BI-RADS là gì? Tầm soát ung thư vú ở đâu tốt?

Tin mới 19/06/2024 14:24:43. Views: 1,447.

BI-RADS là một thuật ngữ rất phổ biến thường gặp trong các kết quả kiểm tra vú như siêu âm, chụp X-quang vú. Cùng IIMS-VNM tìm hiểu về BI-RADS và các phương pháp tầm soát ung thư vú hiện nay nhé.

Xem thêm: Tầm soát ung thư vú không đau bằng MRI (DWIBS Search)

1. BI-RADS là gì?

BI-RADS (Breast Imaging-Reporting And Data System) là thước đo được đưa ra bởi Hiệp hội điện quang Hoa Kỳ (ACR), giúp phân loại các tổn thương vú thể hiện qua siêu âm, x-quang vú, hoặc MRI vú. BI-RADS xếp hạng các kết quả xét nghiệm theo một trong bảy loại, từ bình thường hoặc lành tính (không phải ung thư) đến rất đáng ngờ hoặc ác tính (ung thư).

2. Có bao nhiêu mức phân loại BI-RADS?

Hệ thống BI-RADS được chia thành 7 mức phân loại, từ 0 đến 6. Cụ thể:

  • BI-RADS 0: BI-RADS 0 thể hiện các trường hợp có phát hiện tổn thương ở vú nhưng chưa đủ yếu tố để xác định. Do đó, khi nhận kết quả khám vú BI-RADS 0, bệnh nhân sẽ được yêu cầu bổ sung và so sánh với các lần chụp nhũ ảnh trước đó hoặc thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác để đánh giá.  Điều này giúp bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có thể đánh giá được sang thương có những thay đổi theo thời gian hay không.
  • BI-RADS 1: Kết quả khám vú âm tính. BI-RADS 1 thể hiện kết quả xét nghiệm bình thường. Hai bên vú đối xứng, không có khối u.
  • BI-RADS 2: Kết quả khám vú âm tính với tổn thương lành tính như vôi hóa lành tính, khối u lành hoặc hạch bạch huyết.
  • BI-RADS 3: Tổn thương có thể lành tính, khả năng là ung thư rất thấp. Khi nhận kết quả này, bệnh nhân sẽ được tư vấn theo dõi bằng hình ảnh trong thời gian định kỳ từ 6-12 tháng để đảm bảo bất thường này không có thay đổi tiêu cực theo thời gian và cho đến khi kết quả ổn định. Nếu sang thương này có thay đổi, bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân thực hiện các biện pháp kiểm tra, xét nghiệm để chẩn đoán sớm.
  • BI-RADS 4: Bất thường ở vú có nguy cơ ác tính, được khuyến nghị nên cân nhắc sinh thiết. BI-RADS 4 được chia thành 3 loại dựa trên mức độ tổn thương có nguy cơ ác tính tăng dần gồm: BI-RADS 4A (nguy cơ từ 2-10%), BI-RADS 4B (nguy cơ từ 10-50%), BI-RADS 4C (nguy cơ từ 50-95%)
  • BI-RADS 5: Kết quả này thể hiện bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư (từ 95%), bắt buộc chỉ định sinh thiết để chẩn đoán.
  • BI-RADS 6: Kết quả thể hiện Ung thư vú được kết luận qua kết quả sinh thiết.

 

Kết quả phân loại BI-RADS đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và tầm soát; tuy nhiên, bệnh nhân cần kết hợp khám thêm với bác sĩ khám lâm sàng và giải phẫu bệnh để xác định kết quả chính xác.

3. Các phương pháp tầm soát ung thư vú phổ biến

  • Khám vú: Phụ nữ được khuyến khích nên tự kiểm tra vú định kỳ tại nhà để phát hiện sớm những thay đổi bất thường như khối u bất thường, hạch, v.v. Bên cạnh việc khám vú tại nhà, khi tầm soát tại bệnh viên, các bác sĩ sẽ khám vú lâm sàng để kiểm tra và phát hiện những bất thường ở vú như: kiểm tra núm vú, hình dạng bầu ngực, da quanh vú, nách, v.v.
  • Siêu âm vú: Phương pháp sử dụng sóng âm tần số cao để tạo nên hình ảnh cấu trúc bên trong vú giúp bác sĩ có thể phát hiện những hình ảnh bất thường của tuyến vú. Siêu âm vú là một phương pháp không tốn nhiều chi phí, dễ thực hiện, không xâm lấn nên được ưu tiên sử dụng trong các trường hợp tầm soát vú.
  • Chụp X-quang tuyến vú: Đây là phương pháp hiệu quả trong việc phát hiện sớm ung thư vú khi có khả năng phát hiện những tổn thương nhỏ mà siêu âm hay khám vú lâm sàng không thể tìm thấy. Tuy nhiên, chụp X-quang tuyến vú cũng một số điểm hạn chế như cơ thể phải tiếp xúc với bức xạ, do đó, bệnh nhân thường được chỉ định chụp X-quang vú khi có kết quả xét nghiệm từ BI-RADS 4B trở lên và phụ nữ từ 40 tuổi. Bên cạnh đó, chụp X-quang vú có thể khiến ngực bị ép và có cảm giác đau trong quá trình chụp.
  • Chụp Cộng hưởng từ MRI: Phương pháp này được sử dụng để sàng lọc những trường hợp có nguy cơ cao mắc ung thư vú giúp bổ sung hình ảnh chẩn đoán khi kết quả siêu âm không thể hiện đủ hoặc tìm kiếm khối u phát hiện qua khám lâm sàng nhưng kết quả siêu âm vú âm tính, không xác định được khối u. Chụp cộng hưởng từ không sử dụng tia X, do đó, bệnh nhân sẽ khôn bị ảnh hưởng bởi bức xạ trong quá trình chụp.

 

4. Tầm soát ung thư vú không đau bằng MRI (DWIBS Search) tại Nhật Bản

Tại Nhật Bản, phương pháp tầm soát ung thư vú không đau bằng MRI, sử dụng kỹ thuật DWIBS Search (Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ khuếch tán toàn thân xóa nền) đang được áp dụng, được đánh giá là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay.

Phương pháp này được áp dụng phổ biến tại Nhật Bản bởi những ưu điểm vượt trội như:

  • Chẩn đoán chính xác, nhanh chóng, hiệu quả phát hiện bệnh qua sàng lọc cao gấp 5 lần phương pháp chụp nhũ ảnh.
  • Phương pháp hiệu quả cho cả các trường hợp bệnh nhân có mô vú dày đặc mà các phương pháp khác có thể gặp khó khăn khi hiển thị kết quả.
  • Không sử dụng tia phóng xạ, người bệnh có thể yên tâm kiểm tra nhiều lần và từ độ tuổi trẻ hơn.
  • Không chèn ép ngực, không gây đau đớn cho bệnh nhân.
  • Bệnh nhân được mặc áo T-shirt hoặc áo chuyên dụng trong quá trình kiểm tra, đảm bảo tâm lý thoải mái trong suốt quá trình tầm soát.

Quý khách vui lòng liên hệ IIMS-VNM để được tư vấn thêm về phương pháp tầm soát ung thư vú không đau bằng MRI (DWIBS Search) tại Nhật Bản.

 

Tài liệu tham khảo:

 

Quý khách hàng có nhu cầu khám, chữa bệnh tại Nhật Bản, vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam (IIMS-VNM) – Thành viên Tập đoàn IMS Nhật Bản – Một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản với hơn 130 cơ sở y tế trên khắp cả nước.

Hotline: 024 3944 0914

Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Centre, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Email: info@iims-vnm.com

Website: https://iims-vnm.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/iimsvietnam.official

Ngoài ra, bạn đọc có thể quét mã code QR sau, điền thông tin để được nhân viên tư vấn hỗ trợ:

Từ khóa liên quan: ung thư vú, tầm soát ung thư, chụp nhũ ảnh, DWIBS Search, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Itabashi, Tập đoàn y tế IMS, IIMS-VNM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận tư vân