Tầm soát ung thư Cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là 1 trong 3 căn bệnh ung thư thường gặp nhất với Nữ giới hiện nay. Bệnh này cũng được xếp hạng là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở phụ nữ, nguyên do là bệnh không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn sớm, thường khi người bệnh đã nhận ra các triệu chứng thì đó cũng là lúc ung thư đã phát triển vào các giai đoạn sau, gây khó khăn cho việc điều trị.

Nguyên nhân chính (chiếm tới hơn 99% trường hợp ung thư cổ tử cung) là virus HPV. Loại virus này rất dễ lây lan và chủ yếu lây lan qua con đường quan hệ tình dục. Chỉ cần tiếp xúc ngoài da ở bộ phận sinh dục cũng có thể lây nhiễm. Tất cả phụ nữ đã và đang có sinh hoạt tình dục đều có nguy cơ nhiễm HPV nhóm cao gây ung thư. Nguy cơ xuất phát từ lần quan hệ tình dục đầu tiên và có thể kéo dài mãi mãi.

image 1

 Nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung:

  • Virus HPV (Human Papilloma Virus): loại virus trên có thể lây nhiễm và gây ra các bệnh về sinh dục cho cả nam lẫn nữ. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh nguy hiểm với phụ nữ: ung thư cổ tử cung. Theo thống kê có tới 30- 40 chủng gây ra các bệnh về đường hậu môn – sinh dục. Chủng virus HPV nguy cơ thấp có khả năng gây ra các bệnh như mụn cóc sinh dục, sùi mào gà, u nhú…Đối với chủng virus HPV nguy cơ cao, có khoảng 15 chủng gây ra ung thư, đặc biệt là chủng 16 và 18.
  •  Quan hệ tình dục từ sớm và quan hệ với nhiều người: Chủng virus HPV lây nhiễm qua đường tình dục, không chỉ cho Nữ giới mà cả Nam giới cũng có thể mắc. Đặc biệt khi bạn có đời sống tình dục không lành mạnh, quan hệ với nhiều người cùng lúc thì nguy cơ mắc bệnh lại càng cao.
  • Sử dụng các chất kích thích: Các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, ma túy, cần sa, v.v. Không chỉ gây ra các bệnh lý liên quan tới phổi, gan, thận, v.v. mà còn là tác nhân gây ra ung thư cổ tử cung. Việc lạm dụng chất kích thích nhìn chung sẽ làm suy giảm sức đề kháng của hệ miễn dịch, làm cho hệ thống miễn dịch yếu đi và cuối cùng làm người bệnh mắc phải những căn bệnh thông thường mà trước đó hệ miễn dịch có thể ngăn chặn.
  • Sự di truyền: Dựa theo nghiên cứu từ các nhà khoa học quốc tế, phụ nữ mang cấu trúc di truyền có tế bào bệnh có khả năng truyền gen bệnh cho các thế hệ sau. Đặc biệt thế hệ sau có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.
  • Sinh nở sớm: Cơ thể phụ nữ hoàn thiện đầy đủ từ độ tuổi 22 trở lên. Nếu bạn lập gia đình và quan hệ sớm trước lứa tuổi trên thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Ngoài ra, phụ nữ có 3 con trở lên cũng có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn người khác.
  • Lạm dụng liên tục thuốc tránh thai khẩn cấp: Phụ nữ nếu sử dụng thuốc tránh thai liên tục sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ và các hệ lụy ảnh hưởng có thể mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
  • Tiền sử các bệnh tình dục: Một số các bệnh lí phụ khoa như viêm âm hộ, âm đạo, lậu, giang mai… nếu không được chữa trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung hiện nay

  • Phương pháp Pap smear:

Đây là phương pháp phết tế bào âm đạo – cổ tử cung. Lợi điểm của phương pháp là cho phép sàng lọc nhanh, đơn giản, không gây đau đớn,… nhằm tìm ra các tế bào bất thường trên bề mặt cổ tử cung. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ tế bào từ bề mặt của cổ tử cung của bạn, sau đó trải tế bào lên một bàn kính hoặc trộn chung với một loại dịch y khoa dạng lỏng và gửi đến phòng thí nghiệm để làm các xét nghiệm. Từ xét nghiệm bác sĩ sẽ quan sát và chẩn đoán, phát hiện các tế bào có dấu hiệu bất thường, xử lý trước khi để tế bào đó phát triển, xâm lấn.

Ngoài các ưu điểm kể trên, phương pháp Pap smear có một số nhược điểm như có tỉ lệ tế bào âm tính giả cao, không phát hiện được nhiễm HPV – virus gây nguy cơ ung thư cao. Ngoài ra Pap smear khó tầm soát ung thư biểu mô tuyến do có tới 33% ung thư cổ tử cung xảy ra ở phụ nữ có kết quả xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung bình thường.

  • Phương pháp xét nghiệm virus HPV:

Là phương pháp áp dụng kĩ thuật sinh học phân tử với mục đích khuếch tán các đoạn gen. Phương pháp trên khắc phục được nhược điểm của Pap smear, có khả năng phát hiện các virus HPV 16 dương tính. Những bệnh nhân xét nghiệm có kết quả âm tính với HPV nguy cơ cao có thể quay lại tầm soát sau 3-5 năm.
Ngoài ra phương pháp xét nghiệm virus HPV còn có những lợi điểm như phát hiện sớm phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung hay giảm các sự can thiệp không cần thiết.

Bên cạnh 2 phương pháp chính kể trên, các phương pháp khác như soi cổ tử cung, soi tươi dịch âm đạo… có thể được áp dụng trong quá trình thăm khám.

Thời điểm thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung:

  •  Khám tầm soát ung thư cổ tử cung dành cho phụ nữ trên 21 tuổi. Không áp dụng đối với người dưới 21 tuổi, không áp dụng cho cách tính tuổi bắt đầu quan hệ tình dục.
  •  Đối với phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi, tần suất thực hiện phương pháp Pap smear là 3 năm/lần. Trong độ tuổi này không áp dụng xét nghiệm HPV, bởi tần suất bị nhiễm HPV sinh ung không cao khoảng 20%, HPV có thể biến mất nên có thể không can thiệp.
  • Phụ nữ từ 30 – 64 tuổi nên thực hiện cả 2 xét nghiệm Pap smear và HPV 5 năm/lần, hoặc thực hiện Pap smear 3 năm/lần.

IIMS Việt Nam – Thành viên Tập đoàn IMS Nhật Bản – Một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản.

Ngoài ra, bạn đọc có thể nhấn nút Quan tâm hoặc chat với Zalo IIMS Việt Nam để cập nhật thêm các thông tin hữu ích bằng cách quét mã code QR sau:

ZALO IIMS Vietnam