Tầm soát ung thư Dạ dày

Ung thư dạ dày được định nghĩa đơn giản là tình trạng tế bào ung thư phát triển trong dạ dày. Các chuyên gia y tế đánh giá ung thư dạ dày là một trọng những bệnh lý vô cùng nguy hiểm đối với đường tiêu hóa, là nguyên nhân thứ 2 gây ra tình trạng tử vong cao ở người bệnh ung thư (chỉ xếp sau Ung thư phổi). Trong thời gian qua Việt Nam luôn nằm trong top những nước sở hữu số lượng người mắc ung thư dạ dày cao nhất trên thế giới, ước tính hằng năm số ca tử vong do ung thư dạ dày rơi vào khoảng 11 ngàn ca trên tổng số 15 ngàn cả nhập viện chữa trị.

Do tính chất nguy hiểm của ung thư dạ dày, theo thông thường nếu bệnh nhân đã tới các giai đoạn cuối mới phát hiện ra bệnh thì khả năng chữa khỏi là rất thấp. Cũng do việc không có triệu chứng rõ ràng dẫn tới khó phát hiện bệnh sớm mà phần lớn các bệnh nhân Ung thư dạ dày không có khả năng sống quá 5 năm, chiếm tỉ lệ khoảng 80%.

Tầm soát ung thư dạ dày chính là cách tốt nhất để kiểm tra xem liệu bản thân đã có dấu hiệu ban đầu của căn bệnh này hay chưa.

Một số các tác nhân chính gây ra bệnh ung thư dạ dày có thể kể đến:

  • Nhiễm khuẩn HP (Helicobacter pylori): Tổ chức Y tế Thế giới WHO xếp vi khuẩn HP vào top đầu trong những tác nhân chính gây ra ung thư dạ dày.
  • Chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý, thiếu lành mạnh, mất cân bằng: một bộ phận người dân Việt có xu hướng thích ăn mặn, số khác lại thích ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, đồ nướng, đồ chiên xào và các thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản… Điều đó nhìn chung đã làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên gấp nhiều lần. Ngoài ra ăn không đúng bữa, ăn thiếu chất xơ, vitamin, khoáng chất, ăn quá nhiều trong bữa tối… cũng góp phần đẩy tình trạng ung thư dạ dày lên mức báo động.
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, ma túy… Đây được xem như tác nhân chính góp phần vào tình trạng ung thư dạ dày ở mức cao như hiện nay. Tuy rằng đã nâng cao nhận thức trong toàn thể cộng đồng cũng như đánh thuế cao với các sản phẩm chất kích thích, dường như người Việt vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc từ bỏ các thói quen không lành mạnh này.
  • Thiếu máu ác tính
  • Người mang nhóm máu A có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn các nhóm máu khác.
  • Viêm teo niêm mạc dạ dày
  • Viêm loét dạ dày mãn tính có HP, không điều trị dứt điểm, bệnh tái phát thường xuyên,v.v.
  • Yếu tố tâm lý, cảm xúc (thường xuyên căng thẳng, lo âu, trầm cảm, stress,v.v.) cũng gián tiếp làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

ung-thu-da-day-vi-khuan-hp

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư dạ dày:

Do đặc thù tính cách tương đối giống nhau, các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa, dẫn đến tâm lý chủ quan cho người bệnh. Theo thực tế, những người mắc bệnh ung thư dạ dày trong những giai đoạn đầu chỉ biểu hiện ra bên ngoài một số triệu chứng khó chịu như ăn không tiêu, ăn không ngon miệng, nóng rát vùng thượng vị ,v. V. Tới những giai đoạn sau khi bệnh đã trở nặng, bệnh mới diễn biến phức tạp và biểu lộ ra những triệu chứng rõ rệt hẳn như thường xuyên đau bụng, buồn nôn đi kèm với rối loạn tiêu hóa, sút cân, đi ngoài lỏng hoặc khó đi ngoài, v.v.

Dưới đây là một số các triệu chứng phổ biến gặp ở người có nguy cơ mắc ung thư dạ dày:

  • ​Đau vùng thượng vị: âm ỉ hoặc nóng rát.
  • Đầy bụng, chán ăn, ăn không tiêu trong thời gian dài.
  • Thường xuyên nuốt nghẹn.
  • Buồn nôn hoặc nôn nhiều lần.
  • Cảm thấy mệt mỏi, sút cân đột ngột.
  • Nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen.
  • Đã hoặc đang bị viêm dạ dày mãn tính, nhất là thể teo.
  • Có thể sờ thấy khối u ở bụng khi bệnh đã ở giai đoạn cuối.

Quá trình tầm soát ung thư dạ dày tại Nhật Bản

Dưới đây là các bước tầm soát ung thư dạ dày mà ai cũng cần phải biết:

Bước 1: Khám lâm sàng

Trong bước đầu tiên, Bác sĩ sẽ hỏi các thông tin cụ thể về tuổi tác, tình trạng sức khỏe, bệnh tiền sử cá nhân hoặc gia đình nếu có, các triệu chứng đang gặp phải biểu hiện nghi ngờ về tình trạng bệnh,v.v, để bác sĩ có thể đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Sau đó sẽ tiến hành xét nghiệm lâm sàng phát hiện thêm các dấu hiệu của bệnh.

Bước 2: Thực hiện xét nghiệm lâm sàng

  • Nội soi dạ dày:

Theo các bác sĩ trực thuộc tập đoàn IMS, nội soi dạ dày là phương pháp hiệu quả giúp phát hiện sớm bệnh. Bác sĩ sử dụng ống nội soi đưa vào thực quản xuống tới dạ dày để quan sát bên trong. Điều này giúp quan sát rõ ràng và đánh giá trực tiếp các tổn thương bên trong dạ dày như: xác định vị trí, hình dạng, kích thước tổn thương dạ dày, đồng thời lấy mẫu tổn thương để tiến hành xét nghiệm sinh thiết và đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh chính xác nhất có thể.

Các phương pháp nội soi dạ dày có thể bao gồm phương pháp truyền thống (nội soi qua miệng không gây mê/gây mê) hoặc nội soi qua đường mũi không đau, không gây khó chịu.

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT):

Trong khi thực hiện quá trình nội soi dạ dày, nếu có phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào phát sinh như khối u ở bên trong thì bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân làm thêm một bước nữa là chụp CT

Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh gián tiếp qua cơ thể bệnh nhân. Các bác sĩ sẽ chủ yếu dựa trên hình ảnh chụp về để đánh giá tình trạng thương tổn của dạ dày, mức độ xâm lấn của khối u tới các bộ phận xung quanh. Hơn nữa từ đó có thể đánh giá tình hình của bệnh nếu ung thư có dấu hiệu di căn đến các vùng khác trong cơ thể như gan, hạch, ổ bụng, ổ phúc mạc.

  • Sinh thiết:

Mục đích chính của phương pháp này là dùng một dụng cụ y khoa chuyên dụng đưa vào dạ dày để lấy ra một mảnh nhỏ mô ở vị trí có tổn thương tại niêm mạc dạ dày, sau đó tiến hành quan sát dưới kính hiển vi.

Sinh thiết được đánh giá là thủ tục cần thiết cho việc chẩn đoán tế bào khối u có phải là ung thư hay không. Đồng thời nó cũng được dùng để đánh giá tình trạng hiện tại cũng như mức độ viêm dạ dày, chẩn đoán xem liệu người bệnh có nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori hay không.

  •  Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư:

CA 72- 4 là tên viết tắt của kháng nguyên carbohydrate 72- 4, còn có tên là glycoprotein. Kháng nguyên ung thư CA 72- 4 được tìm thấy tại bề mặt của nhiều loại tế bào, nhất là tế bào ung thư biểu mô dạ dày.

Bình thường chỉ số CA 72- 4 ở người khỏe mạnh sẽ nhỏ hơn 6,9 U/ ml; nhưng đối với người mắc bệnh ung thư dạ dày thì chỉ số này sẽ cao hơn 6,9 U/ml.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh thì định lượng CA 72- 4 có độ đặc hiệu được chẩn đoán trên 98% và độ nhạy chẩn đoán khoảng từ 28 cho tới 80%. Nồng độ của chỉ số này liên quan tới các giai đoạn của bệnh vì vậy có thể thông qua nó để quan sát và tiến hành đánh giá tình trạng của bệnh nhân.

IIMS Việt Nam – Thành viên Tập đoàn IMS Nhật Bản – Một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản.

Ngoài ra, bạn đọc có thể nhấn nút Quan tâm hoặc chat với Zalo IIMS Việt Nam để cập nhật thêm các thông tin hữu ích bằng cách quét mã code QR sau:

ZALO IIMS Vietnam