Ung thư bàng quang chỉ chiếm 3% trong tổng số các loại ung thư phổ biến nhưng đặc biệt nguy hiểm. Theo GLOBOCAN 2020, Việt Nam có 1721 ca mắc mới và 902 ca tử vong. Việc nhận biết nguyên nhân ung thư bàng quang sẽ giúp mọi người nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe hơn. Dưới đây, IIMS-VNM – Khám chữa bệnh tại Nhật Bản sẽ cùng các bạn tìm hiểu một số phương pháp phòng ngừa ung thư bàng quang hiệu quả.
Xem thêm:
Dịch vụ khám và điều trị ung thư ở Nhật Bản có giá bao nhiêu?
Dịch vụ khám sức khỏe tổng quát tại Nhật Bản nhanh chóng chính xác
Bệnh Nhân Ung Thư Bàng Quang Ở Từng Giai Đoạn Sống Được Bao Lâu?
6 Dấu Hiệu Ung Thư Bàng Quang Bạn Cần Lưu Ý
Bàng quang là bộ phận rỗng nằm ở vùng dưới đóng vai trò lưu trữ nước tiểu thải ra từ thận. Lớp niêm mạc ở phía trong thành bàng quang được tạo nên từ các tế bào chuyển tiếp và tế bào vảy. Sự hình thành và phát triển bất thường của tế bào trong bàng quang, vượt qua sự kiểm soát gọi là ung thư. Theo thời gian, chúng tạo thành khối u xâm lấn và phá hủy các mô cơ thể khỏe mạnh, di căn khắp cơ thể.
– Hút thuốc
Theo thống kê của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ (ACS), 60-70% trường hợp mắc ung thư bàng quang có liên quan đến thói quen hút thuốc. Trong khói thuốc chứa nicotin và nhiều chất độc hại khác có thể tích tụ trong nước tiểu và chuyển đến bàng quang trước khi bài tiết ra ngoài. Những hóa chất này làm tổn thương niêm mạc bàng quang và làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với bình thường.
– Độ tuổi
Người càng lớn tuổi có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn bình thường. Hầu hết các ca chẩn đoán bệnh đều trên 55 tuổi nhưng bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa nên mọi người không thể chủ quan.
– Giới tính
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc ung thư bàng quang ở nam giới cao hơn nữ giới.
– Tiếp xúc với các hóa chất
Nhiều hóa chất có liên quan đến nguyên nhân ung thư bàng quang phải kể đến như thạch tín, hóa chất trong sản xuất thuốc nhuộm, cao su, da, dệt may và sơn nước, v.v. Khi bàng quang tiếp xúc thường xuyên với các chất độc này đều làm tăng khả năng mắc bệnh.
– Có tiền sử mắc ung thư
Những bệnh nhân có tiền sử điều trị ung thư có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do cyclophosphamide trong thuốc điều trị hoặc chất xạ trị đều có thể dẫn đến ung thư bàng quang.
– Viêm bàng quang mãn tính
Nhiều ca mắc bệnh đều được chẩn đoán bị viêm bàng quang mãn tính kéo dài. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra tình trạng viêm bàng quan có thể do nhiễm ký sinh trùng hay còn gọi là bệnh sán máng. Căn bệnh này thường phổ biến ở vùng nước ngọt hoặc những người tiếp xúc nhiều với nước như nông dân, ngư dân, v.v.
– Tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc bệnh ung thư
Nếu bạn đã từng mắc ung thư bàng quang thì có nhiều khả năng tái phát. Ngoài ra, trong gia đình, người thân có tiền sử về bệnh ung thư bàng quang cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Một số hội chứng liên quan đến ung thư có khả năng di truyền cần lưu ý gồm hội chứng Lynch, ung thư đại trực tràng không polyp di truyền (HNPCC), v.v có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở hệ thống tiết niệu.
– Không hút thuốc
Trong thuốc lá chứa các chất amin thơm và hydrocarbon thơm đa vòng khi hấp thụ vào máu và nước gây tổn thương bàng quang và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.
– Hạn chế tiếp xúc hóa chất
Nguyên nhân ung thư bàng quang có liên quan đến việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại như phenacetin, benzidine, anilin, v.v. Do đó, để ngăn ngừa bệnh, người lao động trong các ngành công nghiệp hóa chất, dệt may, in ấn, cao su, v.v cần trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ an toàn.
– Chế độ ăn uống lành mạnh
Nghiên cứu cho thấy 40% loại ung thư, trong đó có các bệnh về đường tiết niệu có thể được ngăn chặn nhờ chế độ dinh dưỡng khoa học. Theo các chuyên gia, EGCG có trong trà xanh là một dạng hợp chất chống oxy vô cùng hiệu quả, góp phần hạn chế hấp thụ cholesterol trong ruột, chống các gốc tự do làm tổn hại đến DNA. Ngoài ra, vitamin A, C, E có nhiều trong việt quất, cà chua, hạnh nhân cũng có khả năng đẩy lùi ung thư bàng quang. Một số thức phẩm khác cũng có công dụng phòng tránh bệnh mà bạn có thể bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày như dầu ô liu, mầm lúa mì, v.v.
– Khám sức khỏe định kỳ
Ung thư bàng quang đang có xu hướng trẻ hóa do ảnh hưởng từ môi trường sống, nguồn nước ô nhiễm, chế độ sinh hoạt không lành mạnh. Ngoài ra, bệnh cũng khó phát hiện ở giai đoạn sớm vì không có nhiều triệu chứng rõ rệt mà cần thông qua các xét nghiệm chuyên sâu. Vì vậy, khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần là cách thức giúp bạn chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Nhật Bản là một trong những quốc gia nổi tiếng về điều trị ung thư bàng quang hiệu quả bằng các kĩ thuật tiên tiến với chi phí thấp hơn so với các quốc gia phát triển khác. Tỷ lệ sống sót trên 10 năm của người bệnh ung thư Nhật Bản giai đoạn 2005-2008 là 59.8%. Đồng thời, Nhật Bản còn thuộc top 5 quốc gia có chỉ số chăm sóc sức khỏe tốt nhất toàn cầu 2021 (theo tạp chí CEOWORLD).
IMS là tập đoàn y tế tổng hợp và phúc lợi hàng đầu Nhật Bản với hơn 130 cơ sở và trung tâm y tế trực thuộc trên toàn quốc. Hiện nay, IIMS-VNM là đại diện chính thức của IMS tại Việt Nam chuyên cung cấp các gói tư vấn, khám điều trị ung thư bàng quang tại Nhật Bản. Bên cạnh đó, mạng lưới kết nối với nhiều bệnh viện nghiên cứu ung thư danh tiếng gồm Đại học y tế và phúc lợi Quốc tế MITA, bệnh viện Ariake – Hiệp hội nghiên cứu Ung thư (JFCR), Bệnh viện đại học Keio, Bệnh viện Trung tâm Ung thư Quốc gia Higashi, Viện khoa học và công nghệ lượng tử phóng xạ quốc gia Nhật Bản (QST), v.v sẽ giúp bạn có cơ hội trao đổi với các chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành.
Mong rằng với những thông tin về nguyên nhân ung thư bàng quang trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm này và chủ động bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bladder-cancer/symptoms-causes/syc-20356104
https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/ung-thu-bang-quang-nguyen-nhan-trieu-chung-va-phong-benh-5547
Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc xác định, chẩn đoán, điều trị y khoa. Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản, bạn đọc xin vui lòng liên hệ IIMS-VNM.