Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư máu không?

Tin mới 13/04/2020 10:28:54. Views: 5,456.

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư máu không là thắc mắc của nhiều người. Hiện tại việc xét nghiệm máu có thể giúp xác định những gì? Các chỉ số xét nghiệm máu nào giúp xác định ung thư? Đừng bỏ qua những chia sẻ hữu ích ngay sau đây.

Xem thêm: Phương pháp tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu có hiệu quả không?

1. Xét nghiệm máu chưa đủ để phát hiện bản chất ung thư

Xét nghiệm máu có thể cho ra kết quả dương tính giả do máu có những chất tương đồng với khối u. Một số tình trạng bệnh cũng có thể khiến cho các chất tương đồng với ung thư tăng cao trong máu.

Ở ung thư giai đoạn sớm, u bướu nhỏ nên hầu như không tạo ra bất thường trong máu để phát hiện ra khi làm xét nghiệm. Trên thực tế, không có xét nghiệm máu được thực hiện đơn độc nào có thể phát hiện đầy đủ bản chất ung thư.

Có nhiều trường hợp mà cơ thể đã có ung thư nhỏ nhưng các dấu hiệu sinh học bướu không thay đổi. Khi đó, xét nghiệm máu sẽ không ra ung thư hay y học gọi đó là độ nhạy thấp, trường hợp âm tính giả.

Vì vậy, với câu hỏi xét nghiệm máu có phát hiện ung thư máu không thì câu trả lời là không – Xét nghiệm máu không thể hiện được hết 100% bản chất của ung thư.

Để phát hiện ung thư, ngoài xét nghiệm máu, người bệnh cần thực hiện thêm các biện pháp chuyên sâu khác. Chúng có thể bao gồm chụp CT, siêu âm, chụp PET/CT,…

Xét nghiệm máu cũng nên được tiến hành lại sau 3-6 tháng theo chỉ định của bác sĩ

Xét nghiệm máu có biết ung thư không

Thực hiện chỉ xét nghiệm máu là chưa đủ để xác định bản chất ung thư

2. Vai trò của việc xét nghiệm máu

Nếu câu trả lời cho câu hỏi xét nghiệm máu có phát hiện ra ung thư không là không thì xét nghiệm máu sẽ có vai trò gì? Dưới đây là 2 vài trò của xét nghiệm máu trong việc chẩn đoán, điều trị ung thư:

  • Xét nghiệm máu tìm ra dấu ấn ung thư

Dấu ấn ung thư là các protein đặc biệt có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu. Tế bào ung thư hoặc các hormone sinh ra các protein đặc biệt này.

Ví dụ: Với ung thư vú là CA 15-3, CYFRA 21-1 trong ung thư thực quản, CA 72-4 trong ung thư dạ dày, CA 19-9 trong ung thư dạ dày.

Khi thấy các nồng độ này tăng cao trong máu, bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu kết hợp để chẩn đoán chính xác.

  • Xét nghiệm máu tìm gen gây ung thư

Xét nghiệm máu tìm gen gây ung thư là phương pháp mới trong việc chẩn đoán ung thư. Ung thư có thể xảy ra do những biến đổi, đột biến trong cấu trúc gen.

Ví dụ: Đột biến gen BRCA1 và BRCA2 thường gây nguy cơ ung thư vú.

Xét nghiệm này có thể tìm thấy ung thư trong giai đoạn sớm, có ý nghĩa lớn trong điều trị.

Dịch vụ tầm soát ung thư: Các xét nghiệm và chi phí

3. 10 chỉ số xét nghiệm máu có thể phát hiện ung thư

3.1. Chỉ số CEA

Bình thường, nồng độ CEA sẽ được giới hạn trong khoảng 0 – 2.5mcg/L. Nồng độ CEA cao hơn mức bình thường có thể là do ung thư gây ra. Chỉ số CEA tăng đều đặn có thể là dấu hiệu cho thấy khối u tái phát.

Chỉ số CEA tăng cao có thể là nguy cơ mắc các loại ung thư như: Ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản, ung thư tuyến giáp, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, dạ dày, gan, tụy,…

Chỉ số CEA

Chỉ số CEA giúp phát hiện nhiều bệnh ung thư

3.2. Chỉ số AFP

Ở người bình thường, nồng độ AFP trong máu không quá 10 nanogam/ml. Sự gia tăng bất thường của nồng độ AFP có thể cảnh báo các vấn đề của sức khỏe.

Chỉ số AFP tăng cao cho thấy nguy cơ ung thư gan nguyên phát, ung thư buồng trứng hoặc ung thư tinh hoàn. Mức nồng độ AFP 500- 1000 ng/ml trở lên thường cho thấy dấu hiệu ung thư.

Chỉ số AFP

Chỉ số AFP thường áp dụng trong tìm ung thư gan

3.3. CA 19-9

CA 19-9 là kháng nguyên có bản chất là glycoprotein mucin được bài tiết bởi các tế bào biểu mô tuyến tiêu hóa và hô hấp. Thông thường, CA 19-9 bài tiết vào máu với lượng nhất định.

Chỉ số CA 19-9 bình thường là ≤ 37U/ml. Chỉ số CA 19-9 tăng cao phản phản ánh sự xuất hiện hoặc tiến triển hay tái phát của khối u. Chỉ số CA 19-9 tăng cao cho thấy nguy cơ mắc ung thư dạ dày, tuyến tụy và ung thư đường tiêu hóa khác.

3.4. CA 15-3

CA 15-3 – Carbohydrate antigen là kháng nguyên màng biểu mô. CA 15-3 xuất hiện ở khu vực màng tế bào, vùng ngoại bào và dịch bào.

Ở người bình thường, CA 15-3 dao động dưới mức 30 U/ml. Nồng độ CA 15-3 tăng cao có thể cảnh báo bệnh ung thư. Chỉ số CA 15-3 tăng cao cho thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và ung thư phổi.

Chỉ số CA 15-3

Chỉ số CA 15-3 tăng cao là dấu hiệu của ung thư vú

3.5. CA 125

CA 125 – carcinoma antigen là một protein với cấu trúc là một glycoprotein. Người bình thường có chỉ số CA 125 ở mức <35 UI/ml. Chỉ số CA125 trong máu tăng cao trong máu khi có các tế bào u bướu.

Đặc biệt, nồng độ CA 125 cao khi hiện diện tế bào ung thư buồng trứng. Khoảng 50 – 70% người bệnh ung thư buồng trứng có nồng độ CA 125 trong máu tăng cao.

Chỉ số CA 125 tăng cao là nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư đường tiêu hóa.

Chỉ số CA - 125

Chỉ số CA – 125 tăng cao thường cảnh báo ung thư tử cung

3.6. CA 72-4

CA 72-4 là kháng nguyên carbohydrate 72-4. Xét nghiệm CA 72-4 chính là xét nghiệm kháng nguyên liên kết ung thư.

Bình thường, nồng độ CA 72-4 có giá trị trong huyết tương là ≤ 6 U/mL. Nồng độ CA – 125 tăng cao là dấu hiệu của bệnh ung thư và 1 số bệnh lành tính khác. Chỉ số CA 72-4 tăng cao cảnh báo ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng hoặc ung thư tinh hoàn.

Chỉ số CA 72-4

Chỉ số CA 72-4 tăng cao thường xuất hiện trong ung thư dạ dày

3.7. HCG

Chỉ số HCG là một loại hormone được sinh ra khi phụ nữ có thai. HCG cũng được phát hiện có mặt trong các loại ung thư. Bình thường, chỉ số HCG là <1ng/ml. Chỉ số HCG tăng cao cho thấy nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.

Chỉ số HCG tăng cao trong trường hợp không phải là phụ nữ mang thai có thể cảnh bảo ung thư tinh hoàn hoặc ung thư màng đệm.

3.8. CYFRA 21-1

Xét nghiệm Cyfra 21-1 được sử dụng để chẩn đoán trong ung thư phổi và những bệnh phổi lành tính. Cyfra 21-1 sử dụng để tiên lượng bệnh và theo dõi diễn biến của bệnh. Bình thường, Cyfra 21-1 có giá trị < 3,3 μg/ml trong huyết thanh.

Chỉ số Cyfra 21-1 tăng cao cho thấy dấu hiệu ung thư thực quản, ung thư phổi không tế bào nhỏ, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung, ung thư vú.

Chỉ số Cyfra 21-1

Chỉ số Cyfra 21-1 tăng cao thường thấy trong ung thư phổi

3.9. NSE

NSE – neuron specific enolase là enzym đặc hiệu thần kinh. Bình thường, mức độ NSE huyết thanh là ≤ 15 ng/mL. Mức độ NSE tăng lên khi có ung thư.

Chỉ số NSE tăng cao cho thấy nguy cơ ung thư phổi tế bào nhỏ, u nguyên bào thần kinh, u nội tiết.

3.10. Kháng nguyên PSA

Kháng nguyên PSA là một protein tạo ra bởi những mô tuyến tiền liệt lành tính hoặc ác tính. PSA chủ yếu tìm thấy trong tinh dịch hoặc lượng nhỏ trong máu. Nồng độ PSA cao hơn khi xuất hiện các tế bào ung thư tiền liệt tuyến.

Kháng nguyên PSA tăng lên cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt.

Chỉ số PSA

Chỉ số PSA có ý nghĩa trong chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến

4. Vậy làm thế nào để phát hiện chính xác ung thư?

Khi đã chắc chắn câu trả lời cho câu hỏi xét nghiệm máu có phát hiện ung thư máu không là không, vậy thì làm thế nào để phát hiện ung thư?

Xét nghiệm máu không thể xác định chính xác bản chất ung thư nếu được thực hiện đơn lẻ. Để xác định tình trạng ung thư thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện kết hợp làm thêm những xét nghiệm khác để cho ra kết quả chính xác nhất như:

Chẩn đoán hình ảnh:

  • Chụp X quang: Phương pháp này có thể cho ra hình ảnh giúp bác sĩ xác định những bất thường ở khu vực cần quan sát. Kỹ thuật chụp X-quang chẩn đoán ung thư đang được áp dụng là: Chụp X-quang phổi xương, X-quang vú, X-quang dạ dày, hành tá tràng,...
  • Siêu âm: Siêu âm sử dụng đầu dò với tần số cao cho ra kết quả hình ảnh. Thông qua đó, bác sĩ có thể chẩn đoán ung thư nguyên phát hay sự xâm lấn của u nguyên phát.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Cho ra hình ảnh với độ phân giải và chính xác cao. Phương pháp này giúp làm rõ các khối u nguyên phát và các ổ di căn.
  • Chụp cộng hưởng từ: Phương pháp cho ra chất lượng hình ảnh cao hơn CT. Chụp MRI cho phép nghiên cứu hình ảnh và chức năng sinh hóa học của khối u.
  • PET-CT: Chụp PET/CT có thể chẩn đoán và xác định giai đoạn của bệnh ung thư. Qua đó có thể đánh giá được hiệu quả của phương pháp điều trị.

Sinh thiết:

Sinh thiết lấy mẫu mô và kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định chính xác tình trạng bệnh. Các loại sinh thiết thường dùng trong chẩn đoán ung thư là: Sinh thiết tủy xương, sinh thiết nội soi, sinh thiết kim, sinh thiết da, sinh thiết phẫu thuật, sinh thiết cắt bỏ.

Phương pháp sinh thiết

Sinh thiết – Phương pháp xét nghiệm giúp xác định ung thư chính xác

Nội soi:

Phương pháp khám qua máy nội soi quan sát được nội tạng, hốc tự nhiên và hỗ trợ làm thủ thuật sinh thiết. Nội soi hỗ trợ tốt chẩn đoán ung thư đầu, mặt, cổ, đường tiêu hóa,..

Khám ung thư ở đâu TỐT NHẤT tại Hà Nội và TP.HCM?

Qua những thông tin trên đây, hẳn các bạn đã biết được xét nghiệm máu có phát hiện ung thư máu không? Khi nghi ngờ các dấu hiệu ung thư, bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được thăm khám và xác định chính xác tình trạng của mình.

Bình luận đã bị đóng.