Đột quỵ và nhồi máu cơ tim có khác nhau không?

Tin mới 11/05/2020 08:58:48. Views: 4,281.

Đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều xảy ra đột ngột dẫn đến nguy cơ gây tử vong cao nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời

Thực ra thì đột quỵ và nhồi máu cơ tim khác nhau hoàn toàn, chúng ta cùng xem phân tích kỹ ở bài viết dưới đây.

1. Sự khác nhau giữa nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Nguyên nhân chính gây ra nhồi máu cơ tim và đột quỵ là do sự hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch. Hầu hết các trường hợp hình thành các cục máu đông là do xơ vữa động mạch hoặc hẹp lòng động mạch, thường xảy ra ở người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, rối loạn mỡ máu, béo phì, mắc bệnh tiểu đường, người hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu…

phan-biet-nhoi-moi-co-tim-va-dot-quy-1

Hình ảnh minh họa nguyên nhân gây đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều  là bệnh lý có liên quan đến cục máu đông gây tắc nghẽn

Đột quỵ và nhồi máu cơ tim còn giống nhau khi thường xảy ra đột ngột, do đó cần xử trí nhanh. Có lẽ vì thế mà hiện nay có rất nhiều người nhầm tưởng 2 căn bệnh này là một và thường gọi chung là “tai biến” hoặc “ đột quỵ”. Tuy nhiên cần phân biệt rõ đột quỵ và nhồi máu cơ tim để có hướng xử lý kịp thời.

Đột quỵNhồi máu cơ tim
Mô tảĐột quỵ còn gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi dòng máu trong não bị gián đoạn hoặc giảm do một mạch máu trong não bị vỡ. Khi đó, lượng oxy và dinh dưỡng nuôi dưỡng nhu mô não bị giảm đáng kể. Nếu tình trạng này kéo dài, sau vài phút, các tế bào não bắt đầu chết.Nhồi máu cơ tim (cơn đau tim cấp) là một bệnh lý tim mạch, xảy ra khi lượng máu nuôi tim bị cắt đứt đột ngột do một hoặc nhiều nhánh mạch vành bị tắc nghẽn bởi các cục máu đông. Nếu không được cấp cứu kịp thời, tế bào cơ tim bắt đầu chết khiến chức năng bơm máu của tim không toàn vẹn như trước dẫn đến suy tim, sốc tim, đột tử do tim…
Triệu chứngNhận biết sớm đột quỵ với quy tắc F.A.S.T:

  • Face (Khuôn mặt): Gương mặt có dấu hiệu mất cân đối khi cười, nhe răng, nói chuyện. Nếp mũi và một bên mặt bị xệ xuống.
  • Arm (Tay): Tay yếu, có dấu hiệu bị liệt, không thể giơ đều hai tay hoặc một bên tay không thể giơ lên được.
  • Speech (Lời nói): Nói lắp, nói không rõ lời, không nói được.
  • Time (Thời gian): Nếu xuất hiện 3 dấu hiệu trên, bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao, cần đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức.
  • Đau ngực.
  • Khó thở.
  • Chóng mặt, lo lắng.
  • Tim đập nhanh.
  • Đau hàm, đau lưng.
  • Buồn nôn và nôn ói.

*Lưu ý: Không phải ai cũng có dấu hiệu nhồi máu cơ tim giống nhau. Cơn đau thắt ngực thường có thể nhẹ, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác.

Hậu quả khôn lường của bệnhĐột quỵ thường gây hậu quả ảnh hưởng ở não, gây tê liệt một phần hoàn toàn bộ cơ thể. Một số biến chứng như:

  • Phù nề não.
  • Động kinh.
  • Suy giảm nhận thức.
  • Mất chức năng ngôn ngữ.
  • Tay chân bị co cứng, khó vận động.

Chứng nghẽn mạch máu (DVT).

Nhồi máu cơ tim ảnh hưởng đến dòng máu đi nuôi cơ thể, gây tử vong cao. Các biến chứng của bệnh:

  • Rối loạn nhịp tim.
  • Các biến chứng suy bơm.
  • Vỡ thành tự do tâm thất, thủng vách liên thất, phình thành thất, hở van hai lá.
  • Các block nhĩ thất.

Suy tim.

Sơ cứuCần đưa bệnh nhân cấp cứu y tế ngay lập tức, tránh bỏ lỡ thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ khiến não tổn thương nặng, hiệu quả can thiệp kém dẫn đến tai biến sau can thiệp cao.

*Lưu ý:

  • Không để người bệnh té.
  • Không tự ý bấm huyệt, đánh gió, châm cứu tại nhà.
  • Không cho bệnh nhân ăn uống vì có thể gây tắc đường thờ.

Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc uống hoặc thuốc tiêm nào.

Gọi cấp cứu ngay lập tức. Nếu bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc các bệnh tim mạch, nếu có triệu chứng nhồi máu cơ tim cần dùng thuốc được bác sĩ chỉ định.

Trong khi chờ đợi xe cấp cứu, người nhà không nên tự ý sơ cứu nên chưa được đào tạo vì có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Điều trị
  • Hồi sức cấp cứu.
  • Chống phù não tích cực.
  • Điều trị đặc hiệu theo thể.
  • Điều trị triệu chứng.
  • Điều trị chỉnh nước – điện giải và thăng bằng kiềm – toan.
  • Điều trị phẫu thuật, điều trị phục hồi nhu mô não bằng tế bào gốc.
  • Điều trị dự phòng tái phát.
  • Kiểm soát các yếu tố nguy cơ.
  • Uống thuốc phòng ngừa biến cố.
  • Đặt stent mạch vành PCI.

Mổ bắc cầu CABG.

2. Cách phòng tránh bệnh đột quỵ và bệnh nhồi máu cơ tim

Xem chi tiết cách phòng tránh đột quỵ tại đây: phòng tránh bệnh đột quỵ

Đầu tiên, cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với các nhóm thực phẩm có lợi như thực phẩm giàu omega-3, các loại rau có màu xanh đậm, trái cây và tránh những món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn. Ngoài ra, cần bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu để ngăn chặn quá trình xơ vữa động mạch.

Thường xuyên tập luyện thể dục cũng là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ hiệu quả. Tuy nhiên, lưu ý chỉ lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như tập dưỡng sinh, đi bộ, yoga…

Hơn nữa, đối với người có bệnh tim mạch cần tầm soát tim mạch 6 tháng hoặc 1 năm/lần. Đồng thời khi có các dấu hiệu về “bệnh đột quỵ” hay “nhồi máu cơ tim” người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra nhằm phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
hãy-khám-sức-khỏe-thường-xuyên-để

Người khỏe mạnh cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm giúp phát hiện sớm nhất các nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý tiềm ẩn. Bệnh viện Yokohama Shintoshi – Bệnh viện ngoại khoa thần kinh não, là một trong những cơ sở y tế uy tín thuộc Tập đoàn Y tế IMS Nhật Bản, được đánh giá hàng đầu Nhật Bản về điều trị phình động mạch não và giãn động mạch não.
Bệnh viện Yokohama Shintoshi cung cấp gói khám sức khỏe tầm soát tim mạch với các hạng mục khám chuyên sâu, giúp phát hiện sớm nhất các dấu hiệu gây bệnh. Từ đó, người bệnh sẽ được chẩn đoán chính xác và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của từng bệnh nhân.

Thông tin chi tiết Bệnh viện Yokohama Shintoshi: tại đây

Để tìm hiểu thêm danh mục tầm soát, hãy liên hệ với IMS Việt Nam:

Địa chỉ: Tầng 11 tòa nhà Prime Centre, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

  • Hotline: +84-24 3944 0914
  • Email: info@iims-vnm.com

Bình luận đã bị đóng.