Phổi là cơ quan nằm trong lồng ngực của người, có tính đàn hồi, mềm và xốp. Phổi là bộ phận không thể thiếu trong cơ thể sống của người có chức năng chính là trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Phổi đưa lượng oxy đi vào cơ thể từ không khí tới tĩnh mạch phổi, và chuyển dioxit cacbon từ động mạch phổi ngược ra ngoài. Một số chức năng khác mà phổi thực hiện bao gồm giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa.
Chính vì nắm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể sống của con người, cho nên các bệnh lý liên quan tới chức năng phổi cũng nằm trong top những căn bệnh phổ biến nhất trên thế giới. Các bệnh lý về phổi cũng được xếp vào hàng những căn bệnh gây tử vong hàng đầu Việt Nam. Việc chẩn đoán sớm các bệnh lý chức năng phổi là vô cùng cần thiết và quan trọng ở thời điểm hiện tại.
Các bệnh lý về phổi diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn tới tình trạng tổn thương hoặc tắc nghẽn các mô phổi, làm cản trở quá trình hô hấp của người bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Các tổn thương thường xuất phát từ việc bạn hít phải các chất kích thích có hại trong thời gian dài với mức độ thường xuyên . Đặc biệt hơn khi bất kỳ đối tượng nào cũng có khả năng mắc các bệnh về chức năng phổi kể cả trẻ em hay người lớn. Một vài các ví dụ về các tác nhân chính gây ra tình trạng bệnh lý chức năng phổi có thể kể đến:
Từ đó, có thể thấy rằng việc hút thuốc lá trực tiếp hay thụ động đều là tác nhân chính gây ra các bệnh lý về phổi, đặc biệt là ung thư phổi. Ngoài các tác nhân nguy hiểm từ môi trường bên ngoài kể trên; một số các nguyên do bên trong cơ thể người bệnh cũng có tác động nhất định tới chức năng phổi như:
a. Bệnh về phổi ảnh hưởng tới đường hô hấp:
b. Bệnh về phổi ảnh hưởng tới mạch máu:
c. Bệnh về phổi ảnh hưởng tới phế nang:
d. Bệnh về phổi ảnh hưởng tới lồng ngực:
Bằng phương pháp này, bác sĩ sẽ có thể kiểm tra được mức độ tắc nghẽn của phế quản, lưu lượng khí lưu thông ra vào trong phổi, đo thêm các thể tích khác của phổi. Các chỉ số kể trên sẽ nhằm giúp xác định xem liệu bạn có mắc các bệnh lý về phổi hay không, nếu có thì hiện tại mức độ nặng nhẹ như thế nào, hướng điều trị ra sao,….
Ở những giai đoạn đầu của bệnh lý chức năng phổi, chụp X-quang có thể khó phát hiện được do lúc này triệu chứng bệnh không rõ ràng. Khi bệnh tiến triển tới giai đoạn muộn, đã trở nặng, chụp X-quang phổi có giá trị cao trong việc chẩn đoán tình hình tiến triển của bệnh, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Kết quả từ chụp X- quang giúp phân biệt rõ ràng hiện tượng ho, khạc đờm, khó thở là do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay do các bệnh lý về phổi khác như lao phổi, giãn phế quản, u phổi, xơ phổi….
Phương pháp này thường được sử dụng ở giai đoạn về sau của bệnh lý về phổi, khi bệnh đã có hướng chuyển biến xấu và nặng. Bác sĩ sử dụng điện tim nhằm kiểm tra những biến chứng tim mạch của bệnh nhân như: rối loạn nhịp tim, suy tim,… để từ đó lập ra phác đồ điều trị tích cực, hiệu quả.
Với mục đích đánh giá chính xác độ giãn phế nang của bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa phổi có thể chỉ định người bệnh thực hiện chụp cắt lớp vi tính lồng ngực. Trong một số trường hợp bệnh nhân có thói quen sinh hoạt không lành mạnh, hay hút thuốc hoặc uống nhiều bia rượu ảnh hưởng tới sức khỏe, việc chụp cắt lớp vi tính lồng ngực còn đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát ung thư phổi để chẩn đoán sớm bệnh và tìm phương pháp điều trị thích hợp cho từng trường hợp.
Phương pháp trên được áp dụng khi người bệnh xuất hiện tình trạng khó thở với tần suất dày đặc nhằm mục đích kiểm tra nồng độ khí O2 và khí CO2 trong máu. Kết quả từ phương pháp sẽ cho biết tình trạng hiện tại của bệnh (nặng hay nhẹ). Trong trường hợp nồng độ O2 giảm còn lượng CO2 tăng thì bệnh có xu hướng nặng lên. Do đó bệnh nhân cần tuân theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ để có thể chữa trị thành công bệnh lý trên.
Ngoài các phương pháp thăm dò kể trên, bệnh nhân sẽ thực hiện kết hợp thêm phương pháp xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu, mỡ máu, tiểu đường, kiểm tra chức năng gan, thận,… nhằm đánh giá tổng quát được tình hình sức khỏe hiện tại