Là một loại ung thư da, ung thư hắc tố xâm lấn sâu, tiến triển nhanh, di căn sang các bộ phận khác của cơ thể bởi các tế bào phân bố chủ yếu ở lớp đáy thượng bì (90%). Vậy ung thư hắc tố có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu với IIMS-VNM qua bài viết tổng hợp thông tin dưới đây.
1. Ung thư hắc tố là gì?
Ung thư hắc tố là một loại ung thư da, là bệnh lý ác tính của các tế bào sinh sắc tố melanin. Căn bệnh này còn được biết đến với những tên gọi khác như ung thư hắc tố da, u hắc tố da, ung thư sắc tố). Đây là một căn bệnh nguy hiểm vì nó xâm lấn sâu, tiến triển nhanh, dễ di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Bởi có biểu hiện ban đầu đơn giản, rất đa dạng (không đặc trưng) nên u hắc tố ác tính thường dễ bị bỏ qua mặc dù tổn thương ở ngay trên da, đến khi phát hiện thì đã ở giai đoạn muộn, tế bào ung thư đã di căn xa, khó chữa trị.
U hắc tố ác tính có thể tiến triển từ một số tổn thương lành tính trên da như nốt ruồi, bớt hắc tố, u hắc tố (đồi mồi ở người cao tuổi).
Ung thư da nói chung và ung thư tế bào hắc tố nếu được phát hiện sớm, có thể được điều trị khỏi hoàn toàn, cho nên vấn đề chẩn đoán sớm ung thư da càng trở nên cần thiết và quan trọng.
2. Những triệu chứng và dấu hiệu nhận biết ung thư hắc tố
Ung thư hắc tố có thể hình thành ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường xuất hiện ở các vị trí như vùng lưng, tay, chân, mặt, v.v. những vị trí thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Tuy vậy, cũng có những trường hợp xuất hiện dạng ung thư này ở những vị trí như lòng bàn chân, lòng bàn tay, kẽ móng tay. Các dấu hiệu có thể bao gồm:
Ngứa hoặc chảy máu
Xuất hiện những đốm, mảng màu da khác, phát triển bất thường
Nốt ruồi trên cơ thể có sự thay đổi về hình dạng, màu sắc, kích thước, v.v.
Mọi người nên cẩn trọng nếu nốt ruồi bình thường đột nhiên thay đổi về hình dạng, kích thước, hay chảy máy, lớn nhanh, ngứa ngáy. Đặc biệt, nếu nốt ruồi biến màu sẫm dần, và đặc biệt có dấu hiệu loét, sùi hoặc đang từ màu nâu đồng nhất trở nên đa sắc.
3. Các yếu tố nguy cơ có thể gây nên ung thư hắc tố
Ánh nắng mặt trời: Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời có khả năng gây nên những biến đổi trên nhiễm sắc thể. Đó là lí do hầu hết các trường hợp mắc u hắc tố ác tính đều có tiền sử bị bỏng nắng khi còn trẻ.
Có khoảng 5% trường hợp u hắc tố ác tính xuất hiện trên bớt bẩm sinh (đặc biệt là các bớt bẩm sinh khổng lồ).
Có khoảng 10 đến 20% ung thư hắc tố có liên quan tới nốt ruồi. Những người có nốt ruồi không điển hình có nguy cơ phát triển thành ung thư ác tính cao gấp 3 đến 20 lần so với người bình thường.
Mối liên quan giữa hormon sinh dục nữ (oestrogen) và u hắc tố ác tính cho đến hiện nay vẫn còn chưa rõ.
Di truyền: Khoảng 10% ung thư hắc tố có tính chất gia đình, nhiều trường hợp ung thư hắc tố gặp ở những người có cùng huyết thống, cùng một gia đình, cùng vị trí. Ung thư hắc tố có thể xuất hiện từ khi còn trẻ với nhiều nốt ruồi bất thường.
Nốt ruồi: Khoảng 10 đến 20% ung thư hắc tố có liên quan tới nốt ruồi. Những người có nốt ruồi không điển hình có nguy cơ phát triển thành ung thư ác tính cao gấp 3 đến 20 lần so với người bình thường.
Người có nhiều nốt ruồi: Những người có nhiều nốt ruồi lớn sẽ có nguy cơ mắc ung thư hắc tố cao hơn người bình thường.
U hắc tố ác tính phát triển trên một nốt ruồi sẵn có thường hay bị đụng chạm sờ mó, hoặc bị ánh nắng tác động nhiều lần, nhưng không phải nốt ruồi nào cũng biến thành ung thư, tỉ lệ chỉ chiếm một phần rất nhỏ.
Ánh nắng mặt trời với tia cực tím có thể gây nên những tác động tiêu cực đến da
Những đối tượng sau có có khả năng mắc ung thư da hắc tố, bao gồm:
Có nước da trắng: Người có ít sắc tố (melanin) trong da sẽ có ít sự bảo vệ khỏi tác hại của tia UV hơn.
Sống gần xích đạo hoặc ở vùng cao: Những nơi các tia nắng mặt trời chiếu trực tiếp hơn – sẽ chịu lượng bức xạ UV cao hơn so với người sống ở vùng xa hơn về phía Bắc hoặc phía Nam. Ngoài ra, nếu sinh sống ở vùng cao thì bức xạ UV cũng nhiều hơn.
Gia đình có tiền sử bệnh ung thư da: Nếu người thân trong gia đình có tiền sử có u hắc tố da ác tính, bạn cũng nên cẩn trọng và thực hiện tầm soát ung thư định kì.
Hệ miễn dịch yếu: Những người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ mắc u tế bào hắc tố cũng như các bệnh ung thư da khác.
4. Phòng ngừa ung thư hắc tố?
Để phòng ngừa ung thư hắc tố, mỗi chúng ta nên áp dụng một số biện pháp sau:
Hạn chế và có biện pháp tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, chẳng hạn như sử dụng quần áo bảo hộ (che kín cánh tay và chân), đội mũ rộng vành, đeo kính râm, đeo khẩu trang, v.v.
Hạn chế làm nâu da bằng ánh sáng nhân tạo bởi thiết bị này cũng có thể phát ra tia UV, có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư da hắc tố.
Sử dụng kem chống nắng có SPF ít nhất là 30, dùng ngay cả trong những ngày nhiều mây. Nên bôi lại sau mỗi 2 giờ hoạt động ngoài trời hoặc khi đi bơi, hay đổ nhiều mồ hôi.
Khám chuyên khoa với những trường hợp phát hiện tổn thương nghi ngờ hoặc có tiền sử gia đình có người mắc ung thư hắc tố.
Thường xuyên theo dõi và tự khám da toàn thân.
Đặc biệt chú ý tới sự thay đổi màu sắc, tính chất của nốt ruồi. Khi có triệu chứng nghi ngờ, nên đến ngay các cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị. Các nước phát triển khuyên nên đi khám định kì 3 năm 1 lần ở độ tuổi 30 – 39 và khám hàng năm sau tuổi 40 để phát hiện sớm bệnh ung thư da.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu khi bệnh ở giai đoạn tại chỗ, Đối với người mắc ung thư ở giai đoạn đầu, đây có thể là phương pháp điều trị cần thiết duy nhất. Nếu khối u đã lan ra các khu vực khác ngoài bề mặt da, các phương pháp điều trị bằng hóa chất, miễn dịch ít hiệu quả nhưng mang tính chất bổ trợ khi bệnh ở giai đoạn muộn.
5. Dịch vụ ý kiến y tế thứ hai
Đứng trước những phương thức điều trị có khả năng rủi ro lớn, dường như bệnh nhân nào cũng có tâm lý lo lắng. Người nhà bệnh nhân cũng thêm cân nhắc, liệu phác đồ này có thực sự hiệu quả, tỉ lệ điều trị thành công có cao hơn không?
Dịch vụ Ý KIẾN Y TẾ THỨ HAI giúp bệnh nhân và người nhà có thể tham vấn ý kiến từ các chuyên gia y tế tại những bệnh viện hàng đầu tại Nhật Bản, giúp bệnh nhân cảm thấy an tâm, tin tưởng hơn với phác đồ điều trị hoặc giảm thiểu tối đa những sai sót, rủi ro không đáng có.
Khi nào bạn nên sử dụng dịch vụ Ý kiến y tế thứ 2:
Cảm thấy lo lắng, nghi ngờ về kết quả chẩn đoán hiện tại
Được chẩn đoán mắc bệnh lạ/ bệnh hiếm gặp
Được chỉ định các biện pháp điều trị lớn và quan trọng, có can thiệp như phẫu thuật
Mong muốn được tìm hiểu kĩ hơn về tình trạng bệnh cũng như phương pháp điều trị tiên tiến trên thế giới
Sau một thời gian điều trị, tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc trầm trọng thêm
Lí do bạn nên sử dụng dịch vụ Ý KIẾN Y TẾ THỨ 2:
Bệnh nhân được đánh giá lại toàn bộ bệnh án và phương án điều trị (nếu có trước đây), giảm thiểu tối đa những sai sót, rủi ro không đáng có.
Bệnh nhân được tham vấn ý kiến chuyên khoa từ những chuyên gia y tế hàng đầu tại Nhật Bản.
Bệnh nhân có thể tiếp cận với quốc gia nằm trong TOP hệ thống y tế tốt nhất trên thế giới, tham khảo về những phương pháp điều trị tiên tiến, hiện đại nhất trên thế giới, tăng tỉ lệ điều trị thành công.
Bệnh nhân được hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc liên quan về tình trạng sức khỏe.
Bệnh nhân có thể tiết kiệm được chi phí, thời gian đáng kể.
Bệnh nhân được hỗ trợ tận tình bởi đội ngũ chăm sóc khách hàng của IIMS-VNM.
Đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ nhiệt tình các khâu dịch vụ, bao gồm cả dịch thuật y tế, đảm bảo cho khách hàng những thông tin chính xác nhất.