Lợi ích của tầm soát ung thư cổ tử cung

Tin mới 28/10/2024 09:21:33. Views: 5,502.

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính, tương đối phổ biến ở phụ nữ. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, ung thư cổ tử cung còn là nguyên nhân dẫn tới vô sinh của nữ giới. Bệnh có tỷ lệ chữa khỏi cao nếu như được phát hiện và can thiệp điều trị sớm. Do đó, tầm soát ung thư định kỳ là việc làm quan trọng và cần thiết. Cùng IIMS-VNM tìm hiểu kỹ hơn về lợi ích của tầm soát ung thư cổ tử cung trong bài viết dưới đây.

Lợi ích của tầm soát ung thư cổ tử cung

Lợi ích của tầm soát ung thư cổ tử cung

1. Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý do tế bào ở cổ tử cung phát triển bất thường vượt quá mức kiểm soát của cơ thể, hình thành nên khối u trong cổ tử cung. Theo ghi nhận của Globocan (dự án của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế), năm 2020, Việt Nam có khoảng hơn 4.000 ca mắc mới và 2.223 ca tử vong vì căn bệnh này. Phần lớn bệnh nhân tới khám và điều trị khi bệnh đã tiến triển ở giai đoạn muộn.

Tầm soát ung thư cổ tử cung là quá trình kiểm tra, chẩn đoán, phát hiện sớm những thay đổi bất thường trong cổ tử cung của phụ nữ. Những tế bào này qua nhiều năm, dần dần sẽ phát triển thành ung thư dưới tác động của các nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, ở giai đoạn hình thành tế bào bất thường, cơ thể sẽ không có hoặc có rất ít biểu hiện, triệu chứng nên người bệnh khó nhận biết được. Vì vậy, việc tầm soát ung thư sớm là cần thiết và có ý nghĩa rất lớn.

Tầm soát ung thư cổ tử cung

Tầm soát ung thư cổ tử cung là việc làm quan trọng và cần thiết

2. Lợi ích của tầm soát ung thư cổ tử cung sớm

Thực hiện tầm soát ung thư tử cung sớm đem lại nhiều lợi ích cho chị em phụ nữ, cụ thể như sau:

  • Tầm soát ung thư sớm giúp người bệnh tăng cơ hội chữa khỏi bệnh lên nhiều lần.

Ung thư cổ tử cung phát triển qua 4 giai đoạn. Bệnh phát hiện càng muộn thì biến chứng càng nặng và mức độ nguy hiểm càng cao. Nếu được chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời, tiên lượng của bệnh cũng như cơ hội chữa khỏi của bệnh nhân được tăng lên nhiều lần.

Giai đoạn 0: Giai đoạn ung thư khu trú, tỷ lệ chữa khỏi bệnh có thể đạt tới 92%.

Giai đoạn 1: Khi khối u phát triển lớn hơn, tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân là khoảng 80 – 90%.

Giai đoạn 2: Tỷ lệ chữa khỏi chỉ còn 50 – 65%.

Giai đoạn 3: Đây là giai muộn của bệnh, việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ở giai đoạn này chỉ khoảng 25 – 35%.

Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối, tỷ lệ chữa khỏi chỉ còn 15%.

4 giai đoạn của ung thư cổ tử cung

4 giai đoạn của ung thư cổ tử cung

Một thống kê khác của Hoa kỳ cho thấy, mỗi năm, nước này có hơn 13.000 phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung, hơn 4.000 ca tử vong vì căn bệnh này. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong đã giảm xuống khoảng 2%/năm nhờ việc tiêm chủng vắc xin ngừa HPV kết hợp áp dụng các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung giúp phát hiện và điều trị từ sớm.

  • Tầm soát ung thư là biện pháp phòng ngừa ung thư hiệu quả

Xét nghiệm HPV là một trong những phương pháp được thực hiện để tầm soát ung thư cổ tử cung. Không phải ai nhiễm virus HPV đều bị ung thư cổ tử cung nhưng hầu hết những bệnh nhân ung thư cổ tử cung đều dương tính với HPV. Thực hiện xét nghiệm tầm soát giúp xác định bạn có nhiễm virus HPV hay không, nhiễm chủng virus nào? Từ đó, bác sĩ có những đánh giá về nguy cơ mắc bệnh và có những phương pháp giúp bạn phòng ngừa ung thư hiệu quả.

TÌm hiểu thêm về các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung qua bài viết

3. Khi nào nên đi khám tầm soát ung thư cổ tử cung?

Phụ nữ nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung từ độ tuổi 21. Từ độ tuổi này trở đi, mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là từ 35 – 44 tuổi.

Xét nghiệm Pap smear

Xét nghiệm Pap smear là một trong những phương pháp giúp tầm soát ung thư cổ tử cung

Độ tuổi từ 21 đến 29, bạn nên thực hiện tầm soát bằng xét nghiệm Pap smear 3 năm 1 lần. Không nên xét nghiệm HPV ở độ tuổi này vì tần suất nhiễm chủng HPV gây ung thư ở tuổi này chỉ khoảng 20%. Hầu hết các trường hợp virus sẽ tự biến mất sau 1 – 2 năm mà không cần can thiệp. Việc phát hiện nhiễm HPV có thể sẽ gây ra lo lắng, tốn chi phí tái khám và có những xử trí không cần thiết.

Phụ nữ từ 30 đến 64 nên thực hiện 2 xét nghiệm là Pap smear và HPV test 5 năm 1 lần hoặc có thể tiếp tục thực hiện Pap smear 3 năm/lần.

Từ 65 tuổi trở lên, người bệnh có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để xem xét ngừng tầm soát ung thư cổ tử cung trong trường hợp tầm soát âm tính đầy đủ trước đó. Tầm soát âm tính đầy đủ có nghĩa là 3 lần Pap smear liên tục âm tính hoặc 2 bộ đôi xét nghiệm Pap smear và HPV test liên tục âm tính trong 10 năm với lần xét nghiệm cuối cùng trong vòng 5 năm.

4. Tham khảo ý kiến y tế thứ 2

Mặc dù không mong muốn nhưng việc sai sót trong y khoa là không thể tránh khỏi. Việc sai sót trong chẩn đoán cũng như điều trị sẽ dẫn tới nhiều rủi ro không đáng có thậm chí là hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân. Vì vậy, trong trường hợp có nghi ngờ, việc được lắng nghe thêm ý kiến đóng góp từ một chuyên gia y tế uy tín khác – ý kiến y tế thứ 2 sẽ giúp người bệnh cảm thấy an tâm và chắc chắn hơn về chẩn đoán cũng như phác đồ điều trị đang thực hiện.

Ngoài ra, thông qua ý kiến y tế thứ 2, bạn sẽ được tiếp cận, cập nhật những kiến thức về bệnh, những phương pháp điều trị mới, tiên tiến trên thế giới. Từ đó, người bệnh có thể cân nhắc lựa chọn điều trị phù hợp và tiết kiệm chi phí.

Hiểu được điều đó, IIMS-VNM cung cấp dịch vụ ý kiến y tế thứ 2, giúp bạn kết nối với các chuyên gia y tế đầu ngành tại Nhật Bản có hợp tác với chúng tôi. Không cần mất thời gian, công sức và chi phí cho việc đi lại, mua vé máy bay hay đặt phòng khách sạn tại Nhật. Bạn có thể lắng nghe ý kiến y tế thứ 2 dưới hình thức trực tuyến hoặc ủy thác. Với hình thức ủy thác, nhân viên của tập đoàn IMS sẽ thay mặt bệnh nhân mang hồ sơ bệnh án đến bệnh viện để nghe tư vấn của bác sĩ và truyền đạt lại ý kiến tư vấn đó cho người bệnh. Mọi thứ diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng và tiết kiệm chi phí.

Hy vọng qua bài viết này IIMS-VNM đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những lợi ích cùa tầm soát ung thư cổ tử cung mang lại. Mọi thắc mắc cần được tư vấn, bạn vui lòng liên hệ với IIMS-VNM qua một trong các hình thức sau:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Copyright © 2025 IIMS-VNM. All right reserved.
Đăng ký nhận tư vân