Triển vọng trong cuộc săn lùng vắc xin ung thư

Tin mới 06/02/2023 16:35:19. Views: 1,973.

Một nghiên cứu nhỏ cho thấy triển vọng trong việc triển khai công nghệ mRNA chống lại khối u ác tính.

1.   Hi vọng từ vắc xin mRNA điều trị ung thư

Cuộc cách mạng vắc xin ung thư được chờ đợi từ rất lâu đang dần gặt hái được những kết quả tích cực.

Dữ liệu mới từ công ty Moderna Inc. và Merck & Co. cho thấy sau nhiều thập kỉ, các nhà nghiên cứu đã tìm ra phương pháp mới thiết kế một loại vắc xin có thể hướng dẫn các tế bào miễn dịch cách nhận diện và chống lại khối u ác tính.

Trong tháng 12/2022, các công ty cho biết khi được sử dụng kết hợp với thuốc miễn dịch ung thư Keytruda của hãng dược Merck, vắc xin ung thư mRNA Moderna đã giảm 44% nguy cơ tái phát hoặc tử vong ở những bệnh nhân ung thư hắc tố nhất định, so với việc sử dụng Keytruda đơn thuần.

Con số này thực sự ấn tượng. Đây là lần đầu tiên một loại vắc xin ung thư dựa trên công nghệ mRNA đã chứng minh được kết quả tích cực trong một nghiên cứu ngẫu nhiên. Nếu kết quả đó tiếp tục duy trì trong những thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn hơn, đây sẽ là một bước tiến vượt bậc cho cả công nghệ mRNA và lĩnh vực phát triển vắc xin ung thư nói chung.

Tuy nhiên, nghiên cứu về vắc xin mRNA điều trị ung thư cũng gặp nhiều thách thức như cần phát triển một phương pháp điều trị hiệu quả về chi phí, có thể tiếp cận rộng rãi. Một trong số những thách thức khó khăn nhất đó là vắc xin cần được điều chỉnh cho phù hợp với cấu trúc di truyền của từng khối u của bệnh nhân.

Nghiên cứu này quy mô nhỏ với sự tham gia của 157 người bệnh có nguy cơ cao tái phát ung thư da ở giai đoạn cuối. (Moderna và Merck vẫn chưa cung cấp đầy đủ dữ liệu, họ dự định sẽ công bố tại một hội nghị khác). Bà Julie Bauman, Giám đốc Trung tâm Ung thư Đại học George Washington “Đây có thể là một thay đổi đáng kể”. Trước đó, Bauman đã từng dẫn đầu một nghiên cứu về vắc xin ung thư Moderna.

Nghiên cứu ghi nhận những bệnh nhân ung thư hắc tố da đã từng trải qua phẫu thuật để loại bỏ bất kì dấu hiệu ung thư nào. Không giống như các loại vắc xin thông thường nhằm ngăn con người mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm hay bại liệt, vắc xin ung thư của Moderna ngăn ngừa bệnh tái phát. Cơ chế thực hiện là huấn luyện những tế bào miễn dịch nhận diện những protein nguy hiểm đươc tìm thấy trên các khối u của người bệnh.

Các nhà nghiên cứu hi vọng rằng vắc xin sẽ khuếch đại lợi ích đáng kể của Keytruda –  loại thuốc có thể chặn cách mà tế bào ung thư trốn tránh hệ miễn dịch. Thật kì diệu là sự kết hợp này thực sự hiệu quả.

trien vong phat trien vac xin ung thu

2.   Quá trình phát triển vắc xin mRNA ung thư của Moderna

Moderna đã chứng tỏ năng lực phát triển và sản xuất vắc xin mRNA. Họ đã nghiên cứu vắc xin ngừa ung thư và các bệnh truyền nhiễm trong hơn một thập kỉ trước khi đại dịch corona virus xảy ra. Khi đại dịch có dấu hiệu bùng nổ toàn cầu, đe dọa đến sức khỏe của toàn thế giới, công ty chuyển hướng sang phát triển vắc xin Covid-19, song song với công nghệ của Pfizer Inc. và BioNTech, trở thành ứng dụng thương mại rộng rãi đầu tiên của công nghệ mRNA.

Tuy nhiên, việc tạo ra một loại vắc xin ung thư thành công sẽ khó khăn hơn nhiều. Moderna bắt đầu bằng việc lấy mẫu sinh thiết khối u của bệnh nhân, sau đó giải trình tự và sử dụng trí tuệ nhân tạo để chọn ra các đột biến có khả năng cho phép ung thư phát triển. Sau đó, mRNA được mã hóa cho các protein thúc đẩy ung thư có liên quan nhất được chứa bên trong một hệ thống phân phối gọi là hạt nano lipid, cùng loại với phương pháp được sử dụng trong vắc xin COVID-19.

Ông Paul Burton, Giám đốc Y tế của Moderna, cho biết, quá trình từ khi lấy mẫu sinh thiết khối u tới liều vắc xin đầu tiên có thể mất 8 – 10 tuần.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, có gần 100,000 trường hợp ung thư hắc tố da hàng năm. Trong khi hầu hết các trường hợp đều có thể chữa được khi phát hiện sớm, có hơn 7,500 người tử vong hàng năm do căn bệnh này.

Giảm thời gian giữa sinh thiết và tiêm chủng có thể giúp sẽ đảm bảo việc điều trị thiết thực và dễ tiếp cận đối với bất kì bệnh nhân nào. Một cách để đẩy nhanh tiến độ là thiết lập các trung tâm để nhanh chóng xử lí mẫu sinh thiết.

Một biện pháp khác có thể thúc đẩy sự phát triển của vắc xin là đơn giản hóa các thành phần của vắc xin. Hiện tại, vắc xin nhắm mục tiêu vào danh sách 34 protein đột biến để đạt được hiệu quả tối đa. Các nhà nghiên cứu cần tìm hiểu xem có thể giảm xuống 15 hoặc 20 loại protein hay không.

3.   Thách thức của vắc xin mRNA điều trị ung thư

Các nhà khoa học cũng cần nghiên cứu cách thức tốt nhất sử dụng loại vắc xin này để ức chế ung thư dài hạn, cân nhắc, ví dụ, xem xét liệu người bệnh có cần tiếp tục dùng vắc xin 3 tuần/1 lần trong suốt quãng đời còn lại hay có cần tiêm mũi tăng cường định kì hay không. Nếu như bệnh tiến triển, liệu rằng vắc xin có cần được điều chỉnh để phù hợp với các đột biến mới hay không?

Có lẽ câu hỏi lớn nhất được đặt ra lúc này là hiệu quả có thể được nhìn thấy ở ung thư hắc tố da có thể được mở rộng ở những loại ung thư khác hay không. Ông Stephane Bancel, Giám đốc điều hành Moderna, đã chia sẻ rằng công ty đang tiến gần tới Giai đoạn 3 nghiên cứu với niềm tin rằng: “Bất kì đâu Keytruda có tác dụng, loại vắc xin này cũng hiệu quả.”

Trong khi đó, Keytruda đã được chấp thuận để điều trị một danh sách các bệnh ung thư ngoài ung thư da hắc tố. Ông Bancel gợi ý rằng vắc xin thậm chí có thể tạo ra các phản ứng khả thi đối với các khối u mà Keytruda không thể điều trị, dù là do chính tác dụng của vắc xin hay do phối hợp với thuốc của hãng dược Merck.

Một thách thức to lớn khác là chi phí rất cao cho một liệu pháp được cá nhân hóa với Keytruda, giá khoảng 185.000 đô la mỗi năm. Đây chính là động lực để các công ty nghiên cứu, tìm ra lời giải đáp cho các bài toán điều trị ung thư.

Chúng ta hãy cùng hi vọng về một cuộc cách mạng có thể chuyển đổi ung thư từ một căn bệnh có khả năng gây chết người thành một căn bệnh mãn tính, ổn định.

Tham khảo:

Cancer vaccine hunt finally makes progress | The Japan Times

4.   IIMS Việt Nam – Đơn vị cung cấp dịch vụ Ý kiến y tế thư 2 uy tín, chất lượng cao

Không chỉ có thế mạnh về dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế tại Nhật Bản còn đạt nhiều thành tích trong điều trị ung thư với những phương pháp tiên tiến nhất hiện nay như xạ trị ion nặng, liệu pháp proton, liệu pháp miễn dịch, v.v.

Với mong muốn tạo cơ hội để khách hàng Việt Nam củng cố thêm niềm tin, tiếp thêm nhiều hi vọng cho người bệnh bằng việc trao đổi với những chuyên gia y tế hàng đầu tại Nhật Bản, chúng tôi sẵn sàng là cầu nối thông qua dịch vụ Ý kiến y tế thứ 2. Trong thực tế, 100% khách hàng đều cảm thấy hài lòng với dịch vụ, có những khách hàng sử dụng nhiều lần sau mỗi lần kiểm tra thăm khám định kì tại Việt Nam.

Người bệnh cần mang đầy đủ thông tin hồ sơ bệnh án, giấy giới thiệu của bác sĩ đang phụ trách.

Dịch vụ ý kiến y tế thứ 2 tại IIMS Việt Nam

Dịch vụ ý kiến y tế thứ 2 tại IIMS Việt Nam

Khi người bệnh gửi đầy đủ thông tin hồ sơ, bác sĩ sẽ nghiên cứu kĩ bệnh án, trao đổi trực tiếp với người bệnh, người nhà về các mong muốn của bệnh nhân, đưa ra những ý kiến như:

  • Ý kiến đánh giá quá trình bệnh nhân đã từng điều trị và đang điều trị
  • Trả lời những câu hỏi, thắc mắc của bệnh nhân liên quan đến tình trạng bệnh

Người bệnh và gia đình hoàn toàn có thể yên tâm bởi:

  • IIMS Việt Nam là thành viên thuộc tập đoàn y tế IMS – một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản.
  • Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, dày dạn kinh nghiệm
  • Đội ngũ dịch thuật y tế chuyên môn cao, đảm bảo thông tin được đầy đủ, chính xác, giảm thiểu những sai sót không đáng có.
  • Lựa chọn bệnh viện phù hợp nhất với tình hình sức khỏe và nhu cầu, mong muốn của bệnh nhân.
  • Quy trình bài bản theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
  • Liên kết với nhiều bệnh viện điều trị ung thư hàng đầu tại Nhật Bản.

 

Thông tin liên hệ Công ty TNHH Hỗ trợ y tế quốc tế IMS Việt Nam

Ngoài ra, bạn đọc có thể nhấn nút Quan tâm hoặc chat với Zalo IIMS Việt Nam để cập nhật thêm các thông tin hữu ích bằng cách quét mã code QR sau:

ZALO IIMS Vietnam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *