Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Tin mới 03/02/2020 17:37:01. Views: 11,047.

Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm mà phụ nữ thường gặp phải, mức độ nguy hiểm đứng thứ 2, chỉ sau ung thư vú. Vì thế các chị em thường được khuyến cáo thực hiện các xét nghiệm  ung thư cổ tử cung định kỳ (tùy theo độ tuổi) để có thể phát hiện sớm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung và các tổn thương tiền ung thư, giúp chữa trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe.

1. Xét nghiệm ung thư cổ tử cung là gì?

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung là việc thực hiện các xét nghiệm chuyên môn để phát hiện các tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung ở giai đoạn rất sớm (khi các dấu hiệu của bệnh chưa xuất hiện) để có biện pháp theo dõi và can thiệp kịp thời, tăng cơ hội điều trị và chữa khỏi bệnh.

Theo báo cáo của HPV Information Center năm 2018, Việt Nam có khoảng 4.177 ca mắc mới, 2.420 ca tử vong do ung thư cổ tử cung, vì thế việc khám sàng lọc ung thư cổ tử cung phát hiện và điều trị sớm là rất cần thiết

Phương pháp xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung hiệu quả

2. Đối tượng nên khám sàng lọc ung thư cổ tử cung

Những đối tượng nên thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung:

  • Phụ nữ nên thực hiện tầm soát từ tuổi 21
  • Những phụ nữ có tiền sử gia đình có người thân mắc ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng nên được tầm soát sớm.
  • Những người bị nhiễm HPV týp 16, 18 (nguy cơ cao) cần tầm soát ung thư 1 năm/lần.

3. Thời điểm nên xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung 

Tùy theo độ tuổi mà nên lựa chọn các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung phù hợp để có thể cho kết quả chính xác nhất:

  • Từ 21 đến 29 tuổi: Thực hiện tầm soát định kỳ 3 năm 1 lần bằng phương pháp Pap Smear. Không xét nghiệm HPV ở lứa tuổi này do tần suất nhiễm vi rút HPV ở độ tuổi 21 đến 29 nằm trong khoảng 20%.
  • Từ 30 đến 64 tuổi: nên thực hiện tầm soát theo các phương pháp phù hợp (Pap Smear và HPV) với độ tuổi theo định kỳ 5 năm 1 lần.
  • Phụ nữ trên 65 tuổi: Không cần tầm soát ung thư cổ tử cung nếu kết quả tầm soát trước đó bình thường.

4. Top 4 phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung tốt nhất hiện nay

Xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung như thế nào? Cần thực hiện những xét nghiệm nào để khám tầm soát ung thư cổ tử cung? Trên thực tế, tùy vào tình trạng người bệnh mà các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung khác nhau. Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung thông thường như sau:

Quy trình khám tầm soát ung thư cổ tử cung

Khám lâm sàng là bước đầu tiên trong quy trình xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Bước 1: Khám lâm sàng tổng quát

Bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng tổng quát để để nắm rõ thông tin về tình trạng sức khỏe của người bệnh, lịch sử bệnh lý,… Từ đó, bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp nhất.

Bước 2: Thực hiện xét nghiệm ung thư tử cung

Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung tập trung vào 3 hướng:

  • Phết tế bào cổ tử cung để xác định tế bào bất thường (2 xét nghiệm Pap smear, Thinprep).
  • Xét nghiệm sinh học phân tử để xác định nguy cơ nhiễm virus HPV nguy cơ cao (xét nghiệm Cobas test, xét nghiệm HPV DNA).
  • Xét nghiệm máu nhằm xác định các dấu chuẩn ung thư.

Bước 3: Trả kết quả kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung

Sau khi thực hiện xét nghiệm, tùy theo quy trình làm việc của cơ sở y tế mà kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung có thể có sau 1 tuần.

Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung khoảng 3 năm sau quan hệ tình dục lần đầu tiên. Phụ nữ dưới 30 tuổi nên xét nghiệm mỗi 2 năm. Phụ nữ trên 30 tuổi nếu có 3 lần xét nghiệm PAP bình thường 3 lần liên tiếp có thể tầm soát sau 2-3 năm.

4.1. Phương pháp xét nghiệm Pap

4.1.1. Xét nghiệm Pap là gì?

Xét nghiệm Pap smear (còn có tên gọi là xét nghiệm Pap hay phết tế bào cổ tử cung) là một xét nghiệm tế bào học nhằm tầm soát và phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

Phương pháp Pap smear được thực hiện bằng cách thu thập và phân tích tế bào ở cổ tử cung giúp phát hiện ung thư cổ tử cung sớm. Hơn thế, Pap smear còn phát hiện những bất thường trong cấu trúc và hoạt động của tế bào tử cung để cảnh báo nguy cơ ung thư cổ tử cung trong tương lai.

Xét nghiệm Pap để phát hiện ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm Pap là bước quan trọng đầu tiên trong quy trình tầm soát và chẩn đoán ung thư cổ tử cung

4.1.2. Ưu nhược điểm của xét nghiệm Pap

Ưu điểm:

  • Chi phí thấp nên dễ thực hiện đại trà.
  • Không yêu cầu kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại.

Nhược điểm:

  • Độ nhạy chỉ đạt 50-75% tùy thuộc vào chất lượng mẫu và tay nghề của kỹ thuật viên làm xét nghiệm.
  • Có nguy cơ âm tính giả do bỏ sót tế bào bất thường trong quá trình chuẩn bị mẫu. Vì vậy nếu thấy xuất hiện triệu chứng mà kết quả Pap âm tính bạn nên xem xét làm thêm các xét nghiệm bằng kỹ thuật khác hoặc thực hiện kèm xét nghiệm HPV DNA để yên tâm.

4.1.3. Xét nghiệm Pap được thực hiện như thế nào?

Quy trình xét nghiệm Pap sẽ được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn nằm ngửa trên bàn khám chuyên dụng, trong tư thế thả lỏng, gập đầu gối, và bác sĩ sẽ dùng kẹp mỏ vịt để khám.
  • Bước 2: Dùng bàn chải tế bào (Cytobrush®) để lấy mẫu tế bào ở cổ tử cung. Tế bào cổ tử cung sẽ được phết lên lam kính và cố định, nhuộm để quan sát cấu trúc tế bào dưới kính hiển vi nhằm phát hiện tế bào bất thường.
quy trình xét nghiệm Pap

Trong quy trình xét nghiệm Pap, khi trải mẫu tế bào lên lam kính cần chú ý chỉ trải duy nhất một lần, không kéo nhiều lần tránh làm thay đổi hình dạng tế bào

4.1.4. Sau khi xét nghiệm Pap thì bao lâu nên làm lại?

Theo hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ, sau khi xét nghiệm Pap thì thời gian cần làm lại sẽ như sau:

  • Đối với phụ nữ từ 21 – 29 tuổi: Nên thực hiện 3 năm/ 1 lần.
  • Đối với phụ nữ từ 30 trở lên: Nếu âm tính với HPV thì nên làm xét nghiệm Pap 3 năm một lần hoặc thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap và HPV 5 năm một lần. Nếu dương tính với HPV thì cần làm đồng thời xét nghiệm Pap và HPV để tầm soát ung thư cổ tử cung hàng năm.

4.2. Xét nghiệm Cobas test (cobas® HPV test)

4.2.1. Xét nghiệm Cobas test là gì?

Nhiễm virus HPV (đặc biệt là các chủng HPV nguy cơ cao) có liên quan đến 99% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nhiễm HPV thường không xuất hiện triệu chứng, vì vậy phương pháp tin cậy giúp phát hiện nhiễm HPV là thực hiện các xét nghiệm.

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung Cobas test là một dạng xét nghiệm HPV DNA tiên tiến, cho phép dùng một xét nghiệm duy nhất từ một mẫu bệnh phẩm là có thể xác định nguy cơ nhiễm 12 chủng HPV nguy cơ cao, cho kết quả riêng về 2 chủng HPV 16 và HPV 18 (hai chủng HPV là yếu tố nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung).

Ngày nay Xét nghiệm Cobas test đã được công ty Roche Diagnostics Việt Nam giới thiệu, chuyển giao công nghệ và áp dụng tại các bệnh viện phụ sản lớn ở nước ta.

Xét nghiệm HPV

Xét nghiệm Cobas test được công ty Roche (Thụy Sĩ) giới thiệu năm 2011 và được cộng đồng chung châu u và FDA phê duyệt năm 2014 dùng trong tầm soát ung thư cổ tử cung

4.2.2. Ưu nhược điểm của xét nghiệm Cobas test

Ưu điểm:

Chỉ 1 xét nghiệm duy nhất có thể xác định tất cả 12 chủng HPV nguy cơ cao. Xét nghiệm cũng cho kết quả riêng về 2 chủng HPV 16 và HPV 18.

  • Độ chính xác cao: Xét nghiệm Cobas test có độ chính xác đạt 92%, cao hơn rất nhiều so với xét nghiệm Pap thường quy. Hiệu quả đã được nghiên cứu và kiểm chứng qua thử nghiệm lâm sàng với 47.000 phụ nữ tham gia.
  • Tỷ lệ âm tính giả thấp do độ nhạy cao, kết quả đáng tin cậy.
  • Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm đơn giản (giống lấy mẫu bệnh phẩm Pap). Có kết quả xét nghiệm sau 7-10 ngày.

Nhược điểm:

  • Cần có thiết bị xét nghiệm nên thường chỉ áp dụng tại các bệnh viện phụ sản lớn và các phòng xét nghiệm hiện đại.

4.2.3. Xét nghiệm Cobas test được thực hiện như thế nào?

Quy trình thực hiện xét nghiệm Cobas test như sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn nằm ngửa trên bàn khám chuyên dụng, trong tư thế thả lỏng, gập đầu gối và y bác sĩ sẽ dùng kẹp mỏ vịt để tiến hành khám.
  • Bước 2: Tiếp đến, bác sĩ sẽ dùng que quấn gòn dài để thu mẫu tế bào ở cổ tử cung dùng trong xét nghiệm.
  • Bước 3: Mẫu sẽ được tiến hành phân tích bằng hệ thống cobas 4800 của Roche với quy trình tự động tinh sạch ADN, sau đó thực hiện phản ứng chuỗi trùng hợp PCR và real-time PCR để phát hiện virus HPV với hiệu quả tối ưu.
  • Bước 4: Kết quả sẽ cho phép xác định 12 chủng HPV nguy cơ cao. Kết quả thường có sau 7-10 ngày.

4.2.4. Sau khi xét nghiệm Cobas test thì bao lâu nên làm lại?

Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung bằng kết hợp làm phết đồ tế bào và xét nghiệm HPV bằng xét nghiệm Cobas test. Nếu kết quả âm tính thì nên làm xét nghiệm này 3 năm một lần để tầm soát ung thư cổ tử cung.

xét nghiệm cobas tầm soát ung thư cổ tử cung

Nên thực hiện xét nghiệm Cobas test định kỳ để phát hiện sớm những bất thường

4.3. Phương pháp xét nghiệm Thinprep

4.3.1. Xét nghiệm Thinprep là gì?

Xét nghiệm Thinprep (hay còn gọi là Thinprep Pap Test) là phương pháp lấy bệnh phẩm ở cổ tử cung, cho vào 1 lọ Thinprep (1 loại chất lỏng định hình). Sau đó, được chuyển vào phòng thí nghiệm để xử lý bằng máy Thinprep làm tiêu bản 1 cách tự động. Đây là một bước tiến so với phương pháp xét nghiệm truyền thống, không phải phết tế bào cổ tử cung vào 1 lam kính làm tiêu bản như xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung thông thường nữa.

4.3.2. Ưu nhược điểm của xét nghiệm Thinprep

Ưu điểm

  • Kỹ thuật Thinprep giúp nâng cao chất lượng mẫu tế bào, giảm nguy cơ bỏ sót tế bào bất thường nhờ đó giúp giảm đáng kể tỷ lệ âm tính giả, từ đó nâng cao hiệu quả tầm soát ung thư cổ tử cung.

Nhược điểm:

  • Cần có thiết bị xét nghiệm nên thường chỉ áp dụng tại các bệnh viện phụ sản lớn và các phòng xét nghiệm hiện đại.
Xét nghiệm Thinprep ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm Thinprep có khả năng phát hiện sớm những bất thường trong tế bào cổ tử cung, giúp chị em bảo vệ tốt nhất sức khỏe của mình

4.3.3. Xét nghiệm Thinprep được thực hiện như thế nào?

Quy trình thực hiện xét nghiệm Thinprep như sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn nằm ngửa trên bàn khám chuyên dụng, trong tư thế thả lỏng, gập đầu gối. Tiếp đến, bác sĩ sẽ dùng bàn chải tế bào (Cytobrush®) để lấy mẫu tế bào ở cổ tử cung.
  • Bước 2: Các tế bào cổ tử cung sẽ được cho vào 1 lọ Thinprep. Tế bào được bảo quản và mang đến phòng thí nghiệm thực hiện kỹ thuật chuyển tế bào bằng màng lọc có kiểm soát, tách tế bào từ mẫu bệnh phẩm và dàn lên mặt kính. Lớp tế bào mỏng, rõ ràng, thuận lợi cho việc kiểm tra.

4.3.4. Sau khi xét nghiệm xong thì bao lâu nên làm lại?

  • Phụ nữ ở độ tuổi 21-29 nên thực hiện xét nghiệm Thinprep để tầm soát ung thư cổ tử cung 3 năm một lần.
  • Phụ nữ ở độ tuổi 30-65 trở lên nếu âm tính với HPV thì nên làm xét nghiệm Thinprep 3 năm một lần hoặc thực hiện đồng thời xét nghiệm Thinprep và HPV 5 năm một lần. Nếu dương tính với HPV thì cần làm đồng thời xét nghiệm Thinprep và HPV để tầm soát ung thư cổ tử cung hàng năm.

4.4. Xét nghiệm máu HPV DNA

Xét nghiệm HPV DNA là quá trình tách chiết DNA trên hệ thống máy tách chiết tự động, sử dụng công nghệ giải trình mới để phân tích.

Ưu điểm: 

  • Xác định sự hiện diện chính xác của virus HPV.
  • Không chỉ phát hiện được sự có mặt của virus HPV mà còn xác định được type HPV mà người bệnh đang mắc phải.

Nhược điểm:

Thực tế, xét nghiệm HPV chỉ giúp phát hiện virus HPV có đang tồn tại trong cơ thể hay không, tức là chỉ giúp đánh giá nguy cơ ung thư cổ tử cung chứ không giúp chẩn đoán có bị ung thư hay không.

Xem thêm: Tầm soát ung thư cổ tử cung giá bao nhiêu? [BÁO GIÁ 2021]

xét nghiệm HPV

Xét nghiệm HPV DNA có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, cho phép định tuýp HPV, định nhóm HPV nguy cơ cao/thấp và định lượng HPV trong tế bào

5. Những lưu ý khi xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Để tầm soát ung thư đạt độ chính xác cao bạn nên lưu ý những điều sau và tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế khi thực hiện các xét nghiệm:

  • Không nên sử dụng các loại kem bôi trơn âm đạo trong vòng 24 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung.
  • Trong ngày đèn đỏ không nên thực hiện tầm soát vì có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng mẫu. Thời điểm thích hợp nhất là tầm soát trong vòng 10 – 14 ngày sau kỳ kinh nguyệt.
  • Không làm xét nghiệm Pap trong vòng 24 – 48 giờ sau khi quan hệ tình dục vì có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của xét nghiệm.
  • Khi đang đặt thuốc hoặc đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa cần thông báo với bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm.
  • Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung có thể âm tính hoặc dương tính. Một tỷ lệ nhỏ có thể xảy ra âm tính giả hoặc dương tính giả. Khi phát hiện dương tính sau khi tầm soát bạn cần bình tĩnh và thực hiện các xét nghiệm sâu hơn để xác nhận chính xác có mắc ung thư cổ tử cung hay không.

6. Xét nghiệm ung thư cổ tử cung ở đâu?

Gói tầm soát ung thư cổ tử cung ở mỗi bệnh viện, phòng khám có thể những khác biệt về giá thành, thiết bị, kỹ thuật dùng để tầm soát… Tùy từng đối tượng và tình trạng sức khỏe mà có thể dùng các kỹ thuật xét nghiệm khác nhau để tầm soát vì vậy bạn nên nhận tư vấn trước khi quyết định tầm soát.

Ngoài việc lựa chọn xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung tại trong nước, để có thể yên tâm và nhận được các kết quả chính xác hơn, bạn có thể tham khảo việc khám chữa bệnh tại các nước có nền y tế tiên tiến như Nhật Bản.

Tập đoàn IMS là đơn vị đầu tiên cung cấp dịch vụ y tế Nhật Bản tại Việt Nam với 100% vốn đầu tư Nhật Bản, tự hào sẽ mang đến những dịch vụ y tế chất lượng nhất.

Khi lựa chọn các gói tầm soát ung thư tại IMS bạn sẽ nhận được sự tư vấn, thăm khám, điều trị bởi các y bác sĩ hàng đầu tại Nhật Bản và được thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung hiện đại và tiên tiến nhất.

7. Một số câu hỏi về xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả?

Với những xét nghiệm ung thư cổ tử cung thường có kết quả sau 7 -10 ngày. Với một số xét nghiệm khác có thể nhanh hơn hơn từ 5 -7 ngày tùy thuộc và bệnh viện và phương pháp xét nghiệm mà bạn lựa chọn.

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung cho người chưa quan hệ?

Đối với những người chưa quan hệ tình dục, bạn có thể lựa chọn phương pháp xét nghiệm máu có phát hiện ung thư cổ tử cung hay không.

Tầm soát ung thư cổ tử cung có đau không?

Việc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung không gây đau, quá trình này chỉ kéo dài vài phút để nhân viên y tế lấy mẫu phết tế bào cổ tử cung. Bạn nên lựa chọn những đơn vị uy tín để thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung hiệu quả và chính xác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ