Xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào? Gồm những xét nghiệm nào

Tin mới 23/03/2020 15:32:08. Views: 5,410.

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh rất phổ biến ở phụ nữ. Mỗi năm, Việt Nam có hơn 5000 ca mắc mới với tỷ lệ tử vong do ung thư cao. Tuy nhiên, ung thư tử cung có khả năng điều trị cao nếu được phát hiện sớm bằng các xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào. Các phương pháp xét nghiệm nào hiệu quả nhất? Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp.

—> Xem thêm: Chí phí xét nghiệm ung thư cổ tử cung [MỚI NHẤT 2020] 

1. Xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào

1.1. Khái niệm

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung là các phương pháp cần thiết được sử dụng để kiểm tra, phân tích và phát hiện sớm các tế bào bất thường trong cổ tử cung. Những tế bào bất thường đó có khả năng là tế bào ung thư hoặc sẽ chuyển hóa thành ung thư. Trong trường hợp tế bào chưa chuyển hóa, chúng sẽ được theo dõi và chẩn đoán sớm để người bệnh có các can thiệp y khoa cần thiết.

1.2. Khi nào cần xét nghiệm ung thư tử cung?

Trong những trường hợp sau đây, việc tầm soát ung thư cổ tử cung là cần thiết:

  • Âm đạo bị chảy máu.
  • Dịch âm đạo tiết ra bất thường. Khí hư âm đạo có màu vàng, mùi khó chịu.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Đau vùng chậu kể cả khi không di chuyển.
  • Khó chịu khi đi tiểu.
  • Đi tiểu, đi ngoài ra máu.
  • Liên tục mệt mỏi, uể oải, giảm cân không rõ nguyên nhân.
Dịch âm đạo bất thường nên đi xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Dịch âm đạo bất thường là dấu hiệu cảnh báo cần tầm soát ung thư cổ tử cung

1.3. Ai nên xét nghiệm ung thư cổ tử cung?

Tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện với những đối tượng sau đây:

  • Phụ nữ trên 21 tuổi. Tầm soát ung thư cổ tử cung không áp dụng với người 21 tuổi và không áp dụng cho cách tính tuổi bắt đầu quan hệ tình dục.
  • Tầm soát ung thư cổ tử cung thông thường thực hiện cho phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi.
  • Phụ nữ độ tuổi từ 30 – 64 tuổi.

2. 4 Xét nghiệm ung thư cổ tử cung hiệu quả

2.1. Quy trình xét nghiệm 

Trên thực tế, tùy vào tình trạng người bệnh mà các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung khác nhau. Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung thông thường như sau:

Quy trình khám tầm soát ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào

Bước 1: Khám lâm sàng tổng quát

Bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng tổng quát để để nắm rõ thông tin về tình trạng sức khỏe của người bệnh, lịch sử bệnh lý,… Từ đó, bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp nhất.

Bước 2: Thực hiện xét nghiệm

Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định tình trạng người bệnh như Xét nghiệm Thinprep hay Pap Smear, Xét nghiệm HPV,…

Bước 3: Trả kết quả

Sau khi thực hiện xét nghiệm, tùy theo quy trình làm việc của cơ sở y tế mà kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung có thể có sau 1 tuần.

Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung khoảng 3 năm sau quan hệ tình dục lần đầu tiên. Phụ nữ dưới 30 tuổi nên xét nghiệm mỗi 2 năm. Phụ nữ trên 30 tuổi nếu có 3 lần xét nghiệm PAP bình thường 3 lần liên tiếp có thể tầm soát sau 2-3 năm.

2.2. Các phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào

2.2.1. Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Xét nghiệm Pap smear)

Đây là xét nghiệm phổ biến nhất được thực hiện để phát hiện sớm các tế bào bất thường trong cổ tử cung. Các bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên biệt để lấy mẫu tế bào trong tử cung. Mẫu tế bào sau đó sẽ được phết lên lam kính để nhuộm màu và soi chúng dưới kính hiển vi.

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung Pap Smear có ưu điểm là đơn giản, thực hiện nhanh chóng và không gây đau. Nhược điểm của phương pháp này là tỷ lệ sai sót cao, tỷ lệ âm tính giả cao. Xét nghiệm Pap Smear không phát hiện được tình trạng nhiễm virus HPV gây nguy cơ ung thư.

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp phết tế bào

Phương pháp xét nghiệm phết tế bào tử cung

2.2.2. Test HPV

Xét nghiệm virus HPV nhằm tìm ra sự hiện diện của loại virus lây truyền qua đường tình dục. Có khoảng 200 loại trong đó HPV 16 VÀ HPV 18 là nguy hiểm nhất. 2 loại này là nguyên nhân gây ra 75 – 80% ung thư cổ tử cung. Virus HPV dễ lây lan qua tử cung, âm đạo hoặc da của người bị nhiễm.

Kỹ thuật thực hiện test HPV khá đơn giản, tương tự như cách lấy tế bào âm đạo cổ tử cung. Xét nghiệm ung thư cổ tử cung HPV thường được khuyến cáo thực hiện cùng xét nghiệm Pap smear.

2.2.3. Sinh thiết

Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mô nhỏ trong cổ tử cung để kiểm tra. Việc khoét chóp cổ tử cung hoặc nạo kênh cổ tử cung giúp xác định loại HPV gây bệnh cho tế bào phủ trên bề mặt.

Việc sinh thiết chỉ được thực hiện nếu có chỉ định. Sinh thiết cổ tử cung có thể gặp 1 số biến chứng như nhiễm trùng hoặc chảy máu. Ngoài ra, sinh thiết chóp cổ tử cung có thể nâng cao nguy cơ vô sinh hoặc sảy thai.

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp sinh thiết

Sinh thiết cổ tử cung là phương pháp chỉ áp dụng khi có chỉ định

2.2.4. Soi cổ tử cung

Soi cổ tử cung là phương pháp sử dụng máy soi cổ tử cung để quan sát và tìm các dấu hiệu bất thường. Máy sẽ chiếu ánh sáng qua âm đạo vào cổ tử cung để phóng hình ảnh thật gấp khoảng 10 – 30 lần. Ngoài ra, có thể kết hợp với bôi dung dịch acid acetic 3 – 5% và lugol 2% để xác định các thương tổn ở cổ tử cung.

Phương pháp này thực hiện đơn giản, người bệnh có thể khỏe lại ngay. Tuy nhiên, để xác định chính xác có phải ung thư cổ tử cung hay không thì cần kết hợp với các phương pháp xét nghiệm khác.

Với thắc mắc “xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào” thì có 4 phương pháp để xét nghiệm mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn để mang đến kết quả chính xác nhất.

3. 6 Lưu ý khi xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Để việc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung thuận lợi và có kết quả chính xác nhất, người bệnh cần lưu ý:

  • Trước khi làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung không tiến hành thụt rửa âm đạo quá sâu.
  • Không sử dụng thuốc âm đạo, kem bôi,… để rửa hoặc bôi lên âm đạo trước khi đi tầm soát ung thư cổ tử cung, tránh ảnh hưởng đến các chỉ số xét nghiệm.
  • Với xét nghiệm Pap, thời gian thực hiện tốt nhất là 2 tuần sau chu kỳ kinh nguyệt.
  • Không tiến hành điều trị bệnh phụ khoa trước thời gian xét nghiệm tầm soát ung thư tử cung 7 ngày.
  • Không xét nghiệm cổ tử cung trong trường hợp sảy thai, phá thai trong 20 ngày trước đó.
  • Không xét nghiệm trong trường hợp mắc phải bệnh viêm âm đạo cấp, viêm phụ khoa cấp.
Lưu ý khi tầm soát ung thư cổ tử cung

Người bệnh nên chú ý để được kết quả xét nghiệm ung thư tử cung có độ chính xác cao

4. Xét nghiệm ung thư cổ tử cung ở đâu?

4.1. Các bệnh viện trong nước

4.1.1. Bệnh viện K

Bệnh viện K thành lập năm 1969. Bệnh viện trực thuộc Bộ y tế và là đơn vị chuyên khoa đầu ngành trong việc khám và điều trị ung thư. Bệnh viện hiện đang triển khai nhiều gói tầm soát ung thư trong đó có ung thư cổ tử cung.

Bệnh viện đã nghiên cứu và ứng dụng máy PET/CT trong việc phát hiện sớm bệnh ung thư và khả năng di căn. Việc tầm soát ung thư ở bệnh viện K được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.

4.1.2. Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

Bệnh viện chuyên khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh ung bướu. Đây là bệnh viện chuyên khoa ung thư hạng I của Hà Nội. Bệnh viện giúp tầm soát và điều trị hiệu quả các bệnh về ung thư trong đó có ung thư cổ tử cung.

Bệnh viện áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến, sử dụng máy móc hiện đại trong xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. Các phương pháp xét nghiệm đa dạng tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh.

Tầm soát ung thư cổ tử cung tại bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội là một trong những địa điểm được nhiều người lựa chọn thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung

4.1.3. Bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Chợ Rẫy là cơ sở khám chữa bệnh hàng đầu khu vực miền Nam. Bệnh viện được trang bị các thiết bị y tế hiện đại với máy gia tốc xạ trị, máy CT, MRI,… đáp ứng nhu cầu chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung.
Bệnh viện hiện triển khai nhiều gói tầm soát ung thư cổ tử cung khác nhau cho bệnh nhân lựa chọn.

4.2. Xét nghiệm ung thư tử cung ở Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia được xếp hạng chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới. Nền y học của Nhật Bản phát triển bậc nhất. Chính phủ Nhật Bản không ngừng đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị bệnh.

Ngày nay, xu hướng tầm soát và điều trị ung thư tại Nhật Bản đang ngày một phổ biến. Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người bệnh tiếp cận dịch vụ y tế của Nhật Bản, công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam sẽ giúp người bệnh tận tình nhất. IMS Việt Nam sẽ hỗ trợ trong hầu hết các công việc để người bệnh yên tâm điều trị như tìm phiên dịch, xin visa, lựa chọn bệnh viện thích hợp,…

Bệnh viện thuộc tập đoàn IMS

Tập đoàn IMS có liên kết với 140 bệnh viện và cơ sở y tế uy tín trên toàn nước Nhật phục vụ tối đa nhu cầu của người bệnh

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào được thực hiện nhằm phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm. Từ đó, người bệnh sẽ có cơ hội điều trị tốt nhất, nâng cao khả năng sống sót. Chúc các bạn luôn khoẻ!

Bình luận đã bị đóng.