Kiểm tra ung thư cổ tử cung

Tin mới 27/10/2020 16:11:17. Views: 4,709.

Ung thư cổ tử cung nằm trong danh sách 4 loại ung thư nguy hiểm và phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Vậy nên, kiểm tra ung thư cổ tử cung được bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện định kỳ. Thói quen này giúp người bệnh ngay trong giai đoạn đầu và tăng tỷ lệ điều trị khỏi cho bệnh nhân.

Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề:

1. Bốn phương pháp kiểm tra ung thư cổ tử cung

Kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở

Kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung là việc áp dụng các kỹ thuật chuyên môn để phát hiện và chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm. Nếu thực hiện định kỳ, người bệnh có cơ hội nhận diện bệnh ngay từ khi chưa có bất kỳ triệu chứng nào. Điều này giúp tăng tỷ lệ thành công tối đa trong điều trị bệnh.

Các phương pháp kiểm tra ung thư cổ tử cung hiện nay đi theo 3 hướng chính gồm: phết tế bào cổ tử cung tìm cấu trúc bất thường, xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư và xét nghiệm sinh học phân tử tìm virus HPV.

Dưới đây là 4 phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung cụ thể để bạn tham khảo lựa chọn.

1.1. Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Xét nghiệm Pap smear)

Kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp xét nghiệm Pap Smear

Pap smear là xét nghiệm kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung cơ bản nhất

Xét nghiệm phết tế bào tử cung (Hay Pap smear/ Pap) là phương pháp phát hiện sớm tế bào bất thường tại cổ tử cung. Thông qua đó, các bác sĩ có thể đưa ra những dự đoán và định hướng điều trị sớm cho người bệnh.

Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên khoa để lấy mẫu tế bào cổ tử cung trong quá trình thăm khám phụ khoa. Mẫu tế bào thu được sẽ được phết lên lam kính, nhuộm màu và soi dưới kính hiển vi.

Dưới độ phóng đại của lăng kính, các bác sĩ có thể quan sát được cấu trúc của các tế bào và phát hiện ra những tế bào bị biến đổi có nguy cơ thành tế bào ung thư. Ngoài ra, phương pháp này cũng cho phép phát hiện bệnh nhân nhiễm HPV từ giai đoạn sớm nếu tế bào rỗng.

Kỹ thuật xét nghiệm Pap smear được khuyến cáo áp dụng cho bệnh nhân từ 21 tuổi trở lên với tần suất 2 – 3 năm/ lần. Mức chi phí bình quân cho mỗi lần thực hiện xét nghiệm trong khoảng 400.000 – 700.000 VNĐ.

Để có kết quả chính xác khi thực hiện xét nghiệm, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Không thụt rửa âm đạo trước khi xét nghiệm để tránh tế bào bất thường bị trôi mất.
  • Không sử dụng các thuốc hoặc kem bôi lên âm đạo làm sai lệch kết quả.
  • Trường hợp bạn đã cắt tử cung hay tiêm HPV thì không cần làm xét nghiệm này.
  • Nên tiến hành xét nghiệm sau 2 tuần kể từ khi kết thúc kỳ kinh nguyệt.
  • Bệnh nhân nhiễm virus HPV nên đi tầm soát bằng phương pháp này khoảng 1 lần/ năm.

Kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp Pap smear cũng có những ưu – nhược điểm nhất định. Cụ thể như sau:

Ưu điểm:

  • Chi phí thấp nên phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau.
  • Thiết bị xét nghiệm đơn giản, dễ dàng thực hiện ở nhiều cơ sở y tế, thời gian có kết quả nhanh.

Nhược điểm:

  • Do không sử dụng nhiều thiết bị phân tích hiện đại nên kết quả phụ thuộc nhiều vào trình độ của người thực hiện.
  • Độ đặc hiệu thường chỉ đạt khoảng 50 – 75% do sai sót trong lấy mẫu và trình độ kỹ thuật viên.

1.2. Test HPV

Kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp Test HPV

Test HPV giúp phát hiện tình trạng nhiễm virus HPV gây ung thư cổ tử cung

HPV là virus gây nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm ở nữ giới. Trong đó, hai chủng nguy hiểm nhất là HPV 16 và HPV 18 có liên quan đến 80% các trường hợp phụ nữ bị ung thư cổ tử cung. Ngoài lây nhiễm theo đường tình dục, HPV có thể lây qua tiếp xúc da, tử cung, âm đạo,…

Bởi sự nguy hiểm của virus này nên xét nghiệm HPV đã được bổ sung vào quy trình kiểm tra ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm virus HPV phổ biến nhất là Cobas test. Xét nghiệm này cho phép xác định HPV DNA thông qua một mẫu bệnh phẩm duy nhất được lấy từ cổ tử cung.

Đặc biệt, xét nghiệm trả về kết quả của 12 chủng HPV và cho kết quả riêng với 2 chủng HPV 16 và HPV 18 để có thể tầm soát ung thư tốt nhất. Với phương pháp này, bạn nên thực hiện kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung với tần suất 3 năm/ lần.

Ưu điểm của test HPV:

  • Độ đặc hiệu lên tới 92%. Tỷ lệ đã được chứng minh trên 47.000 phụ nữ.
  • Kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm đơn giản, tương tự như xét nghiệm Pap smear.

Nhược điểm:

  • Thời gian đợi kết quả lâu, thường cần từ 7 – 10 ngày.
  • Yêu cầu thiết bị xét nghiệm nên chỉ thực hiện được ở những bệnh viện lớn có đầu tư.

1.3. Sinh thiết

Sinh thiết là kỹ thuật tách lấy một phần mô tại cổ tử cung để xác định tình trạng bất thường của các tế bào. Ngoài lấy mẫu bệnh phẩm, kỹ thuật này cũng cho phép loại bỏ tế bào hoặc khối mô bất thường có nguy cơ bị ung thư hóa.

Để tiến hành sinh thiết, các bác sĩ có thể sử dụng kỹ thuật sinh thiết bấm, sinh thiết chóp hoặc nạo kênh cổ tử cung tùy theo trang thiết bị của bệnh viện và trình độ chuyên môn. Thông thường, kỹ thuật sinh thiết kiểm tra ung thư cổ tử cung sẽ được chỉ định khi:

  • Phát hiện bất thường trong khi khám lâm sàng vùng tiểu khung.
  • Phát hiện tế bào bất thường sau khi thực hiện tầm soát bằng kỹ thuật Pap smear
  • Tìm kiếm tế bào ung thư hoặc tiền ung thư.

Ưu điểm của phương pháp sinh thiết:

Độ đặc hiệu cao, hạn chế tối đa nguy cơ âm tính giả.

Nhược điểm:

  • Thời gian cho kết quả lâu, thường từ 1 – 2 tuần.
  • Bệnh nhân dễ gặp phải một số dấu hiệu bất thường như: ra máu âm đạo, đau bụng dưới, khí hư có mùi khó chịu, sốt, rét run.

1.4. Soi cổ tử cung

Kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp soi cổ tử cung

Dựa vào hình ảnh phóng đại, bác sĩ sẽ xác định được vị trí tế bào bất thường tại cổ tử cung

Soi cổ tử cung là phương pháp kiểm tra ung thư cổ tử cung bằng máy soi có cấu trúc là một nguồn ánh sáng lạnh. Bác sĩ điều chỉnh để ánh sáng chiếu trực tiếp vào cổ tử cung để thu được hình ảnh phóng đại gấp khoảng 10 – 30 lần.

Hình ảnh này được kết nối với một màn hình quan sát để quan sát, sao lưu và theo dõi tình trạng bệnh nhân trong những lần kiểm tra tiếp theo. Phương pháp soi cổ tử cung chỉ được thực hiện trên những bệnh nhân có kết quả test Pap smear bất thường.
Ngoài tầm soát ung thư, phương pháp này cũng được chỉ định khi bệnh nhân có những tổn thương khác tại cổ tử cung như: viêm cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm âm hộ,…

Sau khi soi cổ tử cung, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết cổ tử cung nếu phát hiện bất thường. Quy trình này giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí cần sinh thiết, tránh gây tổn thương tại cổ tử cung.

Ưu điểm:

  • Thực hiện đơn giản, ít xâm lấn.
  • Không gây đau đớn cho người bệnh.
  • Thời gian thực hiện nhanh, thường chỉ mất khoảng 15 phút.

Nhược điểm:

Kết quả soi cổ tử cung không thể dùng làm kết quả chẩn đoán ung thư cổ tử cung.

2. Lưu ý khi tầm soát ung thư cổ tử cung

Tầm soát ung thư cổ tử cung cần thực hiện định kỳ. Để hạn chế sai lệch trong kết quả tầm soát, người bệnh cần lưu ý một số thông tin dưới đây:

  • Trong vòng 24h trước khi kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung, bạn không nên sử dụng các loại kem bôi trơn âm đạo.
  • Chỉ nên tầm soát ung thư cổ tử cung trong vòng 14 ngày kể từ khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt.
  • Không thực hiện xét nghiệm Pap smear trong 48h sau khi quan hệ vợ chồng.
  • Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc điều trị viêm phụ khoa tại chỗ.
  • Tầm soát ung thư cổ tử cung vẫn có những sai sót nhất định, do đó, bạn cần thực hiện đồng thời nhiều phương pháp trước khi đưa ra kết quả cuối cùng.

3. Gợi ý địa điểm kiểm tra ung thư cổ tử cung

Cơ sở y tế cũng là một trong những yếu tổ ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của kết quả kiểm tra ung thư cổ tử cung. Các bác sĩ khuyến cáo, bạn nên tìm đến những bệnh viện lớn, có đầy đủ trang thiết bị và bác sĩ giỏi để hạn chế tối đa những sai sót không đáng có.

 Kiểm tra ung thư cổ tử cung tại Nhật Bản

Đây là lựa chọn của nhiều bệnh nhân trong thời gian gần đây. Nhật Bản là quốc gia có nền y học và khoa học tiên tiến. Do đó, đất nước này sở hữu đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn hàng đầu thế giới. Các trang thiết bị y tế tại Nhật Bản cũng là các máy móc tân tiến hiện đại nhật. Vậy nên, việc kiểm tra ung thư cổ tử cung tại đây sẽ hạn chế được tối đa các sai sót.

Hiện nay, nhờ có đơn vị đại diện y tế của tập đoàn IMS Việt Nam bạn không phải hoang mang về quá trình di chuyển hay chất lượng và gói dịch vụ thăm khám. Đến với IMS Việt Nam, bạn sẽ được hỗ trợ xuyên suốt quá trình lựa chọn bệnh viện, thủ tục di chuyển đến phiên dịch viên.

An tâm về chất lượng khám bệnh và hài lòng về dịch vụ chăm sóc là những gì IMS Việt Nam cam kết mang đến cho người bệnh. Để tìm hiểu chi tiết hơn về gói kiểm tra ung thư cổ tử cung tại Nhật Bản, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến địa chỉ:

  • Địa chỉ: 11-01, tầng 11, tòa nhà Prime Centre, số 53 Quang Trung, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
  • Hotline: 024 3944 0914
  • Email: info@iims-vnm.com
  • Trang web chính thức: https://iims-vnm.com/

Trên đây là thông tin chi tiết về quá trình kiểm tra ung thư cổ tử cung từ phương pháp xét nghiệm đến địa chỉ kiểm tra. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm thông tin để bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn. Mọi thắc mắc vui lòng để lại lời nhắn cho chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.

Các tìm kiếm liên quan khác: kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung, kiểm tra tử cung như thế nào, kiểm tra cổ tử cung bằng cách nào, kiểm tra ung thư cổ tử cung như thế nào, 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *