Tầm soát ung thư Phổi

Tính riêng tại Việt Nam, ung thư phổi được xếp vào hàng thứ nhất trong tổng số 10 loại ung thư thường gặp. Với Nam giới, tỉ lệ tử vong do ung thư phổi chiếm vị trí cao nhất trong các bệnh, với Nữ giới, tỉ lệ đó chiếm vị trí thứ 2 (sau ung thư vú). Có thể chia ung thư phổi ra thành 2 loại chính: Ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Đối với loại ung thư phổi tế bào nhỏ, tốc độ phát triển của nó rất nhanh, có khả năng lây lan nhanh chóng tới các bộ phận, phân vùng khác nhau trên cơ thể. Đối tượng chính chịu tác động của loại ung thư kể trên là những người sử dụng thuốc lá, đặc biệt là lạm dụng thuốc lá thường xuyên.

Đối với loại ung thư phổi không tế bào nhỏ, tốc độ phát triển tuy có chậm hơn so với loại ung thư phổi tế bào nhỏ, nhưng lại chiếm tới 85% số lượng người mắc ung thư phổi. Loại ung thư phổi này nếu được phát hiện sớm, phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị thì khả năng chữa khỏi hoàn toàn là rất cao. Do vậy, việc phát hiện sớm ung thư phổi đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị sau này.

Triệu chứng ung thư phổi (ở phế quản và các triệu chứng khác):

1.Triệu chứng phế quản:

Là đặc trưng cơ bản nhất của bệnh ung thư phổi. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ biểu hiện ra các triệu chứng như sau:

  • Ho nhiều và dai dẳng: dấu hiệu này dễ bị hiểu nhầm, đánh đồng giống với các bệnh cảm cúm thông thường. Do vậy, tâm lý chung của bệnh nhân là chủ quan, không chủ động đi kiểm tra sức khỏe. Thực tế chỉ ra rằng ho dai dẳng kéo dài sẽ dẫn tới khàn tiếng, mất tiếng do phổi đã bị tổn thương (viêm phổi hoặc nhiễm trùng phổi).
  • Ho ra đờm có dính máu: Ngay cả trong trường hợp lượng máu trong đờm là nhỏ thì bạn cũng không nên chủ quan mà nên tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.
  • Viêm phế quản, viêm phổi tái phát nhiều lần: Trong trường hợp bạn bị viêm phổi hoặc viêm phế quản đã được điều trị cho hết ho, hết sốt nhưng khi chụp X quang kiểm tra thì vẫn tìm thấy tổn thương tồn tại (trong thời gian trên 1 tháng kể từ lần chữa trị) thì rất có khả năng bạn đã bị ung thư phổi. Để chắc chắn bạn nên tới các bệnh viện chuyên khoa về phổi để làm các xét nghiệm chẩn đoán, kiểm tra chi tiết tình trạng bệnh hiện tại.
  1. Các triệu chứng khác: 

Người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu ung thư phổi điển hình khác ngoài triệu chứng phế quản như sau:

  • Gầy, sút cân nhanh không rõ nguyên nhân, thể trạng yếu đi, người bó lại do cân giảm đột ngột.
  • Đau các khớp xương ở cổ tay, cổ chân, ngón tay, ngón chân, v.v.
  • Đau vai, đau khớp bả vai, đau xương sống, xương sườn: Hiện tượng thường xảy ra khi phát hiện thấy có một khối u phát triển và chèn lên phía trên của phổi tạo ra áp lực dẫn tới đau nhức ở vùng vai, cánh tay, bàn tay, v.v.
  • Ăn uống không ngon miệng, hay mệt mỏi.
  • Nổi hạch ở cổ, hố thượng đòn
  • Ngón tay khum, đầu ngón tay ngón chân bị phồng, sưng to
  • To vú ở nam giới

Khi ung thư phổi đã di căn, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng đặc trưng ở vị trí di căn và khối u phát ra:

  • Di căn xương: Đau xương, nhất là vùng hông và lưng.
  • Di căn não, tủy sống: Thay đổi về hệ thần kinh như hoa mắt, lên cơn tai biến, đau đầu, yếu hay tê cẳng chân tay, v.v.
  • Di căn gan: Vàng da, vàng mắt.
  • Di căn sang da, hạch Lympho: Nổi khối u trên bề mặt da, hạch vùng cổ, trên xương đòn.

Dấu hiệu cho thấy ung thư phổi đã lan tỏa trong cơ thể người bệnh:

Khi căn bệnh ung thư phổi đã phát triển đến các giai đoạn sau, sẽ có những khối u với mức độ to nhỏ tùy tình trạng, mức độ của bệnh lý. Khi khối u ung thư đã xâm lấn, bệnh nhân có thể gặp các dấu hiệu sau:

  • Khó thở, thở nặng nhọc, khò khè: Phần lớn người bệnh có triệu chứng này thường hay xem nhẹ do sự chủ quan trong suy nghĩ. Mức độ nghiêm trọng của nó cao hơn những gì mà chúng ta nghĩ. Tình trạng trên xuất hiện do khối u xuất hiện ở phổi gây ra, làm cản trở quá trình hô hấp của bạn.
  • Ngực đau tức, đau rát: Có thể xem đây như là dấu hiệu điển hình, tiêu biểu nhất cho bệnh ung thư phổi. Khi người bệnh có những hoạt động mạnh như bê vác vật nặng, chở hàng cồng kềnh hoặc thường xuyên phải nói trong công việc; cơn đau sẽ xuất hiện với tần suất nhiều hơn, gây ra những khó khăn nhất định cho người bệnh.
  • Các vị trí có thể xuất hiện cơn đau, thương tổn như thần kinh liên sườn, bả vai, cánh tay, v.v hoặc đôi khi cơn đau xuất hiện nhưng không rõ địa điểm đau.
  • Khó nuốt khi ăn/uống: Do khối u chèn ép lên thực quản làm cản trở quá trình tiêu hóa của người bệnh.
  • Khàn giọng, mất giọng: Giọng của người bệnh bị biến đổi do thần kinh quặt ngược bị khối u chèn ép. Thanh quản bị chặn hoặc thu hẹp khiến giọng nói mất đi độ trong, làm khàn giọng, nặng hơn có thể dẫn tới mất giọng tạm thời (hoặc vĩnh viễn nếu không điều trị dứt điểm).
  • Tĩnh mạch chủ bị chèn ép: Khối u ung thư phổi có tác động chèn ép lên tĩnh mạch chủ trên, gây ra một số tình trạng nguy hiểm như: cổ bạnh to, phù mặt, tĩnh mạch cổ có vết rõ, hố thượng đòn đầy.
  • Hiện tượng tràn dịch màng phổi: Khi khối u ung thư phổi đã xâm lấn sang màng phổi thì có thể gây ra hiện tượng tràn dịch màng phổi, có thể chẩn đoán xác định dựa vào khám lâm sàng và chụp X quang.

Bên cạnh đó, một số bệnh nhân ung thư phổi biểu hiện ra bên ngoài một số dấu hiệu như: hẹp khe mí mắt, đỏ nửa mặt, nhãn cầu tụt, đồng tử nhỏ, v.v.

Lý do cho việc tầm soát ung thư phổi:

  • Việc tầm soát ung thư phổi nhằm mục đích phát hiện ở giai đoạn sớm (bệnh nhân không có triệu chứng) những tổn thương có khả năng ung thư. Nhìn chung, việc tầm soát và phát hiện sớm sẽ giúp cho bệnh nhân nắm rõ được tình hình bệnh lý hiện tại của bản thân cũng như biết được những việc cần làm để phòng tránh nếu chưa mắc hoặc tìm ra biện pháp chữa trị cùng bác sĩ nếu đã phát hiện ra bệnh ở những giai đoạn đầu.
  • Ung thư phổi vẫn là căn nguyên hàng đầu dẫn tới số lượng bệnh nhân tử vong cao trên toàn thế giới. Không thể phủ nhận sự tiến bộ của khoa học công nghệ trong việc hỗ trợ chẩn đoán cũng như điều trị căn bệnh này, tuy nhiên tỷ lệ sống còn sau 5 năm ở bệnh nhân mắc bệnh này vẫn còn rất thấp (chỉ khoảng 16,8%). Cứ 10 người bị ung thư phổi thì sau 5 năm chỉ còn 1,2 người còn sống.
  • Việc tiến hành các chẩn đoán, xét nghiệm sớm đã cho thấy sự hiệu quả khác biệt trong điều trị bệnh. Bệnh nhân có thể được chữa khỏi hoàn toàn, giúp tăng được thời gian sống và nâng cao đáng kể chất lượng cuộc sống về sau. Trái ngược hẳn với việc không thực hiện tầm soát sớm khiến cho cơ hội sống của bệnh nhân rút ngắn lại đáng kể do thời điểm phát hiện bệnh đã vào những giai đoạn cuối và gần như không còn biện pháp chữa trị hiệu quả, gần như là sự kéo dài sự sống đơn thuần.
  • Các nhà y khoa, nhóm nghiên cứu lớn trên thế giới đã thực hiện hàng loạt các nghiên cứu cũng như khảo sát cho thấy việc tầm soát ung thư phổi mang lại lợi ích to lớn trong việc giảm thiểu tối đa mức độ bệnh tật cũng như giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do ung thư phổi gây ra – vốn dĩ con số đã và đang ở mức cao, đáng báo động.

Đối tượng cần, nên thực hiện tầm soát ung thư phổi:
Những đối tượng sau cần đặc biệt lưu ý tới việc sử dụng dịch vụ khám sức khỏe tổng quát định kỳ và đặc biệt là Tầm soát ung thư phổi để chẩn đoán, phát hiện bệnh sớm, phục vụ cho công tác điều trị bệnh về sau (nếu có):

  • Nam hoặc nữ, từ 50 tuổi trở lên
  • Người nghiện rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích
  • Khách hàng là những người hay tiếp xúc với các yếu tố độc hại như hút thuốc lá thường xuyên, hút thuốc lâu dài trên 25 năm hoặc đã bỏ thuốc nhưng khoảng thời gian chưa được 15 năm
  • Người làm việc trong điều kiện môi trường ô nhiễm, hay tiếp xúc với hóa chất độc hại như khói bụi, chất thải ô nhiễm, nhất là ô nhiễm ở dạng khí
  • Khách hàng có nhu cầu khám định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý về ung thư phổi
  • Các khách hàng nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh lý về ung thư hoặc trường hợp tiền sử gia đình có bệnh lý ung thư, đặc biệt là ung thư phổi.

Trên tất cả, mỗi người cần tự nâng cao ý thức trách nhiệm cho bản thân, gia đình và xã hội trong việc bảo vệ sức khỏe cũng như tạo thói quen khám sức khỏe tổng quát định kỳ hàng năm. Mỗi khi nhận thấy bản thân có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế gần nhất, có uy tín để thăm khám, chẩn đoán và điều trị.

Cùng với đó, mỗi người đều cần có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân, mỗi khi nhận thấy bất cứ bất thường nào cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán, điều trị.

IIMS Việt Nam – Thành viên Tập đoàn IMS Nhật Bản – Một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản.

Ngoài ra, bạn đọc có thể nhấn nút Quan tâm hoặc chat với Zalo IIMS Việt Nam để cập nhật thêm các thông tin hữu ích bằng cách quét mã code QR sau:

ZALO IIMS Vietnam

 

 

Liên hệ