Liệu pháp tế bào thụ thể kháng nguyên dạng khảm (CAR-T) là một trong những loại tế bào miễn dịch được chỉnh sửa để nhắm tới những protein nhất định.
Liệu pháp tế bào CAR T liên quan đến việc “lập trình lại” những tế bào miễn dịch riêng của từng người để chống lại ung thư máu. Hiện nay, các liệu pháp CAR T được phê duyệt đã được thiết kế để tấn công những protein được tìm thấy ở những tế bào ung thư.
Hiện nay, nghiên cứu giai đoạn lâm sàng từ các nhà nghiên cứu tại trường Y dược Perelman tại Đại học Pennsylvania gợi ý rằng liệu pháp CAR T có thể sẽ giúp cải thiện kết quả của phương pháp điều trị phẫu thuật cho những khối u rắn.
Trong một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Science Advances, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng trong hầu hết các trường hợp, tế bào CAR T phá hủy hiệu quả những tế bào ung thư còn sót lại, giúp chuột có thể sống sót trong khi những con còn lại có thể sẽ tử vong bởi khối u tái phát.
Liệu pháp này liên quan đến việc lấy tế bào T từ máu của người bệnh, chỉnh sửa chúng trong phòng thí nghiệm và sau đó đưa chúng trở lại cơ thể người bệnh như một loại thuốc.
Hiện tại, có 6 liệu pháp tế bào CAR T đã được phê duyệt và nhắm vào những loại ung thư máu khác nhau, tiếp thêm hi vọng cho những người không còn khả năng điều trị bởi các phương thức điều trị ung thư truyền thống.
Phẫu thuật có thể là một phương thức hiệu quả cho những khối u rắn và chưa lan rộng. Tuy nhiên, sẽ rất khó khăn để bác sĩ phẫu thuật có thể xác định điểm ranh giới giữa tế bào ác và tế bào thường.
Kết quả là nhiều loại ung thư có thể tái phát sau phẫu thuật bởi còn sót lại những tế bào khối u.
Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm một phương thức tiếp cận mới để loại bỏ những tế bào khối u còn sót lại.
Nhắm mục tiêu các khối u rắn bằng các phương pháp điều trị CAR T đã chứng minh rằng có nhiều thách thức, một phần bởi kích thước của những khối u và cách thức mà chúng tự bảo vệ khỏi hệ thống miễn dịch.
Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã thử nghiệm trên chuột bị ung thư não đã tiết lộ những tế bào CAR-T có thể hiệu quả trong việc loại bỏ bất kì tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã áp dụng kĩ thuật tương tự cho hai loại ung thư khác khó điều trị: ung thư vú thể ba âm tính (không có 3 dấu ấn của ung thư vú) và ung thư biểu mô ống tụy ở người (dạng ung thư tuyến tụy phổ biến nhất).
Tiến sĩ Michael Hurwitz, một bác sĩ ung thư tại Trung tâm Ung thư Yale và phó giáo sư nội khoa tại Trường Y Yale ở Connecticut chia sẻ: “Đây là một nghiên cứu thực sự thú vị về phương thức mới ngăn ngừa ung thư tái phát sau khi được loại bỏ bằng phẫu thuật. Ý tưởng là truyền các tế bào miễn dịch đã được thiết kế để nhận ra một protein trên bề mặt tế bào ung thư và tiêu diệt chúng để không còn sót lại tế bào ác tính nào sau phẫu thuật”.
Các nhà nghiên cứu đã cấy khối u vào chuột, sản xuất ra một loại protein gọi là mesothelin. Sau đó, họ đã loại bỏ các khối u nhưng không hoàn toàn và cấy các tế bào CAR-T nhận diện ra mesothelin ở một số con chuột và tế bào CAR-T nhận diện một loại protein khác ở những con chuột khác. Kết quả cho thấy những con chuột được cấy tế bào CAR-T chống mesothelin đã được chữa khỏi, trong khi những con khác thì không, chứng tỏ những tế bào được cấy vào có khả năng tiêu diệt những tế bào ác còn sót lại bằng cách nhận diện khối u.
Tiến sĩ Hurwitz giải thích rằng “điều này chỉ hoạt động tốt khi các tế bào CAR-T được cấy vào một thứ gọi là keo fibrin, giữ các tế bào tại vị trí loại bỏ khối u (để chúng không khuếch tán đi).”
Tiến sĩ Parvin Peddi, một bác sĩ ung thư y khoa và phó giáo sư ung thư nội khoa tại Viện Ung thư Saint John ở California chia sẻ rằng: “mặc dù đây mới chỉ là nghiên cứu ban đầu ở chuột, nhưng rất đáng khích lệ”.
“Liệu pháp CAR T là một hình thức của liệu pháp miễn dịch. Nó đã được chấp thuận cho một số bệnh nhân ung thư hạch và bệnh bạch cầu, nhưng nó vẫn chưa được thử nghiệm cho những bệnh nhân có khối u dạng rắn như ung thư vú hoặc ung thư tuyến tụy. Liệu pháp này có thể độc hại và đòi hỏi phải theo dõi cẩn thận, thường là trong môi trường bệnh viện.
“Điều đó có nghĩa là nghiên cứu thực sự cho thấy rằng về lý thuyết, một số loại phương pháp điều trị nhất định có khả thi”, ông giải thích. “Phát triển công nghệ này có thể dẫn đến các phương pháp điều trị một ngày nào đó sẽ làm cho khả năng chữa khỏi bệnh ung thư của mọi người bằng phẫu thuật cao hơn nhiều.”
Saul Priceman, Tiến sĩ, phó giáo sư tại The City of Hope, đã từng chia sẻ rằng: “Chúng tôi biết trong nhiều trường hợp, phẫu thuật không mang lại phản ứng chữa bệnh lâu dài ở những bệnh nhân mắc bệnh cục bộ nhưng tiến triển. Nghiên cứu này mở rộng tiềm năng cho các liệu pháp tế bào CAR T sử dụng gel fibrin trong việc nhắm mục tiêu bệnh cục bộ kết hợp với các lựa chọn điều trị ung thư nguyên phát bao gồm phẫu thuật để có kết quả lâu dài hơn.”
Nghiên cứu này tiếp tục xác nhận các tế bào CAR T có tiềm năng được đẩy lên điều trị tuyến đầu cho các bệnh giai đoạn đầu có tỉ lệ tái phát cao sau điều trị ban đầu (phẫu thuật), bao gồm ung thư đầu và cổ, tuyến tiền liệt, vú, tuyến tụy và buồng trứng.
Ông Priceman giải thích: “Nghiên cứu cũng có khả năng giải quyết những hạn chế của tế bào CAR T về độc tính trên mục tiêu và ngoài khối u với việc phân phối tế bào cục bộ bằng gel fibrin, do đó bệnh nhân có thể cải thiện hồ sơ an toàn với phương pháp điều trị này với các phản ứng điều trị nâng cao”.
Kết quả đầy hứa hẹn của nghiên cứu này đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Perelman lên kế hoạch thử nghiệm lâm sàng cho những người bị ung thư vú tiến triển cục bộ.
Nguồn: Medical News Today
Không chỉ có thế mạnh về dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế tại Nhật Bản còn đạt nhiều thành tích trong điều trị ung thư với những phương pháp tiên tiến nhất hiện nay như xạ trị ion nặng, liệu pháp proton, liệu pháp miễn dịch, v.v.
Người bệnh và gia đình hoàn toàn có thể yên tâm bởi:
Thông tin liên hệ Công ty TNHH Hỗ trợ y tế quốc tế IMS Việt Nam
Ngoài ra, bạn đọc có thể nhấn nút Quan tâm hoặc chat với Zalo IIMS Việt Nam để cập nhật thêm các thông tin hữu ích bằng cách quét mã code QR sau: