Khám và tầm soát tim mạch định kỳ

Tin mới 24/04/2020 14:40:17. Views: 6,079.

Cần chủ động khám tim mạch khi gặp triệu chứng đau ngực, khó thở. Đồng thời nên tầm soát tim mạch 1-2 lần/năm để sớm phòng ngừa, tránh tác hại về sau.

Ở Việt Nam, hàng năm có không ít người mắc bệnh tim mạch và đột quỵ do thiếu cảnh giác, trong đó có cả những trường hợp tử vong, dưới đây chúng tôi đã thống kê thành biểu đồ về nguyên nhân tử vong tại Việt Nam

benh-vien-da-khoa-ims-tokyo-katsushika-2-e15880442917531.Bệnh tim mạch (31%)

2.Ung thư ( 19%)

3.Các nguyên nhân khác (18%)

4.Tai nạn (11%0

5.Điều kiện truyền nhiễm, di truyền, dinh dưỡng (11%)

6.Bệnh hô hấp mãn tính (6%)

7.Bệnh tiểu đường (4%)

Nhận thấy lượt tử vong do bệnh tim mạch cao nhất tại Việt Nam, vì thế mỗi người Việt Nam ta cần chủ động khám tim mạch khi gặp các triệu chứng bất thường, đồng thời cần tầm soát tim mạch 1-2 lần/năm (nếu có điều kiện tốt hãy khám 2 lần/năm) để phát hiện, phòng ngừa và giảm thiểu tối đa các biến chứng do bệnh gây ra.

Dấu hiệu cần khi khám bệnh

Những dấu hiệu xuất hiện cần phải quan tâm:

– Khó thở, thở dốc: Cảm giác như có vật gì đó đè nén ngực hoặc khó khăn khi hít thở sâu, kể cả khi phải gắng sức hoặc không. Tình trạng này có thể xảy ra vào ban đêm, khi nằm ngủ.

– Tim đập nhanh, đánh trống ngực: Nhiều người có cảm giác tim đập nhanh và dồn dập trong lồng ngực, rất có thể cấu trúc tim của họ gặp vấn đề bất thường.

– Đau ngực (đau vùng tim): Cơn đau nhói ở ngực, đặc biệt ở ngực trái có thể là khởi đầu của bệnh mạch vành, giảm hoặc tắc nghẽn dòng máu tới cơ tim, viêm cơ tim.

– Choáng hoặc ngất: Bệnh van động mạch chủ và bệnh tim phì đại tắc nghẽn có thể gây ngất và thường xảy ra khi gắng sức hoặc sau gắng sức. Không ít trường hợp hạ huyết áp thường chóng mặt vào buổi sáng.

Các dấu hiệu có thể xuất hiện thoáng qua nên rất khó nhận biết, do đó chúng thường bị bỏ qua nên cần quan tâm để ý đến sức khỏe của mình hơn. Chúng ta càng coi trọng cơ thể mình dù là nhỏ nhất sẽ hạn chế tối đa nguy cơ bệnh về tim mạch.

hãy khám sức khỏe thường xuyên

Đối tượng nào cần đi khám tim mạch?

Tầm soát tim mạch 2 lần/năm là hiệu quả nhất. Nếu không thể tầm soát 2 lần/năm thì bạn hãy cố gắng đi khám 1 lần/năm để nắm bắt được tình trạng sức khỏe, tuy nhiên đặc biệt lưu ý đối với những người thuộc nhóm đối tượng sau nên tầm sát tim mạch 2 lần/ năm.

Những đối tượng sau cần tầm soát bệnh tim mạch sớm:

  • Người thường tăng huyết áp hoặc tiểu đường.
  • Người thừa cân, béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo, ít vận động.
  • Người có người thân bị tiền sử bệnh tim
  • Người hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều.
  • Người luôn thấy mệt mỏi, khó thở, đau mỏi cơ bắp, thường bị chuột rút.
  • Thường xuyên gặp tình trạng đánh trống ngực, hồi hộp không rõ nguyên nhân.
  • Mạch đập quá nhanh hoặc quá chậm.

heart-1

Nội dung khám tim mạch gồm những gì?

Khi bạn khám sức khỏe tim mạch tại bệnh viện Katsushika, kết quả khám sẽ được viện trưởng thông báo và giải thích với bệnh nhân

 

Hạng mụcNội dung chi tiết
MRI + MRA đầuKiểm tra mạch máu não
Nhồi máu não
Phình động mạch não
Siêu âm động mạch cảnhKiểm tra hẹp động mạch
Kiểm tra tắc nghẽn động mạch
Điện tâm đồKiểm tra nhồi máu cơ tim
Kiểm tra đau thắt ngực
Kiểm tra mạch chi dưới (ABI)Kiểm tra tuổi của mạch máu
Tình trạng xơ cứng động mạch chân
Siêu âm timKiểm tra nhồi máu cơ tim
Bệnh van tim
Suy tim thể rối loạn chức năng tâm thu
Nhiều bệnh cơ tim khác
Một số nội dung khám khácĐo chiều cao, cân nặng
Đo huyết áp
Lấy máu
CT mỡ nội tạng

 

Tim là bộ phận quan trọng trong cơ thể, có sự liên kết chặt chẽ với các bộ phận khác như Não bộ, đó là lý do trong gói khám của chúng tôi đã bao gồm MRI- MRA đầu

– Khám lâm sàng: Tìm hiểu tiền sử gia đình, đánh giá thể trạng, đo cân nặng, chiều cao, tính chỉ số khối cơ thể, khám tim mạch, đo huyết áp.

– Chẩn đoán hình ảnh:

  • Đo điện tâm đồ ECG: Ghi lại hoạt động điện của tim, tìm ra nguyên nhân của triệu chứng đau ngực, đánh trống ngực.
  • Siêu âm tim: Kiểm tra cấu trúc và hoạt động của tim, bác sĩ có thể tìm ra nhiều điểm bất thường trong cơ tim, van tim, nhịp đập và kích cỡ to bất thường.
  • Kiểm tra mạch chi dưới (ABI): kiểm tra tuổi mạch máu, tình trạng xơ cứng động mạch chân
  • Siêu âm động mạch cảnh: Phát hiện các tổn thương mạch máu có thể gây hẹp động mạch cảnh, hẹp hoặc tắc mạch máu não

– Thực hiện các xét nghiệm:

  • Lấy máu xét nghiệm: Đánh giá sức khỏe tổng thể, phát hiện một số rối loạn
  • Đường huyết: Đo lượng glucose trong máu.
  • CT mỡ nội tạng: kiểm tra mỡ máu, mỡ nội tạng

Để việc tầm soát tim mạch đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín như bệnh viện Katsushika !

Giới thiệu viện trưởng Bác Sĩ Yoshida Shigehiko

doctor image

  • Là bác sĩ được AMPO – tổ chức xúc tiến y tế tiên tiến, tổ chức xếp hạng bác sĩ tiên tiến của Nhật Bản, trong đó có cả bác sĩ đạt giải Nobel Y học là Yamanaka Shinya, cấp chứng nhận đạt chuẩn.
  • Bác sĩ được tổ chức Best Doctor của Hoa Kỳ bình chọn năm 2018-2019.
  • Chuyên gia của hiệp hội phẫu thuật tim mạch Nhật Bản.
  • Là bác sĩ hàng đầu Nhật Bản chuyên thực hiện các ca phẫu thuật bắc cầu mạch vành.

 

benh-vien-da-khoa-ims-tokyo-katsushika

 

Tầm soát tim mạch định kỳ có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện sớm các biểu hiện bất thường ở tim cũng như các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Từ đó, đưa ra các phương pháp điều trị kịp thời, phòng tránh các hậu quả đáng tiếc do bệnh gây ra. Vì vậy, cần lưu ý lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán chính xác bệnh dù ở giai đoạn chưa có dấu hiệu khởi phát.

 

BV Đakhoa IMS Katsushika Tokyo

Đăng ký khám tư vấn tại đây!

IIMS-VNM Đơn vị hỗ trợ y tế Quốc tế !

Đại diện duy nhất của IMS Nhật Bản tại Việt Nam
Hotline: 024 3944 0914
Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà Prime Centre 53 Quang Trung, P.Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Website: https://iims-vnm.com/

Bình luận đã bị đóng.

Liên hệ