Tầm soát ung thư lưỡi

Tin mới 21/04/2020 10:12:58. Views: 5,927.

Thống kê cho thấy mỗi năm thế giới có khoảng 263.000 ca mắc mới và 128.000 người tử vong vì ung thư lưỡi. Vì thế tầm soát ung thư lưỡi định kỳ, đặc biệt là khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường là rất cần thiết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi là loại bệnh phổ biến nhất trong các loại ung thư vùng miệng

1. 5 dấu hiệu ĐIỂN HÌNH của ung thư lưỡi

Các dấu hiệu ở giai đoạn đầu của ung thư lưỡi thường không rõ ràng, gây khó chịu nhưng qua nhanh, khiến cho bạn khó nhận biết được bệnh. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu sau kéo dài thì hãy chú ý và đi tầm soát ung thư lưỡi càng sớm càng tốt.

  • Đau lưỡi: Cảm thấy như có dị vật, xương cá cắm vào lưỡi nhưng hết nhanh, bị nhiệt miệng kéo dài, uống thuốc không đỡ.
  • Có sự thay đổi về màu sắc lưỡi, xuất hiện mảng trắng hoặc xơ hóa.
  • Xuất hiện một khối bất thường: Bề mặt lưỡi xuất hiện một khối bất thường, sờ vào phần tổn thương thấy rắn, chắc.
  • Xuất hiện hạch: Có khoảng 50% bệnh nhân bị ung thư lưỡi sẽ xuất hiện hạch dưới cằm, dưới hàm ngay từ giai đoạn đầu của bệnh.
  • Đau họng hoặc đau khi nuốt, cảm giác vướng mắc ở trong họng, nhai nuốt đồ ăn khó khăn.

Ngoài ra khi gặp một số triệu chứng như hôi miệng, đau tê đầu lưỡi, lưỡi và hàm bị cứng, chảy máu lưỡi không rõ nguyên nhân,… thì bạn cũng cần đến cơ sở y tế uy tín để khám và đánh giá tình trạng bệnh kịp thời.

Dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi

Trường hợp bề mặt lưỡi xuất hiện khối cứng bất thường thì cần sớm thực hiện tầm soát ung thư lưỡi

2. Nhóm đối tượng NÊN khám tầm soát ung thư lưỡi

Hiện chưa có khẳng định về nguyên nhân chính xác gây ra ung thư lưỡi, tuy nhiên các nhóm đối tượng sau được cho rằng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Vì thế cần thực hiện tầm soát ung thư lưỡi sớm hơn:

  • Nam giới trên 50 tuổi
  • Người có tiền sử gia đình mắc ung thư lưỡi hoặc vùng miệng.
  • Người thường xuyên phải tiếp xúc với bức xạ cường độ cao.
  • Người nhiễm virus gây u nhú ở người (human papillomavirus – HPV). Trong đó virus HPV tuýp 16 và tuýp 18 có khả năng gây ung thư lưỡi cao hơn.
  • Người thường xuyên hút thuốc, bao gồm cả xì gà và tẩu thuốc.
  • Người thường xuyên uống rượu bia, thực tế có tới 80% người mắc ung thư lưỡi là người nghiện rượu. Những người thường xuyên hút thuốc và cả uống rượu bia sẽ có nguy cơ mắc ung thư lưỡi cao gấp 15 lần người bình thường.
Đối tượng nên tầm soát ung thư lưỡi

Người hút thuốc lá kéo dài 20 năm có nguy cơ mắc ung thư lưỡi cao gấp 5 lần người bình thường

Bao lâu thì nên tầm soát ung thư lưỡi?

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao: Nên tầm soát ung thư lưỡi định kỳ từ 1 năm/lần hoặc sớm hơn.

Nhóm đối tượng bình thường: Thực hiện tầm soát định kỳ từ 1 – 2 năm/lần.

3. 3 Phương pháp tầm soát ung thư lưỡi 

Khi tầm soát ung thư lưỡi, các bác sĩ thường áp dụng các phương pháp sau:

3.1. Sinh thiết

Sinh thiết là phương pháp lấy mẫu vật phẩm tại vị trí tổn thương, sau đó quan sát dưới kính hiển vi để xác định xem tế bào có phải u ác tính không. Sinh thiết được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ung thư vì có độ chính xác cao, không gây đau đớn, khó chịu.

Tuy nhiên phương pháp này cũng tồn tại nhược điểm là:

  • Sinh thiết ở thời điểm khác nhau có thể cho ra kết quả khác nhau
  • Hoặc sinh thiết ở hai nơi có thể cho ra hai kết quả khác nhau.

Do đó, kết quả sinh thiết còn phụ thuộc vào kinh nghiệm lấy mẫu của bác sĩ xét nghiệm, cần lấy đúng vị trí tổn thương để có chẩn đoán chính xác hơn.

Tầm soát ung thư lưỡi bằng phương pháp sinh thiết

Phương pháp sinh thiết an toàn và có rủi ro rất thấp, chỉ có khoảng 5% trường hợp bị nhiễm trùng nhỏ

3.2. Các xét nghiệm hình ảnh

Xét nghiệm hình ảnh được thực hiện để chẩn đoán vị trí bị tổn thương, giai đoạn của bệnh và đánh giá mức độ di căn. Tùy vào tình hình bệnh lý mà các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một trong các xét nghiệm sau.

3.2.1. Chụp CT

Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) là kỹ thuật y khoa dùng các tia X quét lên cơ thể theo lát cắt ngang để hiển thị hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của bộ phận cần chụp. Chụp CT sẽ giúp phát hiện các khối u ở lưỡi và tình trạng di căn sang các bộ phận khác.

Tuy nhiên chụp CT có nhược điểm là gây nguy cơ nhiễm phóng xạ từ tia X, đặc biệt là khi tia X còn mang tính chất tích lũy trong cơ thể người.

Tầm soát ung thư lưỡi bằng phương pháp chụp CT

Chụp CT mang đến khả năng phân giải hình ảnh cao hơn so với chụp X-quang

3.2.2. Chụp X-quang

Chụp X-quang là kỹ thuật sử dụng máy chụp X-quang phát ra các chùm tia X có bức xạ cao đi qua cơ thể và tạo ra hình ảnh để chẩn đoán bệnh.

Đối với bệnh ung thư lưỡi, bác sĩ sẽ chụp X-quang xương hàm dưới, chụp X quang tim phổi,… để có thể thấy được hình ảnh u phát triển, mức độ di căn.

3.2.3. Chụp MRI

Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ) là kỹ thuật sử dụng từ trường và sóng radio để mô phỏng lại hình ảnh giải phẫu của cơ thể. Cũng giống như chụp X – quang và chụp CT, chụp MRI sẽ giúp đánh giá mức độ xâm lấn sang các mô mềm, mô xương xung quanh.

Tuy nhiên, chụp MRI có nhược điểm là thời gian chờ kết quả lâu và chi phí cao hơn 2 phương pháp trên nhiều.

Tầm soát ung thư lưỡi bằng phương pháp chụp MRI

Chụp MRI có ưu điểm là không mang đến tác dụng phụ như chụp X-quang và chụp CT

3.2.4. Siêu âm

Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình bằng cách dùng sóng âm tần số cao (sóng siêu âm) để tái hiện lại cấu trúc bên trong của cơ thể. Phương pháp siêu âm nãy cũng giúp phát hiện các tổn thương di căn xa của ung thư lưỡi.

3.3. Xạ hình toàn thân

Xạ hình toàn thân là kỹ thuật chẩn đoán y khoa dùng máy xạ hình để ghi nhận hình ảnh toàn thân bằng y học hạt nhân. Phương pháp xạ hình toàn thân sẽ giúp phát hiện di căn xa ung thư lưỡi và lên kế hoạch điều trị phù hợp với từng đối tượng.

Xạ hình toàn thân hiếm khi được chỉ định trong tầm soát ung thư lưỡi, hoặc sẽ chỉ định trong trường hợp tiên lượng bệnh xấu để đánh giá mức độ di căn xa của bệnh.

6 phương pháp xét nghiệm ung thư lưỡi kết quả Chính Xác cao

Tầm soát ung thưo lưỡi bằng phương pháp xạ hình toàn thân

Xạ hình toàn thân khá hiếm trong tầm soát ung thư lưỡi

4. Lưu ý để tầm soát ung thư lưỡi hiệu quả

Để tầm soát ung thư lưỡi hiệu quả, bạn cần lưu ý:

  • Khi chụp CT bệnh nhân không mặc quần áo có mảnh kim loại, đồng thời phải tháo bỏ trang sức để tránh gây nhiễu kết quả.
  • Kết quả chẩn đoán có thể xuất hiện âm tính giả hoặc dương tính giả. Vì thế hãy thực hiện tầm soát định kỳ để có kết quả tốt nhất. Đồng thời, dù có kết quả âm tính nhưng vẫn cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để phòng bệnh hiệu quả.
Lưu ý khi thực hiện tầm soát ung thư lưỡi

Nên đi tầm soát ung thư lưỡi 1 năm/lần hoặc ngay khi thấy dấu hiệu bất thường

5. Địa điểm khám tầm soát ung thư lưỡi

Khi đã xác định nhu cầu muốn đi khám tầm soát ung thư lưỡi, bạn có thể chọn khám tại những địa chỉ uy tín, chất lượng để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

5.1. Tầm soát ung thư lưỡi tại Việt Nam

5.1.1. Bệnh viện K

Bệnh viện K là cơ sở chuyên khoa đầu ngành của cả nước về phòng và điều trị ung thư. Bệnh viện hiện sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, hệ thống trang thiết bị hiện đại với những kỹ thuật y khoa tiên tiến nhất mà chi phí lại hợp lý.

Hiện, bệnh viện chuyên cung cấp các gói khám tầm soát ung thư như: ung thư lưỡi, ung thư vòm họng, ung thư miệng,… cho kết quả chính xác cao. Vì thế bệnh nhân có thể yên tâm khi lựa chọn tầm soát tại đây.

5.1.2. Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai có khoa Y học hạt nhân chuyên điều trị các bệnh lý ung thư và nghiên cứu các đề tài khoa học về phòng chống ung thư phục vụ việc giảng dạy. Vì thế các kết quả khám tầm soát ung thư tại đây luôn có mức độ chính xác cao.

Hiện nay, bệnh viện có 3 nơi chuyên khám và tầm soát ung thư là phòng khám thuộc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, 2 phòng khám chuyên khoa Ung bướu thuộc khoa Khám bệnh.

Tầm soát ung thư lưỡi tại bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là một trong những địa chỉ tầm soát ung thư lưỡi uy tín tại Việt Nam

5.1.3. Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Chợ Rẫy có trung tâm Ung bướu cung cấp nhiều gói khám tầm soát ung thư khác nhau như ung thư lưỡi, ung thư vòm họng, ung thư gan,…

Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ tai mũi họng trình độ Tiến sĩ, thạc sĩ, phần lớn đều được đào tạo và thực tập tại nước ngoài như Anh, Mỹ, Pháp,… nên kết quả khám chữa luôn được đánh giá cao.

5.1.4. Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Ung bướu là bệnh viện chuyên khoa I của thành phố Hồ Chí Minh, chuyên thăm khám, chữa trị các bệnh lý liên quan đến ung bướu.

Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh ung thư như ung thư lưỡi, ung thư đầu cổ. Vì thế bệnh nhân tại khu vực phía Nam có thể yên tâm lựa chọn tầm soát tại đây.

Tầm soát ung thư lưỡi tại bệnh viện Ung Bướu TP.Hồ Chí Minh

Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện chủ lực trong điều trị ung thư khu vực phía Nam

5.1.5. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Bệnh viện quốc tế Vinmec có khoa Ung bướu chuyên thực hiện tầm soát và khám chữa ung thư hiệu quả cao. Đặc biệt, khoa có thể phối hợp với các chuyên khoa khác, bám sát từng đối tượng và chăm sóc người bệnh toàn diện.

Ngoài ra, Vinmec có đội ngũ bác sĩ trong nước và quốc tế chuyên môn cao giàu kinh nghiệm, trang bị đầy đủ các phương tiện chuyên môn hiện đại… vì thế sẽ cho kết quả khám tầm soát ung thư lưỡi cao.

Hiện nay, Vinmec đã có mặt ở nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Hồ Chí Minh,…rất thuận tiện cho khám chữa, tuy nhiên chi phí tương đối cao.

5.2. Tầm soát ung thư lưỡi tại Nhật Bản

Ngoài tầm soát ung thư tại Việt Nam thì hiện nay nhiều người có xu hướng lựa chọn thực hiện tầm soát tại Nhật Bản. Lý do là bởi Nhật Bản có:

  • Nền y tế phát triển: Nhật Bản đã được xếp hạng số 1 thế giới về chăm sóc sức khỏe và được đánh giá là nước đi đầu trong áp dụng công nghệ mới vào điều trị ung thư hiệu quả.
  • Tỷ lệ chính xác trong tầm soát ung thư cao bậc nhất thế giới
  • Chi phí phù hợp: So với các nước có nền y học tiên tiến như Anh, Mỹ, Đức… thì chi phí sang Nhật Bản khám chữa sẽ chỉ bằng một nửa, thậm chí là 1/3.

Nếu đã quyết định lựa chọn đến Nhật Bản để tầm soát ung thư lưỡi thì bạn nên chọn một đơn vị giúp bạn kết nối với các bệnh viện tại Nhật Bản như IMS Việt Nam.

IMS Việt Nam là công ty duy nhất đến từ Nhật Bản với 100% vốn từ Nhật Bản, có giám đốc điều hành người Nhật. Đây cũng là đại diện duy nhất của Tập đoàn Y tế IMS (lớn thứ 2 Nhật bản) tại Việt Nam và là công ty đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ y tế Nhật Bản.

Khi đến với IMS Việt Nam, bạn sẽ được nhận được nhiều lợi ích như tư vấn chọn bệnh viện phù hợp, hỗ trợ làm visa y tế, có phiên dịch đi kèm suốt quá trình thăm khám, bảo mật thông tin tuyệt đối…

Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Ariake là bệnh viện thuộc tập đoàn IMS

Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Ariake – Một trong những bệnh viện tại Nhật Bản tầm soát ung thư liên kết với tập đoàn Y tế IMS

Xem thêm: [Tầm soát ung thư lưỡi ở đâu] Top 9+ địa điểm UY TÍN

6. Chi phí tầm soát ung thư lưỡi

Chi phí tầm soát ung thư lưỡi nói chung khá hợp lý. Ở Việt Nam mức chi phí này vào khoảng 1,5 triệu – 2 triệu/gói khám. Mức chi phí này còn phụ thuộc vào từng bệnh viện và thời điểm tầm soát cũng như các phương pháp đi kèm.

Đối với chi phí tầm soát ung thư lưỡi tại Nhật Bản, để biết thêm thông tin chi tiết, các bạn vui lòng gọi đến IMS thông qua:

  • Hotline: 024 3944 0914
  • Website: https://iims-vnm.com/lien-he

Tóm lại, nếu có thể bạn cần thăm khám tầm soát ung thư lưỡi định kỳ và thường xuyên để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Từ đó giúp nâng cao sức khỏe cũng như bảo vệ chính mình.

Bình luận đã bị đóng.