Tầm soát ung thư phụ khoa

Tin mới 27/04/2020 13:34:11. Views: 4,977.

Tầm soát ung thư phụ khoa được xem là chìa khóa vàng để chị em có thể chủ động bảo vệ tốt nhất sức khỏe của mình. Vậy khi nào nên đi khám, đối tượng nào nên chú ý, phụ nữ nên tầm soát ung thư gì? Thông tin chi tiết sẽ được gửi tới các bạn ngay sau đây.

Tỷ lệ tử vong khi mắc ung thư phụ khoa cao

Nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong của ung thư phụ khoa cao là do phần lớn phụ nữ cảm thấy xấu hổ khi nhắc đến bệnh và không thăm khám kịp thời

1. 5 loại ung thư phụ khoa NÊN thực hiện tầm soát sớm

Ung thư phụ khoa là chỉ chung các bệnh ung thư xuất hiện bên trong cơ quan sinh sản của nữ giới. Trong đó phổ biến nhất là 5 loại ung thư sau:

1.1. Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính xuất hiện khi các tế bào ở phần dưới của tử cung phát triển quá mức, tạo ra các khối u trong cổ tử cung. Bệnh thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi 30 trở đi và hàng năm có khoảng 4.100 ca mắc mới tại Việt Nam.

Nguyên nhân tiên phát của bệnh là do vi khuẩn HPV (chủng HPV 16 và HPV 18). Phụ nữ sinh con quá sớm (dưới 17 tuổi) và sinh đẻ nhiều lần (3 lần trở lên) cũng có nguy cơ mắc bệnh cao gấp hai lần phụ nữ thông thường.

Bệnh ung thư cổ tử cung

Trong các loại ung thư nữ giới thường mắc phải, ung thư cổ tử cung xếp thứ 2 về cả tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong

1.2. Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là việc khối u xuất hiện buồng trứng do sự phát triển bất thường của các tế bào. Số người mắc ung thư buồng trứng không nhiều, nhưng tỷ lệ tử vong lại cao do bệnh tiến triển âm thầm, không có dấu hiệu rõ ràng để nhận biết.

Bệnh thường xảy ra với phụ nữ có độ tuổi trên 55, người chưa từng mang thai, vô sinh hoặc người có tiền sử gia đình có người mắc loại ung thư này.

Khám ung thư buồng trứng như thế nào cho đúng?

Bệnh ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng có thể xảy ra ở một hoặc cả hai buồng trứng

1.3. Ung thư dạ con (ung thư tử cung hoặc ung thư nội mạc tử cung)

Ung thư tử cung là loại ung thư xuất hiện tại tử cung, đây là bộ phận có hình quả lê bên trong khung chậu của nữ giới, cũng chính là nơi nuôi dưỡng bào thai.

Tại Việt Nam, loại ung thư này thường xảy ra ở người mãn kinh, trong độ tuổi từ 55 – 65 (chiếm tới 85% ca bệnh). Biểu hiện của ung thư dạ con khá rõ ràng, ngay giai đoạn đầu đã xuất hiện chảy máu bất thường nên khả năng phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời là khá cao.

Bệnh ung thư dạ con

Triệu chứng chảy máu bất thường là dấu hiệu đắt giá để phát hiện sớm ung thư dạ con ở những người đã mãn kinh

1.4. Ung thư âm hộ

Ung thư âm hộ là loại ung thư xuất hiện ở khu vực bề mặt ngoài của cơ quan sinh dục nữ (là vùng da bao quanh niệu đạo và âm hộ). Đây là loại ung thư khá hiếm gặp trong các loại ung thư phụ khoa

Bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi, độ tuổi trung bình các ca mắc loại ung thư này là 65 tuổi. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là: Người bị nhiễm HPV, người nghiện thuốc lá, có tiền sử mắc bệnh tiền ung thư…

Bệnh ung thư âm hộ

Đau tức vùng bụng dưới rốn liên tục kéo dài có thể là dấu hiệu của ung thư âm hộ. Bạn nên đi tầm soát ung thư phụ khoa ngay.

1.5. Ung thư âm đạo

Ung thư âm đạo là bệnh lý xuất phát từ các tế bào ở trong khoang âm đạo hình ống rỗng, hay chính là ống dẫn sinh.

Đây là loại ung thư khá hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 3 – 5% trong tổng các ca mắc ung thư phụ khoa. Phần lớn xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi, sau mãn kinh và rất ít gặp ở phụ nữ dưới 40 tuổi.

Bệnh thường gặp hơn ở những người: quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều người, nghiện thuốc lá hoặc tiền sử gia đình có người mắc loại bệnh này.

Bệnh ung thư âm đạo

Vị trí của âm đạo

2. 10 dấu hiệu CẢNH BÁO bạn nên tầm soát ung thư phụ khoa

Với mỗi loại ung thư phụ khoa sẽ có các dấu hiệu riêng biệt khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đều sẽ có các triệu chứng sau cảnh báo bất thường:

  • Tiết dịch âm đạo nhiều bất thường dù không phải trước và sau kỳ kinh nguyệt.
  • Dịch âm đạo có màu lạ như màu nâu vàng, nâu đỏ, nâu sậm,… đi kèm mùi hôi khó chịu.
  • Ngứa, rát vùng kín trong thời gian dài.
  • Buồn tiểu nhiều, khó tiểu, bị đau rát khi đi tiểu cũng là dấu hiệu bất thường.
  • Sưng âm đạo, bề mặt âm đạo có sự thay đổi màu sắc, xuất hiện mụn cóc, loét…
  • Chảy máu âm đạo, máu chảy nhiều trong khi quan hệ tình dục, giữa chu kỳ kinh nguyệt đều là các dấu hiệu bất thường.
  • Đau bụng dưới rốn kèm theo tình trạng buồn nôn, khó chịu. Đau âm ỉ kéo dài nhiều ngày liên hoặc các cơn đau dữ dội ngắt quãng.
  • Đau lưng trên 4 tuần không rõ nguyên nhân cũng là dấu hiệu bất thường.
  • Chướng bụng, đầy hơi kéo dài liên tục và không thuyên giảm.
  • Ngoài ra chán ăn, thay đổi khẩu vị thất thường, cơ thể mệt mỏi và uể oải kéo dài cũng là dấu hiệu của bệnh.
Đau thắt lưng là dấu hiệu bạn nên tầm soát ung thư phụ khoa

Đau thắt lưng thường xuyên cũng là dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa

3. 3 nhóm đối tượng nên tầm soát ung thư phụ khoa Sớm và Định Kỳ

Dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ rõ nguyên nhân gây ra các loại ung thư phụ khoa. Tuy nhiên, những nhóm đối tượng sau được chứng minh là có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác, vì thế cần chú ý thực hiện tầm soát định kỳ:

  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh: Phụ nữ có người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư phụ khoa như bà, mẹ, chị, em,… sẽ có nguy cơ cao hơn rất nhiều.
  • Mắc các bệnh về phụ khoa đã điều trị trong thời gian dài, dù khỏi hoặc không. Đây là những đối tượng đã có ảnh hưởng đến các cơ quan phụ khoa nên nguy cơ mắc cao hơn.
  • Xuất hiện các dấu hiệu trên trong 1 thời gian dài cho thấy nguy cơ mắc ung thư phụ khoa cao.

Ngoài ra, với mỗi loại ung thư phụ khoa khác nhau sẽ có các nhóm đối tượng có nguy cơ cao khác nhau. Vì thế bạn nên tìm hiểu kỹ hơn để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

3 nhóm đối tượng nên đi tầm soát ung thư phụ khoa

Việc điều trị bệnh phụ khoa trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư phụ khoa hơn

4. Quy trình và phương pháp tầm soát ung thư cho phụ nữ

Bước 1: Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng bằng cách thu thập triệu chứng bất thường, tình trạng cơ thể, tiền sử bệnh lý của cá nhân và gia đình… Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra nhận định ban đầu.

Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu

Tùy thuộc vào từng trường hợp, nghi ngờ từng loại ung thư phụ khoa mà các bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định thực hiện các xét nghiệm phù hợp.

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung:

Tiến hành thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu sau:

  • Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear): Với phương pháp này tế bào mẫu sẽ được nhuộm màu và soi dưới kính hiển vi. Nếu thấy có xuất hiện các tế bào rỗng cho thấy bệnh nhân đã nhiễm vi rút HPV.
  • Xét nghiệm Cobas test: Là dạng xét nghiệm HPV DNA liên tiếp. Tế bào mẫu sẽ được tiến hành phân tích với quy trình tự động để phát hiện virus HPV. Phương pháp này có thể xác định 12 chủng HPV nguy cơ cao.
  • Sinh thiết: Sinh thiết là xét nghiệm lấy mẫu mô tử cung để kiểm tra tình trạng bất thường, xác định xem tế bào tại khu vực đó có phải ung thư hay không.
  • Soi cổ tử cung: Bác sĩ sẽ sử dụng máy soi âm đạo để quan sát vùng cổ tử cung. Hình ảnh truyền về máy soi được phóng đại để giúp bác sĩ tìm ra những điểm bất thường mà mắt thường không thấy được.
Tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp sử dụng máy soi

Sử dụng máy để soi cổ tử cung một cách hiệu quả

Xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng

  • Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm CA-125: Ngưỡng CA-125 bình thường là 35 U/ml. Bệnh nhân ung thư buồng trứng có CA-125 cao hơn mức này.
  • Siêu âm: Phương pháp này có thể giúp xem xét và đánh giá tình trạng buồng trứng và các vùng lân cận giúp phát hiện ra khối u, u nang hoặc dấu hiệu bất thường.
  • Sinh thiết : Bác sĩ sẽ lấy mẫu mô, sau đó kiểm tra dưới kính hiển vi để chẩn đoán có phải ung thư buồng trứng hay không.
  • Chụp cắt lớp vi tính CT, MRI, chụp X-quang: Các phương pháp này đều cho ra hình ảnh để bác sĩ xem xét và đánh giá mức độ di căn sang các khu vực lân cận.
Siêu âm tầm soát ung thư buồng trứng

Siêu âm để phát hiện các tổn thương nếu có

Xem thêm: 4 phương pháp và chi phí Tầm Soát Ung Thư Buồng Trứng

Xét nghiệm tầm soát ung thư dạ con (ung thư tử cung/ung thư nội mạc tử cung)

  • Siêu âm qua đường âm đạo: Mục đích là để quan sát toàn bộ hình dáng, kích thước của tử cung và nội mạc tử cung. Từ đó phát hiện các bất thường và đánh giá mức độ bệnh.
  • Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm CA-125: Ngưỡng CA-125 bình thường là 35 U/ml. Bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung có thể sẽ có CA-125 cao hơn mức này.
  • Sinh thiết: Trong trường hợp nghi ngờ ung thư, bác sĩ sẽ lấy tế bào mẫu tại vị trí tổn thương và kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định chính xác xem có phải ung thư hay không.
  • Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định thực hiện chụp CT, PET, MRI… để kiểm tra và phát hiện tình trạng di căn, lan rộng nếu cần thiết.
Xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ con

Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm CA-125 tìm dấu ấn của ung thư nội mạc tử cung

Xét nghiệm tầm soát ung thư âm hộ

Để chẩn đoán chính xác được bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện:

  • Soi âm hộ: Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ phóng đại để soi cổ tử cung, kiểm tra tình trạng âm hộ và đưa ra nhận xét cụ thể.
  • Sinh thiết: Trong trường hợp phát hiện tổn thương bất thường, bác sĩ sẽ lấy tế bào tại khu vực đó và kiểm tra xem chúng có phải là tế bào ung thư ác tính hay không.
  • Xét nghiệm hình ảnh bằng chụp CT, chụp MRI, chụp PET… nếu cần thiết để đánh giá tình trạng di căn của ung thư, kiểm tra mức độ xâm lấn tới vùng xương chậu.
Sinh thiết tầm soát ung thư âm hộ

Sinh thiết được dùng để khẳng định có phải khối u ác tính hay không

Xét nghiệm tầm soát ung thư âm đạo

Tùy vào tình trạng mà bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một hoặc nhiều các xét nghiệm sau:

  • Siêu âm đầu dò: Đầu dò sẽ được đặt vào khoảng 5-8cm trong âm đạo để thu lại tín hiệu và cho ra hình ảnh. Bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh thu được để xem xét, tìm các dấu hiệu bất thường trong âm đạo
  • Soi tươi dịch âm đạo: Là phương pháp kiểm tra và phát hiện tình trạng khí hư bất thường. Bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt đưa vào trong âm đạo quan sát. Khi thấy bất thường sẽ lấy lượng khí hư để phân tích.
  • Sinh thiết: Lấy mẫu tế bào tại vị trí tổn thương và nghiên cứu dưới kính hiển vi để xác định tế bào có phải u ác tính hay không.
  • Soi bàng quang, trực tràng: Chỉ định với trường hợp đã có tổn thương lan rộng, gần niệu đạo và hậu môn.
  • Chụp CT, chụp MRI, chụp X-quang phổi: Chỉ định khi nghi ngờ khối u đã di căn xa
Soi tươi dịch âm đạo tầm soát ung thư âm đạo

Soi tươi dịch âm đạo là phương pháp an toàn, đơn giản, dễ thực hiện

5. Lưu ý khi tầm soát ung thư phụ khoa

Khi tầm soát ung thư phụ khoa, bạn cần lưu ý:

  • Nên thực hiện tầm soát ung thư phụ khoa trong thời gian khoảng 14 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh gần nhất.
  • Không quan hệ tình dục khoảng 24 – 48h trước khi thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư để tránh những thương tổn cho cổ tử cung.
  • Không thực hiện các xét nghiệm khi đang đặt thuốc hoặc đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa.
  • Không sử dụng các loại thuốc bôi, kem bôi âm đạo để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
4 điều cần lưu ý khi tầm soát ung thư phụ khoa

Nên tiến hành tầm soát ung thư phụ khoa 1 – 2 năm/lần tùy theo từng thể trạng

6. Địa điểm khám tầm soát ung thư phụ khoa

Thực hiện tầm soát tại các địa chỉ uy tín sẽ mang đến kết quả chính xác hơn, từ đó giúp bệnh nhân có kế hoạch điều trị kịp thời. Những địa chỉ uy tín bạn có thể tham khảo là:

6.1. Tầm soát ung thư phụ khoa tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các địa chỉ sau đều là điểm đến của rất nhiều bệnh nhân khi cần khám chữa các bệnh phụ khoa, vì thế bạn có thể cân nhắc lựa chọn.

6.1.1. Bệnh viện phụ sản Trung Ương

Bệnh viện Phụ sản Trung ương là cơ sở y tế đầu ngành về sản phụ khoa. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản, phụ khoa.

Bệnh viện hiện triển khai dịch vụ sàng lọc, dự phòng, phát hiện sớm ung thư bao gồm: phát hiện sớm ung thư phụ khoa, xét nghiệm HPV, sinh thiết, xét nghiệm Pap smear,…

Tầm soát ung thư phụ khoa tại bệnh viện phụ sản Trung Ương

Bệnh viện Phụ sản Trung ương có cơ sở vật chất của bệnh viện với nhiều máy móc tiên tiến

6.1.2. Bệnh viện Bạch Mai

Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ tầm soát ung thư uy tín hàng đầu. Bệnh viện triển khai các dịch vụ đa dạng để giúp tầm soát ung thư nhanh chóng. Trang thiết bị bệnh viện hiện đại với nhiều máy móc tiên tiến.

Trung tâm tầm soát ung thư phụ khoa với nhiều phương pháp như xét nghiệm máu, nội soi, sinh thiết. Máy PET/CT hiện đại có thể giúp chẩn đoán sớm và chính xác tình trạng người bệnh.

6.1.3. Bệnh viện phụ sản Hà Nội

Bệnh viện phụ sản Hà Nội là đơn vị là chuyên khoa hạng I của thành phố Hà Nội trong lĩnh vực sản phụ khoa. Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị bệnh phụ khoa.

Bệnh viện áp dụng nhiều máy móc, kỹ thuật hiện đại phát hiện ung thư phụ khoa như: kỹ thuật quang điện TruScreen, máy siêu âm màu, xét nghiệm tế bào cổ tử cung, sinh thiết,…

Tầm soát ung thư phụ khoa tại bệnh viện phụ sản Hà Nội

Bệnh viện phụ sản Hà Nội có khuôn viên rộng rãi, sạch sẽ phục vụ nhu cầu khám chữa của người dân

6.1.4. Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện là địa chỉ uy tín khám các bệnh chuyên khoa và tầm soát và điều trị ung thư trong đó có ung thư phụ khoa. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ với chuyên môn cao, cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh.

Tầm soát ung thư phụ khoa tại bệnh viện được thực hiện với nhiều thiết bị hiện đại như siêu âm màu, máy chụp cắt lớp, máy chụp cộng hưởng từ,… Phương pháp tầm soát đa dạng gồm siêu âm, xét nghiệm máu, sinh thiết,…

Tầm soát ung thư phụ khoa tại bệnh viện Từ Dũ

Bệnh viện Từ Dũ có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại

6.2. Tầm soát ung thư phụ khoa tại Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia có nền y tế được xếp hạng A trên thế giới. Tầm soát ung thư phụ khoa tại Nhật Bản mang lại nhiều lợi ích như:

  • kết quả chính xác cao, giảm âm tính giả, dương tính giả do: Việc tầm soát được thực hiện bằng các máy móc tân tiên cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao.
  • Điều trị ung thư là thế mạnh của Nhật Bản: Đây là quốc gia có tỷ lệ người bệnh ung thư sống sót sau 5 năm cao nhất thế giới.
  • Chi phí phù hợp, đi lại dễ dàng: Chất lượng khám chữa bệnh tốt trong khi chi phí thấp hơn nhiều so với các quốc gia u Mỹ.

Có thể nói, việc tầm soát ung thư phụ khoa tại Nhật Bản đang ngày càng được nhiều người lựa chọn.

Đặc biệt, để việc khám và chữa bệnh tại Nhật Bản thuận tiện hơn thì bạn có thể nhận sự hỗ trợ của Công ty TNHH Hỗ Trợ Y Tế Quốc Tế IMS Việt Nam. Đây là công ty đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ y tế Nhật Bản với 100% vốn đầu tư từ Nhật.

IMS Việt Nam sẽ giúp tư vấn và hỗ trợ các thủ tục cần thiết như xin visa y tế, phiên dịch viên đi cùng, hỗ trợ lựa chọn bệnh viện trong 140 cơ sở y tế liên kết với tập đoàn… Để được tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ khám bệnh tại Nhật Bản, bạn có thể liên hệ với IMS Việt Nam qua:

  • Địa chỉ: 11-01, tầng 11, tòa nhà Prime Center, số 53 Quang Trung, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
  • Hotline: 024 3944 0914
Đội ngũ y bác sĩ bệnh viện Nhật Bản thuộc tập đoàn IMS

Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tình tại bệnh viện Nhật Bản

7. Chi phí tầm soát ung thư phụ khoa

Khi tầm soát ung thư phụ khoa tại Nhật Bản, ngoài chi phí tầm soát ung thư, người bệnh còn phải chi trả các chi phí khác gồm: Phí xin visa, vé máy bay, phí nơi ở, đi lại, người phiên dịch,…

Xem thêm: Xét nghiệm ung thư buồng trứng bao nhiêu tiền? [BÁO GIÁ 2020]

Tầm soát ung thư phụ khoa là cách hiệu quả nhất để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hầu hết các bệnh ung thư phụ khoa nếu được điều trị trong giai đoạn sớm thì cơ hội sống sót càng cao. Vì thế bạn hãy lưu ý để bảo vệ chính mình thật tốt nhé!

Bình luận đã bị đóng.