Những điều cần biết về tầm soát ung thư cổ tử cung

Tin mới 25/02/2020 14:41:49. Views: 7,464.

Tầm soát ung thư cổ tử cung hiện là phương pháp hiệu quả nhất giúp phòng, điều trị và nâng cao tỉ lệ sống cho nữ giới. Vì thế hãy tìm hiểu ngay những thông tin tầm soát ung thư tử cung hữu ích dưới đây để bản thân và gia đình luôn khỏe mạnh nhất!

Xem thêm:

Tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng

Tầm soát ung thư cổ tử cung mang ý nghĩa rất quan trọng

1. Định nghĩa tầm soát ung thư cổ tử cung

Tầm soát ung thư cổ tử cung là quá trình thực hiện các phương pháp xét nghiệm chuyên môn để phát hiện ra các tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung ở giai đoạn rất sớm (khi các dấu hiệu của bệnh chưa xuất hiện).

Điều này giúp bệnh nhân xây dựng được phác đồ điều trị phù hợp, theo dõi và can thiệp kịp thời, tăng cơ hội chữa khỏi bệnh, tăng tỉ lệ sống cho bệnh nhân.

Định nghĩa tầm soát ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thường thường gặp đứng thứ 2 ở phụ nữ, có tính chất đặc biệt nguy hiểm

2. Lý do nên tầm soát ung thư cổ tử cung

2.1. Nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao

  • Theo Globocan thì năm 2018 Việt Nam có hơn 4.100 ca mắc mới ung thư cổ tử cung và gần 2.500 ca tử vong. Có thể thấy con số mắc ung thư cổ tử cung ở nước ta là tương đối cao.
  • Trong khi đó, bất kỳ người phụ nữ nào cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Đặc biệt, phụ nữ sinh đẻ nhiều lần (3 lần trở lên) có nguy cơ mắc bệnh cao gấp hai lần phụ nữ thông thường.

2.2. Ung thư cổ tử cung tiến triển trong âm thầm, không có dấu hiệu

Ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu rõ ràng, không thể phát hiện bệnh thông qua triệu chứng. Vì vậy, chỉ có thường xuyên thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu mới giúp phát hiện bệnh, các tổn thương tiền ung thư nhỏ nhất từ sớm.

Dấu hiệu mắc bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung tiến triển rất âm thầm

2.3. Tỉ lệ sống sau 5 năm giảm mạnh qua từng giai đoạn

Thống kê cho thấy có đến 50% bệnh nhân tử vong khi mắc ung thư cổ tử cung do không phát hiện sớm để điều trị bệnh kịp thời. Cụ thể, tỉ lệ sống sau 5 năm điều trị bệnh thay đổi nhiều:

  • Giai đoạn tại chỗ: Phát hiện các tổn thương tiền ung thư có thể gây ra ung thư sau này để tìm biện pháp ngăn chặn. Lúc này tỉ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân đạt tới 96%.
  • Giai đoạn 1: 80 – 90%
  • Giai đoạn 2: 50 – 60%
  • Giai đoạn 3: 25 – 35%
  • Giai đoạn 4: Dưới 15%

Có thể nói, việc tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ giúp người bệnh phát hiện bệnh từ sớm, giúp việc điều trị hiệu quả, nâng cao khả năng chữa khỏi bệnh và sống sót cho bệnh nhân.

4 giai đoạn của ung thư cổ tử cung

4 giai đoạn phát triển của ung thư cổ tử cung

3. Đối tượng nên khám tầm soát ung thư cổ tử cung

Những đối tượng nên thực hiện tầm soát ung thư:

  • Phụ nữ nên thực hiện tầm soát từ tuổi 21
  • Những phụ nữ có tiền sử gia đình có người thân mắc ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng nên được tầm soát sớm.
  • Những người bị nhiễm HPV týp 16, 18 (nguy cơ cao) cần tầm soát ung thư 1 năm/lần.

4. Thời điểm nên khám tầm soát ung thư 

Tùy theo độ tuổi mà nên lựa chọn các phương pháp tầm soát ung thư tử cung phù hợp để có thể cho kết quả chính xác nhất:

  • Từ 21 đến 29 tuổi: Thực hiện tầm soát định kỳ 3 năm 1 lần bằng phương pháp Pap Smear. Không xét nghiệm HPV ở lứa tuổi này do tần suất nhiễm vi rút HPV ở độ tuổi 21 đến 29 nằm trong khoảng 20%.
  • Từ 30 đến 64 tuổi: nên thực hiện tầm soát theo các phương pháp phù hợp (Pap Smear và HPV) với độ tuổi theo định kỳ 5 năm 1 lần.
  • Phụ nữ trên 65 tuổi: Không cần tầm soát ung thư cổ tử cung nếu kết quả tầm soát trước đó bình thường.
Thời điểm nên tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ

Nên tầm soát ung thư tử cung theo định kỳ và sử dụng các phương pháp tầm soát phù hợp với độ tuổi

5. Bao lâu nên tầm soát lại ung thư cổ tử cung

Tùy theo kết quả của lần tầm soát ung thư cổ tử cung gần nhất để xác định thời gian làm lại tầm soát:

  • Trường hợp HPV âm tính (không bị nhiễm HPV): Thực hiện phương pháp HPV định kỳ 5 năm 1 lần và phương pháp Pap Smear 3 năm 1 lần.
  • Nếu dương tính với HPV: Bệnh nhân cần làm đồng thời xét nghiệm Pap và HPV để tầm soát ung thư tử cung 1 năm/lần.

6. Các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung

Sau khi được khám lâm sàng để xác định tình trạng cơ thể và có được những thông tin tổng quan về sức khỏe, bệnh nhân sẽ được thực hiện một trong những phương pháp tầm soát ung thư tử cung dưới đây:

6.1. Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Xét nghiệm Pap Smear)

Xét nghiệm Pap Smear sẽ thực hiện thu thập và phân tích tế bào ở cổ tử cung để phát hiện tổn thương, ung thư và cả các cấu trúc bất thường cảnh báo nguy cơ ung thư cổ tử cung trong tương lai.

Xét nghiệm Pap Smear được coi là bước quan trọng đầu tiên trong quy trình tầm soát và chẩn đoán ung thư cổ tử cung.

Tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp xét nghiệm Pap Smear

Xét nghiệm Pap Smear có độ nhạy thấp, chỉ đạt 50-75%

6.2 Xét nghiệm HPV test (Cobas test)

Virus HPV là nguyên nhân chính gây ra hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung. Vì thế thực hiện HPV test cho phép dùng một xét nghiệm duy nhất để phát hiện ra 12 chủng HPV nguy cơ cao, và cho ra kết quả riêng về 2 chủng HPV 16 và HPV 18 (hai chủng HPV là yếu tố nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung).

Xét nghiệm HPV test cho độ chính xác cao tới 92%, giảm tỉ lệ âm tính giả khi thực hiện nhiều hơn Pap Smear. Tuy nhiên, phương pháp này cần tới thiết bị máy móc hiện đại, nên chỉ có thể thực hiện tại các bệnh viện lớn.

Tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp xét nghiệm HPV test

Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên nên thực hiện kết hợp cả Pap Smear và HPV test

6.3. Sinh thiết

Sinh thiết cổ tử cung là phương pháp lấy mẫu tế bào mô cổ tử cung và quan sát chúng dưới kính hiển vi để xác định xem có phải là tế bào u ác tính hay không. Phương pháp này cho kết quả kiểm tra có mức độ chính xác cao.

Tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp sinh thiết

Sinh thiết thường được chỉ định thực hiện sau khi bệnh nhân có xét nghiệm Pap Smear bất thường

6.4. Soi cổ tử cung

Soi cổ tử cung là một thủ thuật dùng để quan sát vùng cổ tử cung, thường được thực hiện qua thiết bị chuyên dụng là máy soi âm đạo.

Qua đó, bác sĩ có thể quan sát và tìm ra những vấn đề bất thường mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Nhờ vậy sẽ phát hiện các dấu hiệu bệnh và chỉ định thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn.

Xem thêm: Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung 

7. Địa điểm khám tầm soát ung thư cổ tử cung 

Một số địa chỉ mà bạn có thể lựa chọn để thực hiện tầm soát:

Tầm soát ung thư cổ tử cung ở Nhật Bản

Ngoài việc lựa chọn xét nghiệm tầm soát ung thư trong nước, để có thể yên tâm và nhận được các kết quả chính xác cao hơn, bạn có thể tham khảo việc khám chữa bệnh tại các nước có nền y tế tiên tiến như Nhật Bản.

Tại Việt Nam hiện nay, việc sang Nhật Bản khám chữa bệnh đã trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn rất nhiều nhờ Công Ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam. Khi lựa chọn các gói tầm soát ung thư tại IMS Việt Nam, bạn sẽ nhận được sự tư vấn, thăm khám, điều trị ở các cơ sở y tế hàng đầu tại Nhật Bản.

IMS Việt Nam là chi nhánh tại Việt Nam của Tập đoàn y tế Nhật Bản IMS

IMS Việt Nam là chi nhánh tại Việt Nam của Tập đoàn y tế hàng đầu Nhật Bản IMS

Xem thêm: Tầm soát ung thư cổ tử cung ở đâu?

7.1. Bệnh viện K Hà Nội

Bệnh viện K là bệnh viện tuyến đầu về phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị các bệnh ung thư tại nước ta. Bệnh viện K hiện có thiết bị kỹ thuật, máy móc hiện đại, đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao… nên bệnh nhân có thể yên tâm khi thực hiện tầm soát tại đây.

7.2. Bệnh viện Phụ sản Trung Ương Hà Nội

Bệnh viện Phụ sản Trung uơng là bệnh viện chuyên sâu về sản khoa, phụ khoa. Hiện nay bệnh viện đang cung cấp các dịch vụ dự phòng, tầm soát ung thư phụ khoa, tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung… với mức giá phải chăng.

Tầm soát ung thư cổ tử cung tại bệnh viện phụ sản Trung ương

Xét nghiệm HPV tại bệnh viện Phụ sản Trung ương mang đến độ chính xác cao

7.3. Bệnh viện Từ Dũ TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện phụ sản nổi tiếng chuyên sâu về phụ khoa, sản khoa khu vực phía Nam. Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ giỏi, chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị tiên tiến phục vụ công tác khám chữa bệnh và phòng bệnh phụ khoa, sản khoa rất hiệu quả.

Tại bệnh viện Từ Dũ có tương đối nhiều loại xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung khác nhau phù hợp với mỗi trường hợp, bạn có thể tin tưởng lựa chọn.

7.4. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hiện cũng là một cơ sở y tế được nhiều người biết đến với chất lượng phục vụ vượt trội, y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, máy móc hiện đại. Tại đây cung cấp gói tầm soát ung thư cổ tử cung để phục vụ nhu cầu tầm soát định kỳ của khách hàng.

8. Những lưu ý khi tầm soát ung thư tử cung

Để kết quả tầm soát có tỉ lệ chính xác cao, bệnh nhân nên lưu ý những điều sau:

  • Thời gian tốt nhất để thực hiện tầm soát là vào 5 ngày trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt để có kết quả chính xác nhất.
  • Không quan hệ tình dục 2-3 ngày trước khi tiến hành tầm soát
  • Tránh sử dụng các vật dụng như thuốc tránh thai, băng vệ sinh, thuốc đặt âm đạo và không thụt rửa âm đạo trong 2-3 ngày trước khi thực hiện tầm soát…

9. Rủi ro trong quá trình tầm soát ung thư cổ tử cung

Cần phải lưu ý rằng, những rủi ro trong quá trình tầm soát ung thư tử cung là có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như:

  • Khả năng bỏ sót chẩn đoán ngay từ đầu cũng không nhỏ, điều này có thể khiến cho người bệnh chủ quan, không thực hiện các phương pháp tầm soát đi kèm.
  • Người đi tầm soát có thể quá tin vào kết quả tầm soát mà bỏ qua những thay đổi bất thường trong cơ thể, dẫn đến khi phát hiện bệnh thì đã quá trễ và làm giảm đi tỉ lệ chữa bệnh thành công của bệnh nhân.

Hy vọng rằng với những thông tin tầm soát ung thư cổ tử cung chi tiết này đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để có thể bảo vệ chính mình và người thân. Đừng quên luôn lắng nghe cơ thể mình và tiến hành thăm khám định kỳ, thường xuyên bạn nhé.

Các tìm kiếm liên quan khác: tầm soát ung thư cổ tử cung, xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung, kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung bất thường, gói tầm soát ung thư cổ tử cung, khám tầm soát ung thư cổ tử cung, tầm soát ung thư cổ tử cung là gì, phác đồ tầm soát ung thư cổ tử cung, tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào, tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu 1 lần, kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ