ĐỘT QUỴ LÀ GÌ? DẤU HIỆU SỚM NHẤT, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Tin mới 04/05/2020 11:18:40. Views: 3,616.

Đột quỵ là sự tổn thương tới não bộ và đột quỵ xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể. Não bị thiếu ô-xy và dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Vì lý do đó, Đột quỵ được coi là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Các loại đột quỵ

dot-quy-1

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Gây ra bởi tắc nghẽn động mạch, chiếm khoảng 85% trường hợp đột quỵ. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng tránh hiệu quả nếu thực hiện tốt các biện pháp dự phòng.

  • Đột quỵ do huyết khối: Tắc nghẽn do hình thành các cục máu đông hoặc do mảng bám tích tụ trong động mạch ở cổ hoặc não.
  • Đột quỵ do tắc mạch: Các cục máu đông hình thành ở đâu đó trong cơ thể, thường gặp nhất là tim. Sau đó, di chuyển đến não gây tắc nghẽn.

Đột quỵ do xuất huyết( xuất huyết não): Loại đột quỵ này gây ra bởi vết nứt trên bề mặt não hoặc động mạch não gây xuất huyết mà nguyên nhân có thể là do phình mạch, hệ thống mạch máu não bị dị dạng. Đột quỵ do xuất huyết chiếm khoảng 15% số ca đột quỵ.

Thiếu máu não thoáng qua (TIA): thường gọi là đột quỵ nhỏ bởi là những giai đoạn ngắn có triệu chứng của đột quỵ, kéo dài khoảng vài phút.

Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% sống sót là có bình phục hoàn toàn. Đáng lo ngại, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh từ 40 – 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20.

5 biểu hiện báo trước cơn đột quỵ

  • Đột ngột liệt cứng ở mặt, tay hoặc chân, đặc biệt là liệt nửa người.
  • Đột ngột nhìn không rõ (Thị lực giảm sút).
  • Đầu đau dữ dội.
  • Đột ngột không cử động được chân tay (mất phối hợp điều khiển chân tay).
  • Đột ngột không nói được hoặc không hiểu được người khác nói
dot-quy-2

Miệng bị méo, khuôn mặt không cân xứng là một trong những triệu chứng đột quỵ sớm

Ngoài ra, bạn có thể nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ với quy tắc F.A.S.T:

1. Face (Khuôn mặt): Gương mặt có dấu hiệu mất cân đối khi cười, nhe răng hay nói chuyện. Nếp mũi và một bên mặt bị xệ xuống

2. Arm (Tay): Tay yếu và có dấu hiệu bị liệt, không thể giơ đều hai tay hoặc một bên tay không thể giơ lên được.

3. Speech (Lời nói): Nói lắp, nói không rõ lời, lời nói khó hiểu hoặc không nói được.

4. Time (Thời gian): Nếu xuất hiệu 3 dấu hiệu trên, cho thấy bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao, cần khẩn trương gọi xe cấp cứu, đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế sớm nhất.

Nguyên nhân đột quỵ

– Yếu tố có thể kiểm soát được

  • Cao huyết áp: Tạo điều kiện hình thành các cục máu đông, cản trở quá trình lưu thông máu lên não hay gây sức ép lên thành động mạch và dẫn đến xuất huyết não.
  • Hút thuốc: Khói thuốc gây tổn thương thành mạch máu, gia tăng xơ cứng động mạch và là nguyên nhân gây tăng huyết áp.
  • Cholesterol cao, thừa cân: Gây ra nhiều bệnh lý như mỡ máu, cao huyết áp, tim mạch và tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Bệnh tim mạch: Suy tim, rung tâm nhĩ, nhiễm trùng tim, rối loạn nhịp tim có nguy cơ đột quỵ cao.
  • Đái tháo đường.
  • Thiếu máu não thoáng qua.
  • Đột quỵ tái phát: nguyên nhân ngày trước cá nhân bị đột quỵ có thể tái phát trong vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.

– Yếu tố không thể kiểm soát được

  • Tuổi tác: Độ tuổi nào cũng có nguy cơ đột quỵ, tuy nhiên người giá có nguy cơ đột quỵ cao hơn, đặc biệt là sau tuổi 55.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với nữ giới.
  • Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp 2 lần so với người da trắng.
  • Tiền sử gia đình: Người có người thân từng bị đột quỵ hoặc mắc các bệnh lý nhồi máu cơ tim, thiếu máu não thoáng qua có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với người bình thường.

 

dot-quy-3

Điều trị sau đột quỵ

Thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào chết càng nhiều, khả năng vận động và tư duy của cơ thể càng bị ảnh hưởng, thậm chí có thể tử vong. Vì vậy, người bị đột quỵ cần được cấp cứu y tế, chẩn đoán và điều trị ngay lập tức.

– Điều trị:

Thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ: Thời gian vàng được hiểu là thời gian tốt nhất để cấp cứu điều trị bệnh nhân đột quỵ, có tỷ lệ phục hồi cao và biến chứng thấp nhất.

  • Từ 4 đến 5 giờ đối với nhồi máu não dùng thuốc tan máu đông.
  • Trong vòng 6 giờ đối với nhồi máu não can thiệp lấy huyết khối.

Tùy theo tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các can thiệp y học cần thiết để cứu sống bệnh nhân và hạn chế tàn tật sau hồi phục.

Bệnh nhân đột quỵ cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị nhanh nhất, tránh lỡ thời gian vàng khiến tổn thương não nặng, hiệu quả can thiệp kém dẫn đến tai biến sau can thiệp cao.

– Sơ cứu tại nhà cho người có dấu hiệu đột quỵ:

  • Không để người bệnh té và gọi xe cấp cứu ngay lập tức.
  • Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn để bảo vệ đường thở và cho người bệnh.
  • Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu, phản ứng của bệnh nhân như suy giảm ý thức, nôn mửa…
  • Tuyệt đối không tự ý bấm huyệt, đánh gió, châm cứu.
  • Không cho bệnh nhân ăn uống vì có thể gây hít sặc chất nôn vào đường hô hấp, tắc đường thở, rất nguy hiểm.
  • Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.

– Biến chứng:

  • Phù nề não.
  • Đau tim: Xơ vữa động mạch, động mạch bị xơ cứng, thu hẹp làm tăng nguy cơ đau tim.
  • Động kinh: Người bệnh xuất hiện các cơn co giật do hoạt động của não không ổn định sau đột quỵ.
  • Chứng nghẽn mạch máu (DVT): Mất khả năng vận động lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng hình thành các cục máu đông trong tĩnh mạch chân gây nghẽn mạch máu.
  • Suy giảm chức năng nhận thức.
  • Mất chức năng ngôn ngữ đột ngột.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang.
  • Tay chân bị co cứng, khó vận động.
  • Viêm phổi.
  • Viêm loét do mất khả năng vận động, phải nằm liệt giường trong thời gian dài.

Cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả

Kiểm soát và điều trị các bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi như tiểu đường, tim mạch, mỡ máu, cao huyết áp…

Chế độ ăn uống lành mạnh

  • Thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu.
  • Đậu lăng, rau có màu sẫm, măng tây, bông cải, các loại hạt, củ cải…giàu folate.
  • Thực phẩm giúp giảm Cholesterol xấu như yến mạch, đậu nành, hạnh nhân.
  • Thực phẩm giàu magie như ngũ cốc, chuối, quả bơ, các loại đậu, rong biển, mâm xôi…
  • Uống nhiều nước lọc, nước trái cây.

Giới thiệu cơ sở y tế điều trị đột quỵ hiệu quả

Bệnh viện ngoại khoa thần kinh não  YOKOHAMA SHINTOSHI thuộc IMS Group – tập đoàn y tế hàng đầu Nhật Bản

Bệnh viện Shintoshi điều trị như thế nào?

dot-quy-4

 

Đối với gián đoạn cấp tính sẽ tiến hành điều trị bằng truyền dịch để lưu thông máu trở lên dễ dàng và chất bảo vệ não. Đối với giai đoạn mãn tính sẽ điều trị bằng phẫu thuật như phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động động mạch cảnh (CEA), đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu cũng có thể được thực hiện.

 

 

 

 

 

dot-quy-5

 

 

Điều trị tiêm tĩnh mạch với các thuốc cầm máu và thuốc ức chếphù não. Thuốc hạ huyết áp cũng được sử dụng vì tăng huyết áp có thể làm xuất huyết. Phẫu thuật có thể được thực hiện nếu chảy máu nghiêm trọng hoặc triệu chứng nghiêm trọng.

 

 

 

 

dot-quy-6

 

– Phẫu thuật mở sọ kẹp túi phình

– Phẫu thuật nút dây xoắn nội mạch bằng “coil” bằng cách đưa catheter nhỏ vào bên trong mạch máu, sau đó đưa dây bằng kim loại (thường bằng titan) vào lấp đầy vị trí u phình động mạch

 

 

 

 

Phương pháp điều trị can thiệp nội mạch

Phương pháp điều trị can thiệp nội mạch là phương pháp phẫu thuật can thiệp nội mạch máu não tiên tiến nhất hiện nay thay thế phương pháp phẫu thuật mở hộp sọ phức tạp bằng cách đưa các cuộn platium đặt vào bên trong túi phình mạch, bó chặt túi phình mạch, làm cho máu đông lại và túi phình mạch sẽ không bị vỡ

Với phương pháp điều trị can thiệp nội mạch này, các bác sỹ chỉ cần một vết mổ nhỏ nên thời gian hồi phục của bệnh nhân nhanh hơn 

dot-quy-7

 

Giới thiệu gói khám kiểm tra sức khỏe thần kinh tại bệnh viện Yokomaha Shintoshi

Viện trưởng Yokohama Shintoshi, Morimoto Masafumi từng chia sẻ: “Điều trị sau khi phát bệnh là đã muộn!”. Vì vậy, bệnh viện luôn đề cao phòng ngừa hơn là chữa bệnh. Việc phát hiện bệnh sớm rút ngắn được thời gian điều trị và gần như sức khỏe trí tuệ không bị sa sút đi chút nào. Bệnh viện Yokohama Shintoshi có 28 năm kinh nghiệm chuyên môn ngoại khoa – Thần kinh – Não, được Hiệp hội tầm soát não Nhật Bản chứng nhận

Nội Dung Gói Khám

1. MRI sọ não

Kiểm tra dùng từ trường mạnh để chụp hình ảnh các mặt cắt của não. Đặc biệt kiểm tra này hữu hiệu cho việc phát hiện chủ yếu là bệnh “nhồi máu não”, “xuất huyết não”, “u não”.

2. Siêu âm động mạch cảnh

Kiểm tra hình ảnh bằng cách siêu âm động mạch ở cổ (động mạch cảnh). Có thể biết được tình trạng dòng chảy của máu và độ xơ cứng động mạch.

3. MRA sọ não

Thiết bị kiểm tra giống máy MRI, nhưng chỉ chụp hình ảnh mạch máu. Phát hiện “chứng phình động mạch” gây ra “xuất huyết dưới nhện”, “hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch” gây nhồi máu não, “dị dạng mạch máu” và các bệnh khác.

4. Xét nghiệm đo xơ vữa động mạch (tuổi mạch máu)

Bằng cách đo mức độ của mạch máu bị tắc và độ cứng của mạch máu (tuổi mạch máu), tình trạng hiện tại của động mạch có thể được xác định.

5. Một số kiểm tra khác

Kiểm tra điện tâm đồ, xét nghiệm huyết học, xét nghiệm nước tiểu.

Thành tích của bệnh viện Yokomaha Shintoshi!

  • Bệnh phình mạch máu chưa vỡ: Thời gian nằm viện thấp cùng phương pháp điều trị can thiệp nội mạch
  • Số bệnh nhân xuất viện do xuất huyết não: 928 người/ năm

 

Hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Bình luận đã bị đóng.