Tổng hợp phương pháp kiểm tra ung thư cho từng loại ung thư

Tin mới 29/10/2020 14:19:07. Views: 4,804.

Nếu bạn đang đi tìm câu trả lời về các phương pháp kiểm tra ung thư để sàng lọc cho bản thân mình. Thì bài viết này thực sự sẽ hữu ích, chúng tôi sẽ cung cấp tất tần tật những kiến thức về các bệnh ung thư thường gặp để cho bạn có cái nhìn tổng quan nhất.

Tham khảo: [Kiểm tra ung thư ở đâu] Top 10+ bệnh viện TỐT NHẤT

Tế bào ung thư

Tế bào ung thư phóng đại.

1. Kiểm tra ung thư cổ tử cung

Những phụ nữ trên 21 tuổi nên tiến hành kiểm tra ung thư cổ tử cung, bởi lẽ đây là căn bệnh với số người mắc cao nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm bằng các cách dưới đây thì tỷ lệ tử vong giảm và khả năng điều trị khỏi là khá cao:

1.1. Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Xét nghiệm Pap smear)

Đây là kỹ thuật xét nghiệm bằng các phản ứng màu. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu tế bào trong tử cung, thực hiện nhuộm màu trên lam kính rồi sau đó soi dưới kính hiển vi để kiểm tra tình trạng bất thường hay dị dạng của tế bào cổ tử cung.

Xét nghiệm này được đánh giá là đơn giản, dễ thực hiện, cho kết quả nhanh và đặc biệt không gây đau. Tuy nhiên, mức độ tin cậy của xét nghiệm không cao, vẫn có thể gặp phải tình trạng dương tính hay âm tính giả.

Phết tế bào cổ tử cung.

Phết tế bào cổ tử cung.

1.2. Test HPV

Cách tiến hành đơn giản, tương tự như Pap smear nhưng kết quả đưa ra là sự có mặt hay không của virus HPV gây ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra nó còn đặc hiệu để xác định type HPV để có phương án điều trị hiệu quả, phương pháp này thường tiến hành song song với Pap Smear.

Kiểm tra ung thư cổ tử cung bằng phương pháp Test HPV

Test HPV chẩn đoán ung thư cổ tử cung.

1.3. Sinh thiết

Phương pháp này có thể bác sĩ sẽ phải sử dụng thuốc tê tại chỗ để khoét chóp cổ tử cung hoặc nạo kênh cổ tử cung. Sau đó dùng mẫu sinh thiết này để kiểm tra các tế bào ung thư và tiền ung thư sau khi thực hiện Pap.

Sinh thiết có thể gây ra biến chứng nhiễm trùng hoặc chảy máu nếu như không đúng kỹ thuật. Ngoài ra, biện pháp này khiến người bệnh có thể bị sảy thai hoặc vô sinh.

1.4. Soi cổ tử cung

Soi cổ tử cung là phương pháp chẩn đoán hình ảnh trực tiếp bằng cách chiếu một nguồn sáng đi qua âm đạo vào cổ tử cung để xác định cấu trúc và mức độ tổn thương của cổ tử cung. Hình ảnh cho thấy sẽ thật từ 10 đến 30 lần, kết hợp cùng với các hóa chất như axit axetic 3-5% và lugol 2% để xác định mức độ tổn thương của cổ tử cung.

Với ưu điểm thực hiện đơn giản cho kết quả nhanh, nhưng thường phải kết hợp với các xét nghiệm khác để cho chẩn đoán chính xác.

Ngay khi cảm thấy âm đạo có bất thường như: chảy máu âm đạo, đau vùng âm đạo khi quan hệ và khi sinh hoạt bình thường, hay âm đạo có khí hư lạ, mùi khó chịu…. thì bạn hãy nghĩ ngay đến việc kiểm tra ung thư cổ tử cung nhé.

Đọc thêm các bài viết khác cũng chủ đề:

2. Kiểm tra ung thư vòm họng

Tỷ lệ người dân Việt Nam mắc ung thư vòm họng luôn ở mức cảnh báo. Cần thực hiện các kiểm tra ung thư vòm họng ngay khi bệnh nhân cảm thấy đau rát vùng họng ho khàn tiếng mạch nổi to, kéo dài… bởi lẽ dấu hiệu của bệnh này thường nhầm lẫn với các bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng thông thường.

2.1. Nội soi mũi họng bằng ống soi mềm

Đây là phương pháp xét nghiệm bằng hình ảnh, sử dụng ống soi mềm được thiết kế linh hoạt theo đường vòm họng của bệnh nhân. Các ống nội soi này sẽ ôm các góc và căn chỉnh theo các ngóc ngách của vòm họng để đưa ra kết quả rõ nét nhất. Nội soi cho kết quả nhanh nhưng lại gây kích ứng niêm mạc, đòi hỏi bác sĩ có tay nghề và kinh nghiệm để chỉnh ống soi.

Kiểm tra ung thư vòm họng bằng phương pháp nội soi

Nội soi tai mũi họng sử dụng ống soi mềm.

2.2. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là việc đánh giá nồng độ SCC để kết luận về việc có hay không Ung thư biểu mô tế bào vảy. Ở người bình thường chỉ số này là 2,0 ng/ml. Tế bào vảy tăng sinh thường xuất hiện tại : vòm họng, thực quản, cổ tử cung….

Nếu chỉ số SCC tăng lên đến 2.54 – 3.9 ng/ml có thể bạn bị nghi ngờ mắc ung thư vòm họng. Cần kết hợp các biện pháp chẩn đoán khác như: chụp CT, MRI, siêu âm… để có kết luận chính xác.

Ưu điểm của phương pháp là nhanh, dễ thực hiện, nồng độ SCC tăng tương quan với sự phát triển của khối u. Chính vì vậy, xét nghiệm này để đánh giá mức độ tiến triển và hiệu quả điều trị bệnh. Nhưng mức độ đặc hiệu của phương pháp này lại không cao, có thể xuất hiện trường hợp dương tính giả.

3. Kiểm tra ung thư đại tràng

Hiện nay, ung thư đại tràng đang ở mức báo động về số người mắc và tỷ lệ người bị tử vong. Khi cơ thể bạn xuất hiện tình trạng mệt mỏi, chán ăn, táo bón kéo dài hay thường xuyên rối loạn tiêu hoá hãy nghĩ ngay đến việc kiểm tra ung thư đại tràng nhé.

3.1. Xét nghiệm máu ẩn trong phân ( FOBT)

Xuất hiện máu trong phân là khi các mạch máu tăng sinh dẫn đến tổn thương trong lúc phân đi qua đại tràng. Cục máu có thể nhỏ nằm ẩn trong phân mà mắt thường không nhìn thấy được vì thế các xét nghiệm này sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng này. Hiện nay, đang có 2 loại xét nghiệm máu trong phân được nêu ra dưới đây:

3.1.1. Xét nghiệm máu trong phân Guaiac (gFOBT)

Phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật khắt khe hơn đó là việc tiến hành lấy mẫu 3 lần với chế độ ăn khác nhau cho người bệnh kết hợp với thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Sau đó chuyên gia sẽ xác định lượng máu trong phân ở giới hạn rất nhỏ bằng các phản ứng hoá học. Độ đặc hiệu của phương pháp cao, chi phí thực hiện thấp tuy nhiên cần bác sĩ có tay nghề để thực hiện.

3.1.2. Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân miễn dịch hóa học ( iFOBT )

Xét nghiệm này chuyên sâu hơn gFOBT đó là việc xác định được vị trí tổn thương của mạch máu là ở đại tràng, dạ dày, hay tá tràng. Kết quả của phương pháp này chính là đánh giá sự xuất hiện của một loại protein có trong hemoglobin của hồng cầu để từ đó kết luận việc có máu hay không trong phân của bệnh nhân.

Khi thực hiện xét nghiệm này bệnh nhân không cần ăn uống kiêng khem ngược lại chi phí của nó cao hơn so với gFOBT.

Kiểm tra ung thư đại tràng bằng phương pháp xét nghiệm máu ẩn trong phân

Xét nghiệm máu ẩn trong phân.

3.2. Xét nghiệm DNA trong phân

Đây là phương pháp nhằm xác định nguyên nhân gây ra ung thư đại tràng là do đột biến gen. Vì thế sẽ có xuất hiện của DNA trong phân của bệnh nhân. Cách thực hiện dễ dàng nhanh chóng cho kết quả là ưu điểm của phương pháp mang lại.

3.3. Phương pháp khác

Một trong những phương pháp kiểm tra ung thư đại tràng ngoài xét nghiệm phân được nhắc đến như:

3.3.1. Nội soi đại trực tràng

Khi trực tràng bị tổn thương sẽ xuất hiện những xâm lấn vào tổ chức, nội soi đại tràng giúp xác định được vị trí, hình thái, kết cấu của khối u đại tràng để có phương án điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Ngay khi có bất thường tại đại tràng bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu sinh thiết để chẩn đoán kết luận cho bệnh nhân.

3.3.2. Chụp cắt lớp vi tính đại trực tràng

Chụp CT đại trực tràng tiến hành dễ dàng hơn so với việc nội soi, bởi nó không gây kích ứng đường tiêu hoá cho bệnh nhân. Kết quả bằng hình ảnh của xét nghiệm này sẽ mô tả vị trí, kích thuớc, mức độ xâm lấn tổ chức và khả năng di căn của khối u ung thư đại tràng trên bệnh nhân.

4. Kiểm tra ung thư dạ dày

Việt Nam đang là nước có tỷ lệ người mắc ung thư dạ dày nằm trong top 20 quốc gia đứng đầu thế giới. Nguyên nhân lớn nhất phải nhắc đến đó là thói quen ăn uống, sinh hoạt không đúng cách. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số biện pháp để kiểm tra ung thư dạ dày phổ biến nhất hiện nay:

4.1. Nội soi dạ dày

Nội soi ung thư dạ dày đưa ra kết quả bằng hình ảnh về vị trí, hình dạng, kích thước của tổn thương mà ống nội soi đi qua các cơ quan như: thực quản, dạ dày, tá tràng ( phần đầu ruột non)…

Phương pháp này sử dụng ống nội soi mềm có gắn camera, chính vì thế lợi điểm của nó là có thể quan sát toàn bộ hình thái bên trong của dạ dày.Để từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác kết hợp với biện pháp sinh thiết dạ dày.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này có thể gây ra tổn thương tại các vị trí trên đường tiêu hóa. Hoặc làm cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu trong suốt quá trình nội soi dạ dày, nhưng biểu hiện này sẽ biến mất sau khi hoàn thành việc kiểm tra.

Nội soi dạ dày.

Kiểm tra ung thư bằng phương pháp nội soi dạ dày.

4.2 Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Chụp CT là xét nghiệm bằng hình ảnh, thực hiện sau xét nghiệm nội soi dạ dày, để đánh giá tình trạng thương tổn của dạ dày, đặc biệt là mức độ xâm lấn của khối u đến các tổ chức xung quanh: gan, lách, hạch, ổ bụng, phúc mạc…

Phương pháp này không thể đánh giá tổng quan và chi tiết như nội soi dạ dày. Hơn nữa, không thể kết hợp với sinh thiết dạ dày và việc sử dụng chất cản quang có thể gây kích ứng cho bệnh nhân.

Kiểm tra ung thư dạ dày bằng phương pháp chụp CT

Chụp CT cho bệnh nhân ung thư dạ dày.

4.3. Sinh thiết

Sinh thiết là xét nghiệm tế bào cần thiết và quan trọng trong việc kiểm tra ung thư dạ dày. Phương pháp này được thực hiện bằng cách: bác sĩ sẽ lấy một mẫu tế bào đem đi quan sát và phân tích dưới kính hiển vi. Từ đó sẽ có những kết luận chính xác về nguyên nhân mắc ung thư dạ dày ( có phải do vi khuẩn HP gây ra hay không).

Ưu điểm của phương pháp này là đưa ra chẩn đoán chính xác về nguyên nhân mắc phải căn bệnh ung thư dạ dày. Tuy nhiên cần thời gian để đánh giá và yêu cầu kỹ thuật để lấy mẫu tránh gây tổn thương cho các cơ quan của bệnh nhân.

4.4. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu để tìm ra các dấu ấn ung thư, đây là chất chỉ điểm của khối u. Ví dụ, trong ung thư dạ dày có sự gia tăng của các chỉ số CA 72-4, CA19-9, CEA… Tuy nhiên các kháng nguyên này không chỉ tăng trong bệnh ung thư dạ dày mà còn xuất hiện trong các bệnh lý khác.

Chính vì thế nên mức độ đặc hiệu của xét nghiệm máu là không cao cần kết hợp các xét nghiệm chuyên sâu khác

5. Kiểm tra ung thư phổi

Ở Việt Nam, ung thư phổi là căn bệnh trong top 10 bệnh ung thư phổ biến ở cả hai giới. Hiện nay môi trường ô nhiễm là yếu tố nguy cơ cao đối với căn bệnh này

Bạn hãy thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra thư phổi dưới đây:

5.1. Soi phế quản

Soi phế quản là biện pháp sử dụng ống soi mềm có gắn thiết bị chiếu sáng đưa qua mũi của bệnh nhân đồng thời lấy một mẫu nhỏ để đem sinh thiết tế bào rồi đem soi dưới kính hiển vi.

Kỹ thuật này có ưu điểm giúp chuyên gia đưa ra chẩn đoán chính xác và phân biệt các khối u lành tính hay ác tính.

Tuy nhiên bệnh nhân sẽ gặp những khó khăn trong quá trình soi phế quản như: kích ứng tại vị trí đưa ống soi, bác sĩ cần sử dụng thuốc gây tê tại chỗ cho bệnh nhân.

Kiểm tra ung thư phổi bằng phương pháp nội soi

Nội soi phế quản – phổi.

5.2. Chẩn đoán hình ảnh

  • Chụp X-Quang phổi: Kiểm tra ung thư phổi bằng phương pháp xét nghiệm bằng hình ảnh để đưa ra vị trí và mức độ tổn thương phổi của bệnh nhân ung thư phổi. Chính vì thế nó không phải là xét nghiệm chuyên sâu để phân biệt bệnh lý ung thư phổi hay các bệnh lý khác. Nhưng đây là biện pháp giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quan nhất để đánh giá hiệu quả và mức độ tái phát của bệnh nhân trong quá trình điều trị ung thư phổi.
  • Chụp CT cắt lớp: Ngoài những ưu điểm của chụp X quang phổi đã nêu trên thì chụp CT cắt lớp gợi ý thêm cho bác sĩ để đánh giá mức độ xâm lấn của tổ chức ở bệnh nhân ung thư phổi.Từ đó các chuyên gia sẽ có phác đồ điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân.
  • Siêu âm ổ bụng: Siêu âm ổ bụng giúp cho bác sĩ đánh giá được mức độ tổn thương của khối u đối với từng bệnh nhân để có thể đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.

5.3. Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư phổi

Xét nghiệm máu tìm ra các dấu ấn ung thư là phương pháp chính xác để kết luận về căn bệnh ung thư phổi. Tuy nhiên mức độ đặc hiệu của từng xét nghiệm là không giống nhau

  • NSE: Chỉ số này giúp cho bác sĩ chẩn đoán được giai đoạn tiến triển của bệnh, đồng thời theo dõi hiệu quả của phác đồ điều trị đối với những bệnh nhân ung thư ở giai đoạn sớm và chưa di căn.
  • CEA: Là chất chỉ điểm khối u xuất hiện giúp kiểm tra phát hiện ung thư sớm. Nó xuất hiện ở nhiều căn bệnh ung thư chứ không chỉ riêng ung thư phổi.
  • CYFRA 21-1: Giúp phát hiện và chẩn đoán ung thư phổi không phải là tế bào nhỏ.
  • ProGRP: Chỉ số này có ý nghĩa quan trọng giúp xác định căn bệnh ung thư tế bào nhỏ và ung thư không tế bào nhỏ. Để từ đó có hướng điều trị tích cực cho bệnh nhân.

5.4. Sinh thiết phổi

Sinh thiết phổi thường được kết hợp với soi phế quản để đưa ra chẩn đoán chính xác về ung thư phổi lành tính hay ác tính. Mặc dù tốn nhiều thời gian trong việc chờ đợi kết quả nhưng đây là xét nghiệm tế bào có ý nghĩa quan trọng nhất.

6. Kiểm tra ung thư gan

Ung thư gan là khi các tế bào gan không còn đảm nhận được chức năng của mình gây ảnh hưởng lớn và nặng nề đối với bệnh nhân. Khi đó sẽ xuất hiện các khối u xâm lấn tổ chức gan và các tổ chức xung quanh.

6.1. Sinh thiết gan

Sinh thiết gan nhằm kết luận chính xác về căn bệnh ung thư gan, từ mẫu tế bào được lấy sẽ thực hiện các xét nghiệm dưới đây:

  • Xét nghiệm AFP: Xét nghiệm AFP để định lượng nồng độ Alpha fetoprotein trong máu. Chỉ số này ở bệnh nhân lớn hơn 300 UI/ml hoặc trên 200 ng/ml là dấu hiệu nghi ngờ nhất của ung thư gan. Khi đó bác sĩ sẽ kết hợp với các xét nghiệm chuyên sâu khác để có chẩn đoán chính xác. Có trường hợp bệnh nhân ung thư gan có số này có thể tăng lên trên 70%. Tuy nhiên chỉ số AFP cũng tăng cao trong các bệnh viêm gan gan mãn tính, phụ nữ có thai…
  • Xét nghiệm AFP-L3: Xét nghiệm này được thực hiện khi chỉ số AFP tăng nhưng chưa tăng đến 200 ng/ml. Ưu điểm của phương pháp này để phân biệt xơ gan, gan mãn tính hoặc giúp tầm soát tốt ung thư gan giai đoạn sớm.
  • Xét nghiệm PIVKA-II (DCP): Chỉ số này giúp bác sĩ xác định được mức độ xâm lấn của tổ chức trong gan ngoài gan (xâm lấn mạch máu) của các khối u trong ung thư gan. Đây là xét nghiệm có ý nghĩa trong việc theo dõi và điều trị bệnh.

6.2. Siêu âm

Siêu âm là việc sử dụng các sóng âm thanh để đưa ra hình ảnh thể hiện trên video của tế bào gan.

Phương pháp này giúp xác định được vị trí và tình trạng của tổn thương và các dấu hiệu bất thường khác giúp cảnh báo về căn bệnh ung thư gan.

Ưu điểm phải kể đến là phương pháp này dễ sử dụng, ít tốn kém, cho kết quả nhanh… ngoài ra bác sĩ có thể kết luận thêm về tình trạng của bệnh nhân như bệnh lý xơ gan hay tăng áp lực tĩnh mạch cửa…

Tuy nhiên đây không phải là xét nghiệm chuyên sâu giúp chẩn đoán phân biệt bệnh lý và nguyên nhân dẫn đến ung thư gan.

6.3. Chụp cắt lớp điện toán (CT-Scan)

Chụp cắt lớp CT giúp xác định được vị trí, hình dạng, kích thước của khối u và mạch máu trên gan. Nó thường kết hợp với kỹ thuật sinh thiết gan để đưa ra kết luận chính xác nhất về bệnh lý mắc phải tại gan của bệnh nhân.

Phương pháp kiểm tra ung thư này sử dụng tia X có bước sóng cao, vì vậy nó có thể ảnh hưởng tới bệnh nhân và đôi khi chống chỉ định với những trường hợp đặc biệt như phụ nữ có thai.

6.4. Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp cộng hưởng từ đưa ra kết quả ngay cả khi những khối u còn rất nhỏ. Phương pháp này sử dụng sóng radio tần số cao kết hợp với nam châm mạnh cho kết quả đáng tin cậy.

Tuy nhiên, chụp CT và chụp ảnh cộng hưởng từ có chi phí cao đòi hỏi kỹ thuật và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

7. Kiểm tra ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp cũng được xếp vào các bệnh ung thư khá phổ biến hiện nay:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến giáp nhưng rất khó để xác định được nguyên nhân chính xác. Ngay khi có các biểu hiện như: khản cổ, nổi hạch ở cổ, có u, hoặc tĩnh mạch cổ nổi cao…thì bạn nên kiểm tra ung thư tuyến giáp bằng các xét nghiệm dưới đây:

7.1. Xạ hình tuyến giáp

Xạ hình tuyến giáp là phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh được áp dụng phổ biến hiện nay.

Phương pháp này được tiến hành như sau: ban đầu cho bệnh nhân uống hoặc tiêm thuốc chứa iod phóng xạ. Tế bào tuyến giáp hoặc các tế bào ung thư tuyến giáp di căn sang các vị trí khác sẽ hấp thụ Iod. Khi đó bác sĩ sẽ dùng camera để đưa ra hình ảnh về các vùng mà iot được hấp thụ.

Phương pháp này có ưu điểm là độ nhạy và độ đặc hiệu cao, sử dụng với tất cả các đối tượng nghi ngờ.

Tuy nhiên chống chỉ định đối với phụ nữ có thai, với phụ nữ cho con bú ú khi áp dụng biện pháp này cần ngưng cho con bú ít nhất tối thiểu 6 tiếng.

Kiểm tra ung thư tuyến giáp bằng phương pháp xạ hình

Xạ hình tuyến giáp.

7.2. Xét nghiệm tế bào

Xét nghiệm tế bào là phương pháp lấy mẫu tế bào qua các kim nhỏ, bằng phương pháp chọc hút, tại các vị trí khối u trên cổ bệnh nhân, sau đó đem soi dưới kính hiển vi.

Ưu điểm của phương pháp kiểm tra ung thư này là độ đặc hiệu và độ nhạy cao có thể lên đến 90% và giúp chẩn đoán phân biệt u lành tính hay u ác tính.

7.3. Siêu âm và chụp cắt lớp

Siêu âm sử dụng sóng siêu âm để đưa ra kết luận về hình ảnh của tuyến giáp. Biện pháp này giúp xác định được vị trí, hình dạng, kích thước, số lượng tế bào khối u và mức độ di căn nếu có. Ngoài ra bác sĩ cũng xác định được tình trạng của khối u (rắn hay lỏng) để có các biện pháp xử lý kịp thời và thích hợp nhất.

Chụp cắt lớp thường được áp dụng để đánh giá mức độ lan rộng của khối u, nó thường kết hợp với sinh thiết tế bào để đưa ra chẩn đoán chính xác. Giống như xạ hình tuyến giáp chụp cắt lớp cũng sử dụng iot làm chất cản quang, vì thế nó có thể không an toàn đối với một số đối tượng khi sử dụng (PNCT, CCB…).

7.4. Xét nghiệm sinh hóa

Kiểm tra ung thư tuyến giáp bằng phương pháp xét nghiệm máu hay xét nghiệm sinh hóa giúp đánh giá các chỉ số đặc trưng tại tuyến giáp như:

  • Định lượng nồng độ Calcitonin:
    • Calcitonin là hormon polypeptid được tế bào C tiết ra tại tuyến giáp.
    • Định lượng nồng độ Calcitonin được thực hiện trên hết thanh của bệnh nhân.
    • Người bệnh cần phải nhịn ăn qua đêm, sau đó bác sĩ tiến hành truyền các hóa chất riêng biệt với nồng độ thích hợp, đồng thời làm các test kích thích để đánh giá sự gia tăng nồng độ Calcitonin.
    • Nồng độ Calcitonin tăng có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư tuyến giáp.
    • Phương pháp này được dùng để xác định ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy, khi đó Calcitonin sẽ tăng cao ngay cả khi canxi huyết thanh của bệnh nhân ở mức bình thường.
  • Định lượng T3 và TSH:
    • TSH là hormon kích thích tuyến giáp có bản chất là là gyco protein, tiết ra tại thùy trước tuyến yên dưới sự kiểm soát của TRH vùng dưới đồi.
    • Nồng độ TSH có liên quan đến bệnh lý về tuyến giáp khác như: bướu cổ, suy giáp, suy tuyến thượng thận tiên phát…. Vì vậy xét nghiệm nghiệm này không đặc hiệu chỉ riêng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp.
    • T3 là hormon tuyến giáp thứ phát tiết ra sau khi có sự thay đổi về chỉ số TSH.
    • Hai xét nghiệm này chủ yếu để đánh giá mức độ bất thường của tuyến giáp trên bệnh nhân ung thư tuyến giáp.
Kiểm tra ung thư tuyến giáp bằng phương pháp xét nghiệm sinh hoá máu

Xét nghiệm sinh hóa máu.

7.5. Phương pháp khác

Bên cạnh các phương pháp xét nghiệm bằng hình ảnh hay cận lâm sàng nếu trên, bác sĩ có thể tiến hành song song với các biện pháp khác như:

  • Siêu âm ổ bụng: mục đích của Siêu âm ổ bụng là kiểm tra gan, lách, hạch mạc treo…
  • Chụp X-quang tim phổi

Phương pháp này sẽ xác định vị trí, mức độ tổn thương của tim, phổi trên bệnh nhân ung thư tuyến giáp.

8. Kiểm tra ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là căn bệnh ung thư đứng thứ hai chỉ sau ung thư cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ.

Căn bệnh này thường không có các dấu hiệu đặc trưng. Giai đoạn đầu khi bệnh nhân mắc phải thường có biểu hiện âm thầm: rối loạn đại tiện, chán ăn, sụt cân, đau tại xương chậu, hố chậu, tử cung…

Tỷ lệ sống sau 5 năm thường rất thấp vì thế bạn nên tiến hành kiểm tra phát hiện ung thư sớm.

8.1. Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm CA-125

Chất chỉ điểm CA- 125 là dấu ấn ung thư có ý nghĩa quan trọng, con số này tăng cao trên 66 IU/ml là nghi ngờ có ung thư buồng trứng.

Chỉ số này thường dùng để theo dõi hiệu quả và đánh giá mức độ tái phát trong quá trình điều trị của bệnh nhân. Tuy nhiên mức độ đặc hiệu không cao vì trong ung thư cổ tử cung thì CA-125 này cũng tăng cao.

Ung thư buồng trứng.

Ung thư buồng trứng.

8.2. Siêu âm

Phương pháp siêu âm được sử dụng phổ biến hiện nay là siêu âm viền bụng và siêu âm đầu dò âm đạo. Kết quả đưa ra là vị trí, kích thước, hình dạng của các nang khí, túi nước, mô khối u trong buồng trứng.

Đây là phương pháp kiểm tra khá đơn giản, dễ thực hiện, cho kết quả nhanh.

8.3. Chụp cắt lớp vi tính CT, MRI, chụp X-quang

Các kỹ thuật này có sự kết hợp giữa sóng âm và bộ xử lý hình ảnh qua vi tính để đưa ra kết quả chẩn đoán và dự đoán mức độ lan rộng của khối u trong ung thư buồng trứng.

Đối với những bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc nhuộm màu thì có thể chuyển qua chụp MRI thay bằng chụp CT.

8.4. Sinh thiết

Khi các chẩn đoán hình ảnh đưa ra nghi ngờ về sự xuất hiện khối u ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân kiểm tra sinh thiết tế bào.

Sinh thiết là biện pháp hiệu quả và chính xác nhất, nó giúp chẩn đoán và phân biệt các loại ung thư, để đưa ra hướng điều trị hoặc chăm sóc tích cực nhất phù hợp với bệnh nhân.

Phẫu thuật lấy ra mẫu mô này chuyên gia sẽ phải mở ổ bụng và cắt buồng trứng. Do phương pháp sinh thiết buồng trứng có thể làm cho khối u ung thư thoát ra ngoài và di căn ra các bộ phận khác.

9. Kiểm tra ung thư đường tiêu hóa

Hệ tiêu hoá bao gồm dạ dày, thực quản, tuyến tụy, gan, đại tràng. Ung thư đường tiêu hoá nói chung đang ngày càng gia tăng về số người mắc và tỷ lệ người tử vong do căn bệnh này. Nguyên nhân phải nhắc đến đầu tiên là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không kiểm soát. Vậy có những cách nào để kiểm tra ung thư đường tiêu hoá, chúng tôi sẽ trình bày dưới đây.

9.1. Xét nghiệm máu

Khi mắc căn bệnh ung thư đường tiêu hoá, thì trong máu của bệnh nhân sẽ xuất hiện các chất hoá học có bản chất là hormon hay protein- đó được gọi là chất chỉ điểm khối u.

Ung thư đường tiêu hóa thường thấy có sự tăng cao của các chỉ số CEA, CA125…

Việc xét nghiệm các số liệu này giúp sơ bộ kết luận về khả năng mắc bệnh, hoặc tiên lượng hướng điều trị và mức độ tái phát của bệnh nhân.

Mặc dù không có tính đặc hiệu, đôi khi có trường hợp âm/ dương tính giả, nhưng xét nghiệm máu vẫn luôn được tiến hành song song các xét nghiệm hình ảnh và xét nghiệm tế bào khác.

9.2. Siêu âm

Siêu âm sử dụng chất cản quang thể gel bôi lên vị trí cần xác định tổn thương, hình ảnh được đưa lên video.

Siêu âm cho kết quả bằng hình ảnh của các tổn thương mô mềm của bệnh nhân. Từ các tổn thương này bác sĩ xác định được vị trí sinh thiết thích hợp nhất.

Biện pháp kiểm tra ung thư này có ưu điểm là dễ thực hiện, giúp bác sĩ kết luận sơ bộ về những triệu chứng lâm sàng mà bệnh nhân gặp phải. Tuy nhiên, nó không sử dụng để kết luận ung thư cho bệnh nhân.

9.3. Chụp X-quang

Chụp X quang sẽ chuyên sâu hơn siêu âm ở chỗ nó đưa ra hình ảnh nhiều chiều của khối u phục vụ tốt trong chẩn đoán mức độ lan rộng và sâu của khối u.

Tuy nhiên một số đối tượng đặc biệt như PNCT không được chỉ định dùng phương pháp này do ảnh hưởng của tia phóng xạ lên thai nhi.

9.4. Nội soi

Nội soi sử dụng một dụng cụ chuyên dụng là ống nội soi được đưa vào đường tiêu hoá qua miệng. Kết hợp với chiếu đèn và xử lý tín hiệu hình ảnh để có kết quả về vị trí và mức độ sâu, rộng của tổn thương khi ống nội soi đi qua.

Phương pháp nội soi thường gây khó chịu cho người bệnh, triệu chứng này thường hết ngay khi việc kiểm tra kết thúc.

Sau khi tổng quát các xét nghiệm kiểm tra về những bệnh ung thư thường gặp, chúng tôi mong muốn rằng bạn sẽ phần nào hiểu rõ những phương pháp đó.

Mỗi căn bệnh có những cách kiểm tra ung thư không giống nhau, vì thế bạn hãy đến gặp chuyên gia ngay khi có những vấn đề về sức khỏe để sớm tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị bệnh hiệu quả nhất. Xin cám ơn bạn đã đọc bài viết này của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *