Giảm đau cho bệnh nhân ung thư [Cập nhật 2022]

Tin mới 29/11/2022 10:41:35. Views: 1,677.

Đau là triệu chứng và cũng là nỗi ám ảnh của bệnh nhân ung thư, đặc biệt ở những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Hiện nay, có nhiều biện pháp giảm đau, có thể kiểm soát được trên 90% đau đớn do ung thư. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm bắt được những thông tin này. Rất nhiều người thân bệnh nhân băn khoăn giảm đau như thế nào. Cùng IIMS Việt Nam tìm hiểu về những loại thuốc và thủ thuật giúp giảm đau cho bệnh nhân ung thư.

1. Giảm đau cho bệnh nhân ung thư

Tùy thuộc vào từng loại ung thư, giai đoạn bệnh cũng như thể trạng của bệnh nhân mà mức độ và tần suất đau sẽ khác nhau. Một số khối u như u não, ung thư xương, u thần kinh, v.v. có thể gây đau nhức từ rất sớm. Và cũng có những bệnh nhân ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, v.v. xuất hiện các cơn đau ở giai đoạn muộn.

Đa phần bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đều bị các cơn đau “hành hạ”, trong đó 60 – 80% bị đau nặng. Sự dằn vặt đau đớn khiến chất lượng cuộc sống giảm trầm trọng khiến bệnh nhân không thể ăn uống, nghỉ ngơi, vận động, v.v.

Xét về cơ chế đau do ung thư, đây có thể là kết quả nhiều nguyên nhân:

  • Cơn đau xuất hiện khi ung thư xâm lấn vào thần kinh, xương, phần mềm, tạng, v.v.
  • Cơn đau xuất hiện khi xảy ra viêm, loét xung quanh u.
  • Cơn đau do các biện pháp điều trị ung thư như đau sau phẫu thuật lồng ngực, đau do viêm các rễ thần kinh trong điều trị hóa chất, đau do viêm cơ sau xạ trị, v.v.
  • Đau do khối u chèn ép hoặc làm bít tắc các tạng như tắc ruột, niệu quản, v.v. Đau tạng có thể thuyên giảm khi bệnh nhân sử dụng các thuốc chống đau thông thường. Trong trường hợp tình trạng đau không giảm, bệnh nhân có thể phải điều trị chống chèn ép, bít tắc bằng phẫu thuật, xạ trị.
  • Đau nguồn gốc thần kinh (hay còn gọi lạc đường dẫn truyền vào di chấn thương các thần kinh ngoại vi, đau loạn cảm). Loại đau này như cắn xé da thịt, thường phải sử dụng thuốc tê hoặc các biện pháp phẫu thuật thần kinh.

Nguyên tắc trong điều trị giảm đau

  • Điều đầu tiên cần thực hiện là nắm được bệnh sử chi tiết của người bệnh, thực hiện thăm khám cẩn thận để xác định nguồn gốc cơn đau: Do ung thư hoặc có liên quan đến ung thư; do các phương pháp điều trị ung thư hay do các rối loạn khác; do bộ phận cảm nhận đau, do bệnh thần kinh hay do cả hai, v.v.
  • Trước khi điều trị, cần giải thích tỉ mỉ, cặn kẽ và thực hiện các phương pháp kết hợp với thể chất, tâm lý người bệnh. Hiện nay, các phương pháp điều trị có thể là sử dụng thuốc và không sử dụng thuốc như phối hợp tâm lí liệu pháp, vật lí trị liệu v.v.
  • Sử dụng thuốc có tác dụng giảm đau do ung thư phải đúng liều, đúng thời gian và đúng cách.
  • Điều trị chống đau theo mức độ: Ngoài trừ trường hợp bệnh nhân đau nặng, điều trị ban đầu thường chỉ định những thuốc giảm đau không gây nghiện và điều chỉnh liều, nếu cần thiết để đạt được hiệu quả giảm đau trong giới hạn cho phép của thuốc. Khi tăng liều tối đa mà không đạt được hiệu quả giảm đau, người bệnh có thể phải sử dụng các thuốc giảm đau gây nghiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Theo dõi: Cần theo dõi đáp ứng của bệnh nhân với việc điều trị nhằm đạt được hiệu quả cao và hạn chế tác dụng phụ ở mức thấp nhất.
  • Để đạt được hiệu quả tối ưu trong việc Đánh giá và điều trị đau do ung thư, cần phối hợp tất cả các phương pháp: tâm lí liệu pháp, vật lí trị liệu, dùng thuốc giảm đau, kháng sinh chống viêm, hóa chất, xạ trị, phẫu thuật để giảm kích thước u giúp giảm đau, v.v.

cach giam dau cho benh nhan ung thu

2. Một số loại thuốc điều trị giảm đau ung thư (tham khảo)

Dưới đây là một số loại thuốc giảm đau sẽ giúp giảm đau nhanh chóng:

  • Đau nhẹ: Thuốc giảm đau không kê đơn và kê đơn: Aspirin, Acetaminophen (Tylenol), Ibuprofen (Motrin IB, Advil)
  • Đau trung bình hoặc đau dai dẳng/tăng lên: Thuốc giảm đau nhóm opioid nhẹ: Codein
  • Đau nặng hoặc đau dai dẳng/tăng lên: Các loại thuốc giảm đau nhóm opioid mạnh: Morphin (thuốc tiêm, viên uống), oxycodone (viên uống), fentanyl (miếng dán da, thuốc tiêm), methadone (viên uống).

Thuốc được đưa vào cơ thể người bệnh theo nhiều hình thức khác nhau như đường tiêm, đường uống, đặt qua hậu môn, miếng dán da, v.v. Các loại thuốc khác cũng có thể được sử dụng để điều trị đau do ung thư là thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh và steroid, v.v.

 

3. Nguyên nhân điều trị giảm đau chưa hiệu quả

Mặc dù đã áp dụng các phương pháp điều trị giảm đau, song người bệnh vẫn cảm thấy chưa hiệu quả. Dưới đây có thể là một số nguyên nhân:

  • Lo ngại về việc lạm dụng opioid: Người bệnh cần phải mô tả chi tiết các triệu chứng đau và tần suất đau để có chỉ định phù hợp. Các loại thuốc nhóm opioid sẽ được kê trong trường hợp cần thiết.
  • Bệnh nhân giấu đi cơn đau: Nhiều người e ngại phàn nàn, không muốn người khác biết về cơn đau cũng như lo lắng không đủ tiền mua thuốc giảm đau.
  • Bị kháng thuốc giảm đau: Sau khi sử dụng thuốc một thời gian thì các bộ phận thần kinh bắt đầu quen dần với thuốc giảm đau. Như vậy, có thể người bệnh sẽ phải cần tăng liều để kiểm soát được cơn đau. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về liều cao hơn hoặc đổi sang một loại thuốc khác, tránh tự ý tăng liều.
  • E ngại tác dụng phụ: Người bệnh e ngại dùng thuốc giảm đau do tác dụng phụ như táo bón, nóng người, hại gan, hại thận. Khi gặp những tác dụng phụ này, người bệnh có thể hỏi ý kiến tư vấn bác sĩ để có phương án điều chỉnh khác nếu cần thiết.

4. Các phương pháp khác điều trị giảm đau cho bệnh nhân ung thư (tham khảo)

Trong trường hợp bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đáp ứng kém với thuốc giảm đau thì có thể được can thiệp bằng những thủ thuật hiện đại như:

  • Hủy đám rối mặt trời trong đau nội tạng ở ung thư tụy, ung thư dạ dày, v.v.
  • Hủy dây thần kinh bằng cồn để điều trị đau do khối u xâm lấn vào dây thần kinh ngoại vi
  • Hủy đám rối hạ vị trong các loại ung thư xâm lấn các vùng tiểu khung thư ung thư tiền liệt tuyến, ung thư cổ tử cung, v.v.
  • Gây tê ngoài màng cứng liên tục, gây tê tủy sống với buồng tiêm nội tủy để kiểm soát triệu chứng ung thư giai đoạn cuối…
  • Bên cạnh việc sử dụng thuốc, còn có một số phương pháp điều trị khác như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, vật lý trị liệu, thư giãn, thiền và thôi miên có thể giúp ích.

5. Tư vấn chuyên môn bởi chuyên gia y tế Nhật Bản

Đã có không ít bệnh nhân ung thư phải tìm đến nhiều bệnh viện với mong muốn được đưa ra chẩn đoán chính xác nhất, phác đồ điều trị đem lại hiệu quả nhất. Chúng tôi thấu hiểu rằng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đang nỗ lực tìm kiếm những hi vọng, dù là nhỏ nhoi để đối mặt với căn bệnh quái ác này.

Việc điều trị ung thư không hề đơn giản, và với mỗi cá nhân lại có một phương án được thiết kế riêng phù hợp với tình trạng bệnh và thể trạng sức khỏe. Trước khi tiến hành những phương pháp điều trị lớn mang tính rủi ro, nhiều tác dụng phụ như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, v.v. người bệnh và gia đình nên tham vấn ý kiến thêm từ các chuyên gia y tế khác để có cái nhìn khách quan hơn.

Bên cạnh đó, để được thực hiện những phương pháp tiên tiến nhất hiện nay như liệu pháp proton, xạ trị ion nặng, v.v. thì người bệnh cần ra nước ngoài điều trị. Với tính năng vượt trội, có khả năng đem lại hiệu quả cao cho bệnh nhân ung thư, gia đình có thể cân nhắc, tìm hiểu thêm về những kĩ thuật hiện đại này.

IIMS Việt Nam tự hào là cầu nối có thể giúp bệnh nhân được tư vấn bởi những chuyên gia y tế hàng đầu tại Nhật Bản, thông qua hình thức Dịch vụ Ý KIẾN Y TẾ THỨ 2.

TẠI SAO NÊN SỬ DỤNG Ý KIẾN Y TẾ THỨ 2:

  • Người bệnh được tư vấn bởi các chuyên gia y tế hàng đầu tại Nhật Bản, được đánh giá và tư vấn một cách kĩ càng, chi tiết.
  • Khách hàng có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ qua hình thức trực tuyến hoặc ủy quyền cho IIMS Việt Nam tiếp nhận thông tin trực tiếp tại bệnh viện. (Với hình thức ủy quyền, khách hàng sẽ nhận được kết quả tư vấn bằng văn bản chính thức).
  • 100% khách hàng sử dụng dịch vụ Ý KIẾN Y TẾ THỨ 2 tại IIMS Việt Nam đều cảm thấy hài lòng. Có khách hàng đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ này 3 lần, sau mỗi lần kiểm tra sức khỏe định kì tại Việt Nam.
  • Không cần phải mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị hồ sơ, thủ tục xin visa, di chuyển tới Nhật Bản.
  • Tiết kiệm được rất nhiều chi phí và công sức đi lại.

IIMS Việt Nam – Thành viên Tập đoàn IMS Nhật Bản – Một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản với 134 cơ sở y tế trên khắp cả nước.

Ngoài ra, bạn đọc có thể nhấn nút Quan tâm hoặc chat với Zalo IIMS Việt Nam để cập nhật thêm các thông tin hữu ích bằng cách quét mã code QR sau:

Nguồn: Tổng hợp.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân nên tham vấn ý kiến từ bác sĩ điều trị chính trước khi sử dụng bất kì loại thuốc hay liệu pháp nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *