Hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa là hệ thống bao gồm các thành phần như: Đường tiêu hóa, gan, tuyến tụy và túi mật. Chức năng chính của hệ thống này là giúp cơ thể tiêu hóa lượng thức ăn đưa vào từ đường miệng, chuyển đổi thành các dưỡng chất, năng lượng cho các quá trình chuyển hóa về sau. 

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, ước tính hơn 50% dân số thế giới nhiễm khuẩn HP – loại vi khuẩn sống trong dạ dày – một trong những tác nhân chính gây bệnh tiêu hóa. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm loại vi khuẩn này vẫn ở mức cao, dẫn tới số lượng ca mắc ung thư dạ dày chiếm tới 20% tổng số ca ung thư được ghi nhận ở nước ta.

Ngoài ra, theo nghiên cứu từ ngành y tế, 10% dân số nước ta đang mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Phần lớn các ca ung thư biến chứng từ bệnh về hệ tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại tràng, v.v. đang gia tăng nhanh và phần lớn được phát hiện muộn gây cản trở việc điều trị. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận gần 12.000 ca mắc mới ung thư dạ dày và 8.000 ca tử vong do căn bệnh đó gây ra.

Trước sự gia tăng nhanh chóng của các trường hợp mắc bệnh về tiêu hóa mới, việc tiến hành tầm soát chẩn đoán sớm bệnh được xem như biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Từ kết quả chẩn đoán, người bệnh sẽ được tư vấn các phương pháp phòng tránh cũng như điều trị bệnh về sau nếu phát hiện ra bệnh ở các giai đoạn đầu. 

1. Những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường tiêu hóa

  • Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, không điều độ, ăn thiếu hoặc quá nhiều bữa trong ngày, ăn nhiều đồ ăn vặt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, ăn thiếu chất xơ từ rau, hoa quả, uống nhiều bia rượu hoặc lạm dụng các chất kích thích, v.v.
  • Thường xuyên bị căng thẳng, lo âu, hay suy nghĩ nhiều
  • Tuổi tác: Người lớn tuổi thường có tỉ lệ mắc các bệnh về đường tiêu hóa cao hơn người trẻ do các bộ phận cơ quan trong hệ tiêu hóa theo thời gian hoạt động quá nhiều dẫn tới tổn thương, v.v.
  • Môi trường sống bị ô nhiễm, thực phẩm bẩn, nước sạch khan hiếm, v.v.
  • Sức đề kháng con người đang kém dần, một phần do tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh.
  • Lối sống thiếu khoa học (lười tập luyện thể dục thể thao, ngủ nhiều, ngủ trễ, nghỉ ngơi làm việc không cân bằng, v.v.)

2. Các căn bệnh về hệ tiêu hóa thường gặp

2.1. Táo bón

Táo bón là tình trạng bệnh lý đi tiểu tiện, đại tiện khó khăn hoặc đi ít thường xuyên hơn bình thường. Tùy vào từng trường hợp mà số lần đi đại tiện của mỗi người sẽ khác nhau. Tuy vậy nếu 1 tuần mà vẫn chưa đi đại tiện thì đó có thể là dấu hiệu cho bệnh táo bón.

2.1.1. Triệu chứng

  • Khó thải phân, phân khô hay cứng.
  • Bụng trướng.
  • Đau bụng.
  • Có máu trong phân hoặc chảy máu sau khi đi đại tiện.
  • Sau khi đại tiện xong vẫn còn cảm giác muốn đại tiện.

2.1.2. Nguyên nhân

  • Không uống đủ nước hoặc ăn đủ chất xơ cần cho cơ thể.
  • Ăn quá nhiều các chế phẩm, sản phẩm làm từ sữa, phô mai.
  • Lười vận động, có xu hướng ngồi, nằm ì một chỗ.
  • Lạm dụng thuốc nhuận tràng.
  • Sử dụng một số loại thuốc không được chỉ định như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc viên sắt, v.v.
  • Rối loạn ăn uống, ăn khó tiêu.

2.1.3. Giải pháp

  • Uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày, trừ trường hợp bác sĩ khuyến cáo hạn chế nạp chất lỏng vì một lý do nào khác.
  • Uống nước ấm, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi thức giấc.
  • Ăn nhiều rau củ quả và trái cây để bổ sung lượng chất xơ và vitamin cần thiết
  • Tập thể dục đều đặn trong tuần: chạy bộ, đi bộ, đi xe đạp, chơi thể thao, v.v.
  • Tới bệnh viện thăm khám nếu các triệu chứng bệnh diễn ra thường xuyên mà không có dấu hiệu thuyên giảm.

2.2.  Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Là hiện tượng rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng tới cơ vòng thực quản dưới, vòng cơ giữa thực quản với dạ dày.

2.2.1. Triệu chứng
  • Hơi thở có mùi hôi.
  • Hay buồn nôn, chóng mặt.
  • Phần ngực đau nhức, phần trên bụng đau rát.
  • Khó nuốt khi ăn.
  • Xuất hiện các cơn ợ nóng bắt đầu từ phía sau xương ức và di chuyển lên đến cổ và cổ họng. Sự khó chịu có thể kéo dài đến 2 tiếng.
2.2.2. Nguyên nhân
  • Thừa cân béo phì hoặc phụ nữ đang mang thai.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị các chứng bệnh như hen suyễn, huyết áp, tim mạch, dị ứng, v.v.
  • Hút thuốc trực tiếp hoặc thụ động.
2.2.3. Giải pháp
  • Sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ
  • Thay đổi lối sống và xây dựng chế độ ăn uống, dinh dưỡng lành mạnh, khoa học
  • Chấm dứt và nói không với việc hút thuốc lá, tiến tới hạn chế và cấm sử dụng chất kích thích
  • Khi ngủ nâng cao gối, ngủ trên nệm

2.3. Bệnh viêm ruột thừa

Là tình trạng bệnh lý tổn thương (viêm) của ruột thừa, xảy ra trong trường hợp ruột thừa bị tắc nghẽn trong quá trình xử lý thức ăn đi vào.

2.3.1. Triệu chứng
  • Thường gặp những cơn đau bụng, lúc đầu là đau âm ỉ ở gần rốn hoặc vùng bụng trên. Về sau những cơn đau có thể xuất hiện phổ biến ở vùng bụng trên, dưới, vùng lưng hoặc trực tràng.
  • Ăn không ngon, mất vị giác, cảm giác buồn nôn.
  • Có những nốt, vết sưng ở bụng.
  • Sốt cao kéo dài.
  • Đi tiểu đau rát và khó đi tiểu.
2.3.2. Nguyên nhân
  • Do chất thải ô nhiễm.
  • Do tế bào ung thư.
  • Do nhiễm trùng đường ruột.

3. Các phương pháp phòng ngừa bệnh về đường tiêu hóa

3.1. Ăn đúng cách

Phương pháp ăn cũng là một trong những cách giúp chúng ta phòng tránh bệnh về đường tiêu hóa tốt nhất. Các bác sĩ khuyên chúng ta nên ăn chậm, nhai kỹ, ăn đủ 3 bữa chính trong ngày, tránh bỏ bữa, ăn đúng giờ quy định, không nên vừa ăn vừa uống nước hoặc vừa ăn vừa làm việc khác như xem tivi, nghịch điện thoại di động, v.v. nhằm tránh bị nghẹn hoặc sặc thức ăn. Tuân thủ những quy tắc trên không chỉ giúp bạn bảo vệ hệ tiêu hóa mà còn hỗ trợ dạ dày làm việc tốt hơn.

3.2. Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày

Uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động bình thường, hạn chế tối đa tình trạng táo bón ngắn hạn và các bệnh về đường tiêu hóa khác dài hạn như trĩ hoặc viêm loét tá tràng, v.v.

Một vài loại thức uống bạn có thể chọn ngoài nước lọc kể đến nước điện giải ion kiềm (tạo ra từ máy điện giải nước ion kiềm – xuất xứ Nhật Bản, được hàng nghìn bác sĩ và chuyên gia y tế khuyên dùng cộng với hàng triệu người sử dụng trên khắp thế giới). 

Loại nước điện giải ion kiềm này có đặc điểm giàu tính kiềm tự nhiên, có tác dụng cân bằng môi trường axit-kiềm trong cơ thể, ngoài ra còn có đặc điểm dồi dào hydro phân tử giúp loại bỏ gốc tự do, chống oxy hóa. Một vài tác dụng khác có thể kể đến như giúp đào thải độc tố nhanh chóng cho cơ thể (từ các phân tử nước siêu nhỏ) hoặc hỗ trợ bổ sung thêm cho cơ thể các khoáng chất thiết yếu.

3.3. Xây dựng thực đơn lành mạnh, tránh ăn các thức ăn có hại cho cơ thể

Rau xanh, trái cây, củ quả, các loại hạt và ngũ cốc,… là những loại thức ăn cung cấp nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể chống lại các căn bệnh như táo bón, bệnh đường ruột,… Mỗi bữa ăn nên có ít nhất 2 loại rau xanh như mồng tơi, rau dền, rau ngót, diếp cá, bông cải xanh, mướp, bí, v.v. và 1 loại hoa quả như chuối, táo, lê, dưa hấu, thanh long, cam, v.v. để cân bằng bữa ăn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

Ngoài ra đặc biệt cần lưu ý không nên lựa chọn sử dụng các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ, thực phẩm chiên rán nhiều lần, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ đồng thời tránh sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, v.v.

3.4. Vận động thường xuyên

Tập thể dục thể thao, vận động nhiều, vừa sức sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, thúc đẩy nhu động ruột, hạn chế được nhiều loại bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, trào ngược dạ dày, v.v. Tùy theo thể lực cũng như nhu cầu của từng người mà bài tập có thể khác nhau. Tập đều đặn thường xuyên là cách giữ cho hệ tiêu hóa của bạn được ổn định, hoạt động hiệu quả.

4. Khám chữa bệnh hệ tiêu hóa tại hệ thống bệnh viện trực thuộc Tập đoàn Y tế IMS Nhật Bản

Hệ thống 140 cơ sở y tế, bệnh viện trực thuộc Tập đoàn Y tế IMS Nhật Bản luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh lý về tiêu hóa của người dân. Các bệnh viện của chúng tôi được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại nhất phục vụ cho nhu cầu chụp chiếu, tầm soát, khám lâm sàng, xét nghiệm, v.v. bệnh về hệ tiêu hóa, các phòng điều trị đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu điều trị ngay cả khi cao điểm. 

Không chỉ quan tâm đầu tư cho cơ sở vật chất, IMS Nhật Bản còn chú trọng quan tâm tới yếu tố con người, coi đội ngũ nhân viên, y bác sĩ các bệnh viện là linh hồn của Tập đoàn. Các bác sĩ chuyên khoa Nội – Ngoại tiêu hóa được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp ngay từ trên ghế nhà trường, được thực hành liên tục trong môi trường khám chữa bệnh chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu cao về chuyên môn.

Đặc biệt hơn nữa là các bác sĩ chữa bệnh bằng cả trái tim yêu nghề, sẵn sàng lắng nghe chia sẻ với bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị. Mọi thắc mắc của bệnh nhân sẽ được giải đáp ngay trong quá trình chữa trị để đảm bảo quá trình sử dụng dịch vụ của người bệnh diễn ra thuận lợi. 

Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam là đại diện duy nhất của Tập Đoàn Y tế IMS Nhật Bản tại Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu hoặc mong muốn qua Nhật Bản thăm khám và điều trị bệnh lý về hệ tiêu hóa, hãy lựa chọn IIMS-VNM là người bạn đồng hành đáng tin cậy trong quá trình tư vấn, hỗ trợ làm thủ tục cũng như chăm sóc khách hàng từ Việt Nam qua Nhật Bản khám chữa bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề khám chữa bệnh tại Nhật Bản, hãy liên hệ với chúng tôi theo các thông tin sau:

IIMS Việt Nam – Thành viên Tập đoàn IMS Nhật Bản – Một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản.

Ngoài ra, bạn đọc có thể nhấn nút Quan tâm hoặc chat với Zalo IIMS Việt Nam để cập nhật thêm các thông tin hữu ích bằng cách quét mã code QR sau:

ZALO IIMS Vietnam