Lọc máu trong chuyến đi tại Nhật Bản

Tin mới 25/06/2025 08:40:09. Views: 95.

Bệnh thận được Tổ chức y tế thế giới (WHO) đánh giá là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo bài đăng vào ngày 10/4/2025 tại trang chủ của Bộ Y tế, trên thế giới đang có gần 850 triệu người – khoảng 10% dân số đang mắc bệnh thận mạn tính. Tại Việt Nam, ước tính có hơn 8,7 triệu người đang phải sống chung với căn bệnh này, tương đương gần 12,8% dân số trưởng thành.

Người mắc bệnh thận mạn tính cần được thực hiện lọc máu định kì (vài lần mỗi tuần). Tuy nhiên, họ có thể vẫn phải đi công tác xa, hoặc có những chuyến du lịch để nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, trong những khách hàng Việt Nam muốn đến Nhật Bản, có không ít người liên hệ hỏi về việc thực hiện lọc máu trong chuyến đi tại Nhật Bản với mong muốn có thể tiếp tục được điều trị trong thời gian lưu trú tại đây.

Loc mau trong chuyen di tai Nhat Ban

Nguồn ảnh: ac-illust.com

1Lọc máu trong chuyến đi tại Nhật Bản

Đối với những người bệnh đang lọc máu có dự định đi công tác, du lịch tại Nhật Bản, IIMS-VNM có thể giới thiệu cơ sở y tế đáp ứng việc thực hiện lọc máu nhiều lần trong thời gian quý khách lưu trú tại Nhật Bản. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ có thể hỗ trợ trong phạm vi khu vực Tokyo và một số tỉnh lân cận. Dưới đây là một số cơ sở y tế chúng tôi có thể giới thiệu:

Bệnh viện đa khoa Trung ương Itabashi (Tokyo)

Bệnh viện đa khoa IMS Tokyo Katsushika (Tokyo)

Bệnh viện đa khoa Trung ương Takashimadaira (Tokyo)

Bệnh viện đa khoa IMS Miyoshi (tỉnh Saitama)

Bệnh viện đa khoa Trung ương Shinmatsudo (tỉnh Chiba)

Bệnh viện Higashi Totsuka Memorial (tỉnh Kanagawa)

 

Về quy trình, vui lòng tham khảo các bước như sau:

 

① Liên hệ:

Quý khách vui lòng liên hệ qua điện thoại hoặc để lại thông tin tại website của IIMS-VNM.

Liên hệ: https://iims-vnm.com/lien-he.html

 

② Cung cấp thông tin cơ bản:

Quý khách cung cấp cho IIMS-VNM thông tin về thời gian dự kiến đến Nhật Bản, nơi lưu trú, v.v.

*Chúng tôi cần tổng hợp thông tin y tế của người bệnh và điều phối với cơ sở y tế, vì vậy, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi ít nhất 1 tháng trước lịch dự kiến tới Nhật Bản.

 

③ Cung cấp thông tin y tế:

Quý khách cung cấp cho IIMS-VNM thông tin y tế phát hành bởi cơ sở y tế tại Việt Nam – nơi đang thực hiện lọc máu, bao gồm các thông tin y tế trong vòng 3 tháng gần nhất như: hồ sơ chẩn đoán, kết quả xét nghiệm máu, quá trình điều trị, v.v.

 

④ Liên lạc với cơ sở y tế:

Sau khi dịch thuật và tổng hợp thông tin y tế của người bệnh, IIMS-VNM sẽ gửi tới cơ sở y tế tại Nhật Bản. Xin hãy lưu ý rằng, một số trường hợp có thể bị từ chối sau khi đánh giá hồ sơ.

 

⑤ Báo giá, ký hợp đồng và đặt cọc trước chi phí:

Trường hợp cơ sở y tế tại Nhật Bản đồng ý tiếp nhận bệnh nhân, IIMS- VNM sẽ gửi báo giá đến quý khách. Nếu quý khách đồng ý với báo giá, để tiến hành đặt lịch với cơ sở y tế tại Nhật Bản, quý khách sẽ ký hợp đồng sử dụng dịch vụ của IIMS-VNM và tiến hành đặt cọc trước toàn bộ chi phí điều trị (bao gồm chi phí hỗ trợ của IIMS-VNM).

 

⑥ Chuẩn bị và đến Nhật Bản:

Quý khách tiến hành xin visa, đặt vé máy bay và khách sạn, v.v để đến Nhật Bản.

 

⑦ Đến cơ sở y tế:

Người bệnh đến cơ sở y tế đã đặt lịch hẹn. Nhân viên của chúng tôi sẽ chờ tại quầy lễ tân của bệnh viện để hỗ trợ và phiên dịch.

 

⑧ Nghỉ ngơi sau khi lọc máu:

Sau khi lọc máu, một số người có thể gặp tình trạng huyết áp thấp hoặc cảm thấy kiệt sức, vì vậy, chúng tôi khuyến nghị người bệnh nên nghỉ ngơi tại quán cà phê gần cơ sở y tế đó, hoặc trở về nghỉ tại khách sạn nếu bạn có thể quay lại đó.

 

⑨ Quyết toán:

 Sau khi quý khách trở về Việt Nam, IIMS-VNM sẽ dịch thuật thông tin y tế và gửi tới quý khách. Ngoài ra, IIMS-VNM sẽ tiến hành thủ tục quyết toán và hoàn trả số tiền còn thừa lại sau khi quyết toán (nếu có) cho quý khách.

2. Tổng quan về lọc máu

2.1 Lọc máu là gì?

Thận có chức năng lọc máu để loại bỏ các chất độc, chất dư thừa không cần thiết ra khỏi cơ thể thông qua quá trình bài tiết. Ở người khỏe mạnh, thận có khả năng lọc khoảng 120 – 150 lít máu/ngày.

Tuy nhiên, khi có nguyên nhân nào đó khiến thận bị suy giảm chức năng hoặc mất dần chức năng lọc, các chất độc, cặn bã  và dịch dư thừa sẽ tích tụ lại trong máu. Tình trạng này có thể gây tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể, người bệnh sẽ có nguy cơ bị hôn mê, thậm chí gặp nguy hiểm tới tính mạng.

Lọc máu là phương pháp dùng một loại máy chuyên dụng thay thế cho hoạt động của thận. Máu từ cơ thể bệnh nhân sẽ đưa qua màng lọc với chất thẩm tách để lọc nước dư thừa và các độc tố khác, sau đó máu đã được lọc sạch sẽ được truyền trở lại cơ thể bệnh nhân.

2.2 Khi nào phải lọc máu? 

Người bệnh cần được lọc máu khi:

  • Bệnh suy thận cấp tính hoặc suy thận mạn giai đoạn nặng: thận đột ngột suy giảm chức năng, hoặc bệnh suy thận tiến triển đến giai đoạn nặng khiến thận mất phần lớn hoặc hoàn toàn chức năng lọc máu.
  • Trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy có hiện tượng chất độc bị ứ đọng trong máu nhưng chưa gây ra triệu chứng bệnh, bác sĩ có thể sẽ chỉ định lọc máu để phòng ngừa trước.
  • Trường hợp bệnh nhân ngộ độc cấp tính, cần can thiệp sớm.

Loc mau trong chuyen di tai Nhat Ban 1

2.3 Các phương pháp lọc máu phổ biến

 Hiện nay, các phương pháp lọc máu được áp dụng phổ biến là: lọc màng bụng, chạy thận nhân tạo, liệu pháp thay thế thận liên tục. Tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân, thiết bị y tế, khả năng chi trả viện phí mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị hợp lý.

  • Lọc màng bụng:
    • Lọc màng bụng là phương pháp sử dụng cơ chế khuếch tán máu để thực hiện. Một dung dịch lọc máu vô trùng, chứa nhiều khoáng chất và glucose sẽ được đưa vào khoang phúc mạc của người bệnh. Phúc mạc có khả năng lọc tự nhiên, nên chất lọc sẽ được giữ lại và chất thải sẽ được hấp thụ trong màng bụng. Qua một thời gian, các chất thải đó sẽ được dẫn ra ngoài qua ống chuyên dụng.
    • Các phương pháp lọc màng bụng: Lọc màng bụng liên tục ngoại trú (CAPD); Lọc màng bụng chu kỳ tự động (ADP).

 

  • Chạy thận nhân tạo:
    • Bác sĩ sử dụng hệ thống dây dẫn để đưa máu ra khỏi cơ thể bệnh nhân, đi qua màng lọc nhân tạo và trao đổi chất với dịch lọc. Sau khi loại bỏ độc tố và các chất dư thừa trong máu, máu được lọc xong sẽ được đưa trở lại cơ thể.
    • Để được thực hiện phương pháp lọc máu này, người bệnh cần phải có đường lấy máu đủ để thực hiện, chẳng hạn như: máu sẽ được lấy bằng catheter đặt ở các tĩnh mạch lớn hoặc qua cầu nối động tĩnh mạch ở tay.

 

  • Thay thế thận liên tục (CRRT):
    • Thay thế thận liên tục là liệu pháp lọc máu từ từ và kéo dài liên tục trong khoảng 24 tiếng. Các trường hợp bệnh suy thận nặng, huyết áp không ổn định, bị nhiễm khuẩn máu, v.v có thể áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể gây ra các biến chứng như biến chứng liên quan đến catheter.

 

3. Chi phí lọc máu

Trong những năm gần đây, bệnh thận mạn đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa ở Việt Nam. Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, mà còn tạo ra áp lực lớn đối với gia đình, hệ thống y tế cũng như nền kinh tế quốc gia. Chi phí điều trị bệnh thận mạn tính, đặc biệt là chi phí cho các liệu pháp như lọc máu, ghép thận đang chiếm một phần không nhỏ trong ngân sách y tế của nhiều quốc gia.

  • Tại Việt Nam, chi phí cho điều trị và lọc máu chiếm đến 2 – 8% ngân sách y tế mỗi năm. Trong đó, chi phí cho mỗi bệnh nhân lọc máu tại Việt Nam lên tới 9.500 đô la mỗi năm, cao gấp 3 lần so với chi phí quản lý bệnh thận mạn ở giai đoạn sớm. Theo tính toán của các chuyên gia, chi phí lọc máu hiện chỉ đứng sau chi phí điều trị cho bệnh nhân ung thư.
  • Ngoài ra, chi phí chạy thận nhân tạo sẽ khác nhau tùy theo phương thức chạy thận nhân tạo. Cụ thể, trường hợp chạy thận nhân tạo cấp cứu có mức phí khác so với chạy thận nhân tạo chu kỳ:

– Bệnh nhân chạy thận nhân tạo cấp cứu lần đầu cần phải đặt catheter riêng có mức chi phí khoảng 1,5 triệu đồng.

– Chi phí chạy thận nhân tạo chu kỳ có mức dao động khoảng từ 700.000 – 1.300.000 đồng/1 lần, tùy thuộc vào vật tư tiêu hao.

  • Với bệnh nhân có BHYT, mỗi tháng vẫn phải tự chi thêm khoảng 2 – 4 triệu đồng (tùy mức hưởng của BHYT). Nếu không có BHYT, chi phí điều trị có thể từ 10 – 20 triệu mỗi tháng, chưa kể tới các kỹ thuật y tế chuyên sâu khác.

 

Nếu quý khách có bất kỳ câu hỏi, băn khoăn nào, xin vui lòng liên hệ với IIMS-VNM để được hỗ trợ.

 

Tài liệu tham khảo:

  1. ‘Tảng băng chìm’ bệnh thận mạn: Cần sự chung tay hành động vì sức khỏe thận – Bộ Y tế
  2. Chẩn đoán sớm bệnh thận mạn tính: Cơ hội vàng đang bị bỏ lỡ – VOV Tiếng nói Việt Nam
  3. Thay đổi vì sức khỏe thận: Hành động vì lợi ích bền vững – Báo điện tử Dân trí
  4. Lọc máu có tác dụng gì? Phương pháp lọc máu hiệu quả – Bệnh viện đa khoa Phương Đông

 

Quý khách hàng có nhu cầu khám, chữa bệnh tại Nhật Bản, vui lòng liên hệ:

Hotline: 024 3944 0914

Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Centre, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Email: info@iims-vnm.com

Website: https://iims-vnm.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/iimsvietnam.official

Bình luận đã bị đóng.

Copyright © 2025 IIMS-VNM. All right reserved.
Đăng ký nhận tư vân