thời.
  • Người bệnh cũng cần tuân thủ lịch tái khám của Bác sĩ nếu có.

4. Địa điểm khám bệnh uy tín tại Nhật

Một số bệnh viện, địa điểm khám chữa bệnh Nhật Bản uy tín mà người bệnh có thể tham khảo là:

4.1. Bệnh viện Yamato

Trung tâm tiết niệu, bệnh viện Yamato Nhật Bản là trung tâm chuyên khoa tiết niệu. Bệnh viện đứng số 1 về số ca phẫu thuật tại Nhật Bản. Số bệnh nhân điều trị hệ thận, tiết niệu nhiều Nhất Tokyo với hơn 160 ca/tháng. Tán sỏi thận qua da: 89 ca/năm.

  • Địa chỉ: 173-0001, Tokyo-to, Itabashi-ku, Honcho 36-3
  • Điện thoại: 03-5943-2411
  • Website: http://www.ims.gr.jp/yamato

4.2. Bệnh viện ngoại khoa thần kinh não Yokohama Shintoshi

Bệnh viện chuyên khoa thần kinh não Yokohama Shintoshi là bệnh viện hàng đầu của Nhật chuyên điều trị các bệnh về thần kinh, não khoa. Về bệnh phình mạch máu não chưa vỡ, bệnh viện đứng thứ 2 về thời gian nằm viện ngắn, thứ 3 về số bệnh nhân điều trị. Bệnh viện đứng đầu về việc điều trị các bệnh: phình động mạch não, điều trị nhồi máu não, số bệnh nhân nhập viện do xuất huyết não.

  • Địa chỉ: 433 Edacho, Aoba Ward, Yokohama, Kanagawa 225-0013, Nhật Bản
  • Điện thoại: +81 45-911-2011
  • Website: http://www.yokohama-shitoshi.jp
Bệnh viện ngoại khoa thần kinh não Yokohama Shintoshi

Bệnh viện chuyên khoa thần kinh não hàng đầu Nhật Bản

4.3. Phòng khám Ikebukuro Royal Clinic

Phòng khám cung cấp các gói khám cao cấp và chuyên sâu. Sử dụng các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán ung thư tiên tiến nhất hiện nay. Ưu điểm của Ikebukuro Royal Clinic là trang thiết bị máy móc hiện đại, phân chia khu vực nam nữ riêng biệt, khu vực phòng VIP có nhân viên phục vụ riêng.

  • Địa chỉ: 1 Chome-21-11 Higashiikebukuro, Toshima City, Tokyo 170-0013, Nhật Bản
  • Số điện thoại: +81 3-3989-1112
  • Website: https://www.ims.gr.jp/ikebukuro/

4.4. Bệnh viện Đa khoa IMS Tokyo Katsushika

Bệnh viện có đa dạng các Khoa phòng khám với đầy đủ trang thiết bị hiện đại: Phòng chụp CT, phòng mổ Hybrid công nghệ cao, chạy thận nhân tạo,… Bệnh viện là cơ sở hàng đầu về chuyên khoa tim mạch. Bệnh viện cung cấp các dịch vụ y tế khẩn cấp, phẫu thuật khẩn cấp, chăm sóc y tế khu vực.

  • Địa chỉ: 4 Chome-18-1 Nishishinkoiwa, Katsushika City, Tokyo 124-0025, Nhật Bản
  • Số điện thoại: +81 3-5670-9901
  • Website: https://ims.gr.jp/tokyo-katsushika/

4.5. Bệnh viện Kobe Kaisei

Là bệnh viện đa khoa chuyên về phẫu thuật chỉnh hình, xương khớp, trường âm khớp xương nhân tạo, nhãn khoa, trung tâm mắt.

  • Địa chỉ: 657-0068, Kobe – Shi, Nada – Ku, Shinoharakita – Cho, 3 Chime, 11-15
  • Điện thoại: 078-871-5201
  • Trang web: https://www.kobe-kaisei.org/en/
Bệnh viện Kobe Kaisei

Bệnh viện Kobe Kaisei chuyên về phẫu thuật chỉnh hình, xương khớp

4.6. Trung tâm điều trị ung thư Phòng khám Premiere

Đây là nơi tập hợp các bác sĩ có chuyên môn sâu trong việc điều trị ung thư cũng như liên tục cập nhật các ứng dụng mới nhất về tế bào miễn dịch. Phòng khám hiện có trụ sở tại các thành phố lớn như Tokyo, Osaka và Kyoto.

  • Địa chỉ: 102-0074, Tokyo-To, Chiyoda-Ku, Kudanminami, 3-2-12, Tòa nhà Hermitage Tower.
  • Điện thoại: 078-871-5201

5. Lưu ý khi khám, điều trị bệnh tại Nhật Bản

Khám và điều trị bệnh tại Nhật Bản, bạn cần lưu ý:

  • Bệnh nhân cần chủ động đến khám và điều trị bệnh đúng giờ theo lịch hẹn. Bởi nếu bệnh nhân đến trễ giờ thì có thể gây nhiều khó khăn hơn như: Cơ sở y tế sẽ phải thay đổi lịch khám, thời gian khám kéo dài hơn dự kiến, bệnh nhân sẽ mất thêm chi phí phiên dịch y tế…
  • Khi đi khám bệnh tại Nhật lần đầu, hãy nhờ phiên dịch nói với lễ tân bệnh viện rằng bạn mới đến khám lần đầu tiên để được hướng dẫn chi tiết hơn.
  • Khi mua thuốc tại Nhật Bản, bạn lưu ý đơn thuốc chỉ có thể sử dụng 1 lần và hiệu lực trong 1 tuần. Các đơn thuốc quá 1 tuần sẽ không được nhà thuốc tiếp nhận.

Những thông tin về khám chữa bệnh Nhật Bản trên đây hy vọng đã giúp bạn có thêm những tham khảo hữu ích. Khám và điều trị bệnh tại các bệnh viện uy tín của Nhật Bản sẽ giúp tăng khả năng chữa trị thành công đáng kể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *