Sự thật về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Tin mới 01/11/2024 09:52:54. Views: 2,128.

COPD (Chronic opstructive pulmonary disease – Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) là thuật ngữ chung để chỉ một tập hợp các loại tình trạng hô hấp tiến triển, gây nên khó thở. Hai trong số các dạng phổ biến nhất của phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh viêm phế quản mãn tínhkhí phế thũng (bệnh ở đường hô hấp dưới, bệnh của phế nang và các tiểu phế quản, gây ra khó thở dai dẳng). Những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là khó thởho. Theo thời gian, ngay cả những hoạt động sinh hoạt hàng ngày chẳng hạn như mặc quần áo, cũng trở nên khó khăn hơn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đến một số tin đồn phổ biến liên quan tới bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Để đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, chúng tôi có mời 2 chuyên gia. Tiến sĩ Neil Schachter là một giáo sư y khoa tại Trường Y khoa Icahn tại Mount Sinai, New York. Ông ấy cũng là giám đốc y khoa tại khoa phục hồi chức năng phổi tại Hệ thống y tế Mount Sinai. Tiến sĩ Shahryar Yadegar là một chuyên gia y khoa chăm sóc sức khỏe, chuyên gia nghiên cứu về phổi, giám đốc y khoa tại ICU, Trung tâm y tế Providence Cedars-Sinai Tarzana, CA.

1. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hiếm gặp

Dựa theo dữ liệu của Tổ chức y tế thế giới WHO, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) gây ra 3.23 triệu ca tử vong trong năm 2019, là nguyên nhân thứ 3 gây nên tử vong trên toàn thế giới. Bác sĩ Schachter giải thích rằng tại Hoa Kì, COPD là nguyên nhân thứ tư gây nên tử vong. Có hơn 16 triệu người dân Mỹ được chẩn đoán mắc căn bệnh này. Thêm nữa, bác sĩ Yadegar chia sẻ với tạp chí Medical News Today: “Hàng triệu người: có thể mắc mà chưa được chẩn đoán.”

Hiệp hội Phổi Hoa Kì (American Lung Assiciation – ALA) khuyến nghị rằng những ai có những triệu chứng của bệnh Phổi tắc nghẽn mãn tính như ho mãn tính, khó thở, thường xuyên nhiễm trùng đường hô hấp, cơ thể sản xuất quá nhiều chất nhầy (hay còn được gọi là đờm hay dịch đờm) và/ hoặc thở khò khè – hãy trao đổi với bác sĩ về việc xét nghiệm hơi thở được gọi là “hô hấp ký”, có thể giúp chẩn đoán COPD.

2. Chỉ những người hút thuốc lá mới mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Sự thật hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhưng tiến sĩ Schachter đã chia sẻ với Medical News Today rằng: “Có rất nhiều yếu tố nguy cơ rủi ro khác có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh, bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường làm việc, sự viêm nhiễm và một vài dạng khác của bệnh hen suyễn.”

Để khẳng định thêm điều này, bác sĩ Yadegar nhận định:

“Có khoảng  10 – 20% các bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính không dùng thuốc lá. Trong số những bệnh nhân không bao giờ hút thuốc lá này, bao gồm có những người hút thuốc lá thụ động, có tố chất bẩm sinh dễ mắc bệnh, thường xuyên tiếp xúc với ô nhiễm không khí.”

Alpha-1 antitrypsin là một loại enzym có thể bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của hệ miễn dịch. Một số người có đột biến gen có thể mã hóa enzym này, dẫn dến sự thiếu hụt alpha-1 antritrypsin. Sự thiếu hụt alpha-1 antritrypsin dẫn đến gia tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và một vài tình trạng khác ảnh hưởng đến hệ thống cơ thể.

benh phoi tac nghen man tinh

3. Chỉ những người lớn tuổi mới mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chắc chắn phổ biến ở những người lớn tuổi hơn những người trẻ, nhưng những người trẻ cũng không miễn dịch với tình trạng này. Chẳng hạn, tại Hoa Kỳ, giữa năm 2007 và năm 2009, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ảnh hưởng đến 2% nam giới và 4.1% nữ giới trong độ tuổi từ 24 – 44. Tương tự, căn bệnh này cũng ảnh hưởng đến 2% nam giới và 3% nữ giới trong độ tuổi từ 18 – 24.

Tiến sĩ Schachter chia sẻ thêm với chúng tôi rằng: “Tỉ lệ đáng kể ở những cá nhân này được chẩn đoán ở độ tuổi trước 50” có khả năng di truyền mắc phải căn bệnh này, dẫn đến sự thiếu hụt alpha-1 antitrypsin.

4. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chỉ ảnh hưởng đến phổi

“Điều này là sai”, tiến sĩ Schachter nhận định. “Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cùng tồn tại với những bệnh đi kèm, bao gồm các bệnh về tim, ung thư phổi, chứng tăng huyết áp, chứng loãng xương, tiểu đường. Trong những trường hợp khác, một vài trường hợp chia sẻ yếu tố nguy cơ, có thể dễ xảy ra bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính. Chẳng hạn, hút thuốc là yếu tố nguy cơ gây ra cả bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và bệnh tim. Đồng thời, các chuyên gia sức khỏe cho rằng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có liên quan tới tình trạng viêm toàn cơ thể, có thể gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác một cách độc lập.

5. Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không thể tập thể dục

Theo tiến sĩ Yadegar, “Nếu không có hướng dẫn phù hợp, những bệnh nhân mắc viêm phổi tắc nghẽn mãn tính có thể gặp khó khăn trong việc tập thể dục.”

Tuy nhiên, ông ấy cũng giải thích rằng các bác sĩ khuyến nghị những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên tập thể dục, nó có thể giúp “gia tăng khả năng hít thở và cải thiện các triệu chứng hàng ngày.” Các chương trình phục hồi chức năng phổi thường hướng dẫn kĩ thuật hít thở trong thể dục nhằm mục đích cải thiện sức khỏe bệnh nhân.

Nói tóm lại, bác sĩ Schachter cho biết: “Tập thể dục là một phương pháp trị liệu dành cho bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, giảm thiểu sự trầm trọng và làm gia tăng chất lượng cuộc sống.”

Hiệp hội Phổi Hoa Kì đưa ra lưu ý:

“Bạn có thể cảm thấy rằng không an toàn hoặc khó tập thể dục, nhưng số lượng bài tập hoặc loại bài tập thể dục phù hợp có thể đem lại nhiều lợi ích. Hãy đảm bảo rằng bạn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu hoặc có những thay đổi trong lịch thể dục hàng ngày của bạn.”

6. Không có phương pháp điều trị cho bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Điều này chỉ là thông tin đồn đại. Tiến sĩ Schachter chia sẻ: “Có rất nhiều liệu pháp và phác đồ có khả năng cải thiện tình trạng bệnh, bao gồm thuốc men, phục hồi chức năng, chế độ ăn uống và vắc xin giúp bảo vệ chống lại viêm nhiễm đường hô hấp – có thể đẩy nhanh diễn biến của bệnh.”

Tiến sĩ Yadegar cho biết thêm: “Các bệnh nhân có thể hưởng lợi từ thuốc giãn phế quản dạng hít, thuốc kháng cholinergic, corticosteroid và oxy bổ sung.” Liệu pháp sẽ được áp dụng cá nhân hóa, phù hợp với tùy từng trường hợp.

Một số bệnh nhân có thể được hưởng lợi từ alpha-1 antitrypsin hoặc thậm chí là cấy ghép phổi.

7. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giống như bệnh hen suyễn

Trong khi cả hai loại bệnh được xem là bệnh làm nghẽn phổi, vẫn có một số điểm khác biệt giữa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và bệnh hen suyễn.

Bệnh hen suyễn thường bắt đầu từ khi còn nhỏ, thường liên quan đến dị ứng và các vấn đề viêm nhiễm. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường bắt đầu vào độ tuổi khoảng 60 và có liên quan đến việc hút thuốc lá. Tuy nhiên, có một hội chứng trùng lặp, có đặc điểm của cả hai loại bệnh.

Tiến sĩ Yadegar chia sẻ chi tiết hơn: “Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một bệnh của phế nang, đa phần là kết quả của việc mất độ đàn hồi do hút thuốc lá gây ra. Bệnh hen suyễn là một bệnh của đường thở, thường là kết quả của viêm nhiễm đường thở mãn tính.”

Ông ấy cho biết thêm: “Trong khi các triệu chứng lâm sàng giữa các bệnh có thể trùng lặp, các phương pháp điều trị có thể thay đổi nhằm giúp bệnh nhân trong ngắn hoặc dài hạn.”

8. Trọng lượng cơ thể không ảnh hưởng đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Điều này là không chính xác. Tiến sĩ Schachter cho rằng việc quá dư thừa cân nặng có thể làm gia tăng khả năng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Ngược lại, nếu mọi người có cân nặng dưới mức trung bình, đây có thể là “một dấu hiệu của khí phế thũng và cũng cho thấy tiên lượng xấu.”

9. Nếu bạn bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bỏ thuốc lá chẳng có ích gì

Như tiến sĩ Schachter đã chia sẻ với Medical News Today: “Không bao giờ là quá muộn để bỏ thuốc lá.”

Ông giải thích rằng “việc hút thuốc đẩy nhanh việc làm mất đi chức năng của phổi, liên quan tới bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.” Ông chia sẻ thêm rằng việc hút thuốc lá còn thúc đẩy các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

10. Thở dốc chỉ là triệu chứng duy nhất của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Theo bác sĩ Schachter: “Khó thở là triệu chứng điển hình nhưng hầu như không phải là triệu chứng duy nhất.”

“Ho, tiết nhiều đờm dãi, nhiễm trùng đường hô hấp và tất cả những triệu chứng của bệnh đi kèm thường là triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tiến triển.”

Những triệu chứng khác có thể bao gồm vấn đề về giấc ngủ, bồn chồn lo lắng, đau đớn và suy giảm nhận thức.

11. Một chế độ ăn uống lành mạnh không thể cải thiện căn bệnh Phổi tắc nghẽn mãn tính

Có một sự thật rằng một chế độ ăn uống lành mạnh có thể tạo ra sự khác biệt giữa những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Tiến sĩ Schachter chia sẻ rằng chế độ ăn lành mạnh có thể thúc đẩy sức khỏe và có thể bảo vệ cơ thể khỏi diễn biến nghiêm trọng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh đi kèm.

Chẳng hạn, một phân tích tổng hợp vào năm 2020 với 8 nghiên cứu quan sát điều tra vai trò của chế độ ăn uống đối với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Các tác giả kết luận rằng: “Các chế độ ăn lành mạnh có liên quan đến tỉ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thấp hơn, trong khi những kiểu chế độ ăn không lành mạnh khác thì không.”

Tương tự, dữ liệu được tổng hợp trong một đánh giá khác cũng đưa ra kết luận rằng: “Việc tiêu thụ nhiều trái cây, có thể chế độ ăn giàu chất xơ và cá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính”.

Kết luận lại rằng, mặc dù không có phương thức nào có thể chữa khỏi bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, song các phương thức điều trị và thay đổi lối sống có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.

12. Tư vấn chuyên môn bởi chuyên gia y tế Nhật Bản

Nếu như bạn đang mắc phải bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi, hay các bệnh lạ, hiếm gặp, có nhu cầu muốn được trao đổi, hỏi thêm ý kiến từ các chuyên gia y tế hàng đầu tại Nhật Bản, hãy sử dụng dịch vụ Ý KIẾN Ý TẾ THỨ 2.

Dịch vụ này quá thuận tiện đối với những người có nhu cầu được các chuyên gia y tế nước ngoài tư vấn, bởi:

  • Không cần phải mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị hồ sơ, thủ tục xin visa, di chuyển tới Nhật Bản.
  • Tiết kiệm được rất nhiều chi phí và công sức đi lại.
  • Vẫn được tư vấn bởi các chuyên gia y tế hàng đầu tại Nhật Bản, được đánh giá và tư vấn một cách kĩ càng, chi tiết.
  • Khách hàng có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ qua hình thức trực tuyến hoặc ủy quyền cho IIMS-VNM tiếp nhận thông tin trực tiếp tại bệnh viện và gửi kết quả bằng văn bản chính thức.

IIMS-VNM – Thành viên Tập đoàn IMS Nhật Bản – Một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản với hơn 130 cơ sở y tế trên khắp cả nước.

Ngoài ra, bạn đọc có thể nhấn nút Quan tâm hoặc chat với Zalo IIMS-VNM để cập nhật thêm các thông tin hữu ích bằng cách quét mã code QR sau:

 

Tham khảo: MedicalNewsToday

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ