Kiểm tra ung thư amidan

Tin mới 27/07/2024 11:44:28. Views: 8,174.

Nếu xuất hiện các dấu hiệu như: Amidan sưng đỏ, đau họng dai dẳng, khó nuốt, có hạch, đau tai… kéo dài thì bạn nên thực hiện kiểm tra ung thư amidan càng sớm càng tốt để có thể điều trị kịp thời. Tham khảo ngay các cách kiểm tra ung thư amidan hiệu quả và những địa chỉ khám chữa uy tín sau để có được sự lựa chọn tốt nhất nhé!

Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề:

Khám tầm soát ung thư vòm họng – Tổng hợp mọi thông tin bạn cần biết

Kiểm tra ung thư amidan khi có dấu hiệu

Các dấu hiệu của ung thư amidan không rõ rệt, thường bị nhầm lẫn với các bệnh tai mũi họng thông thường

1. Hai cách tự kiểm tra ung thư amidan tại nhà

Hầu hết các loại ung thư đều rất khó để có thể tự quan sát và phán đoán tại nhà, tuy nhiên với các dấu hiệu ung thư amidan thì bạn vẫn có thể tự đánh giá nguy cơ và phát hiện bệnh sớm theo hướng dẫn sau:

1.1. Quan sát khoang miệng

Thực tế, amidan bao gồm 4 khối cơ quan nằm tại ngã tư hầu họng, bao gồm: amidan vòm, amidan vòi, amidan khẩu cái và amidan lưỡi. Trong đó amidan vòm miệng và amidan khẩu cái là dễ bị biến đổi ác tính thành ung thư nhất vì thế khi quan sát cần chú ý kỹ 2 khu vực này.

Khoang miệng

Quan sát kỹ khoang miệng để kiểm tra ung thư amidan

Cách quan sát khoang miệng:

  • Chuẩn bị đèn pin và gương soi.
  • Đứng trước gương, há miệng và chiếu đèn pin về phía cổ họng để bạn có thể nhìn rõ khoang miệng, phần vòm họng.
  • Quan sát toàn bộ amidan xem có xuất hiện các bất thường như: sưng đỏ, lở loét, xuất hiện các đốm trắng… hay không.
  • Nếu có, hãy chú ý chăm sóc răng miệng thường xuyên hơn và tiếp tục quan sát trong khoảng thời gian 2 – 4 tuần xem các dấu hiệu này có biến mất không? Nếu có biến mất thì có thể đây là dấu hiệu của viêm amidan, viêm hầu họng… Nếu không biến mất hay thậm chí dấu hiệu nặng hơn thì đây có thể là cảnh báo ung thư amidan, đặc biệt là khi bạn đã uống thuốc điều trị nhưng không khỏi. Lúc này bạn cần phải đến cơ sở y tế thăm khám để có những chẩn đoán chính xác nhất.
Cách quan sát khoang miệng

Ung thư amidan thường xuất hiện sưng đỏ, lở loét ở 1 bên, khiến 2 bên có kích thước không bằng nhau

1.2. Cảm nhận các hạch bạch huyết tại vùng cổ

Hạch bạch huyết là các mô mềm có kích thước tương đương hạt đậu, nằm dưới xương hàm và có tác dụng giúp đảm bảo chức năng miễn dịch của cơ thể diễn ra bình thường.

Để kiểm tra phần hạch bạch huyết này bạn hãy làm theo cách sau:

  • Xác định vị trí của hạch bạch huyết: Vị trí trước cổ, ngay từ tai đến xương đòn tại vùng xương hàm.
  • Sử dụng ngón trỏ và ngón giữa để sờ vào vị trí của hạch bạch huyết và cảm nhận xem chúng có tăng nhanh về số lượng và kích thước không.
  • Nếu hạch bạch huyết có dấu hiệu bị sưng to, hãy lưu ý quan sát tiếp trong vòng 3 – 4 tuần, nếu hạch không trở lại kích thước bình thường thì rất có thể là dấu hiệu ung thư amidan hoặc các ung thư vùng đầu cổ khác. Lúc này bạn cũng cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để khám chữa kịp thời.
Hạch bạch huyết tại vùng cổ

Hạch bạch huyết bị sưng trong thời gian dài có thể là dấu hiệu của ung thư

Ai nên chú trọng kiểm tra khoang miệng, kiểm tra amidan tại nhà?

Thực tế, tất cả mọi người đều nên tự kiểm tra và quan sát khoang miệng thường xuyên tại nhà để có thể sớm phát hiện những bất thường. Tuy nhiên, những người nằm trong nhóm nguy cơ cao sau thì cần phải chú trọng hơn:

  • Người trên 50 tuổi, đặc biệt là nam giới
  • Người bị nhiễm virus HPV type 16 và 18
  • Người từng phẫu thuật cắt amidan nhưng còn sót mô
  • Người có các triệu chứng sau kéo dài trên 4 tuần: amidan sưng đỏ, đau họng dai dẳng, khó nuốt, khó thở, đau tai…
  • Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại…

Tần suất kiểm tra khoang miệng tại nhà:

  • Những người bình thường: Kiểm tra 1 tháng/lần
  • Những người thuộc nhóm nguy cơ cao: Kiểm tra 2 tuần/lần hoặc ngắn hơn

2. Bốn xét nghiệm kiểm tra ung thư amidan chuyên sâu tại bệnh viện

Việc tự kiểm tra ung thư amidan tại nhà chỉ giúp bạn phát hiện các dấu hiệu, nguy cơ ung thư nhưng rất khó để kết luận chính xác về bệnh. Vì thế bạn vẫn cần định kỳ thực hiện tầm soát ung thư amidan để có thể phát hiện bệnh sớm hơn, ngay cả khi chưa có dấu hiệu rõ ràng nào.

Khi thực hiện tầm soát, kiểm tra ung thư tại bệnh viện, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện các khám xét, xét nghiệm sau:

2.1. Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là bước quan sát đầu tiên của bác sĩ trong quy trình khám tầm soát ung thư amidan. Tại bước này bác sĩ sẽ:

  • Kiểm tra, thu thập các dấu hiệu của vòm họng và amidan như: sưng đỏ, viêm loét… của bệnh nhân.
  • Kiểm tra, thu thập các dấu hiệu về vùng đầu cổ, hạch bạch huyết, mức độ thính lực… của bệnh nhân.
  • Tìm hiểu về lịch sử bệnh của bản thân và gia đình người bệnh xem có người từng mắc ung thư hay không…
  • Từ đó bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan và sơ bộ đánh giá được tình trạng của bệnh nhân và tiến hành chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu tiếp theo.
Khám lâm sàng trước khi kiểm tra ung thư amidan

Khám lâm sàng là bước đầu tiên trong kiểm tra, tầm soát ung thư amidan

2.2. Siêu âm cổ

Siêu âm cổ là việc sử dụng chất cản quang, máy siêu âm có kích hoạt sóng âm và bộ xử lý hình ảnh qua vi tính để chiếu lại ảnh của các tổ chức bên trong vùng cổ.

Thông qua việc siêu âm cổ, bác sĩ đánh giá được kích thước, hình thái và kiểm tra được sự tăng sinh hạch và cấu trúc của các hạch. Thông thường các thay đổi của hạch trong cổ liên quan chặt chẽ đến ung thư amidan.

  • Ưu điểm: Kỹ thuật dễ thực hiện, độ đặc hiệu cao, không gây nguy hiểm cho người bệnh, có kết quả nhanh và chi phí thấp.
  • Nhược điểm: Không thể đưa ra được tình trạng chính xác của bệnh mà cần kết hợp các phương pháp như: chụp X-quang, MRI, chụp CT, sinh thiết.

Siêu âm cổ đang là phương pháp kiểm tra ung thư amidan được áp dụng phổ biến ở hầu hết các bệnh viện.

Siêu âm cổ kiểm tra ung thư amidan

Siêu âm cổ là phương pháp được thực hiện phổ biến trong tầm soát ung thư amidan

2.3. Thử nghiệm hình ảnh (chụp CT, MRI hoặc chụp PET)

Sau khi khám lâm sàng và thực hiện siêu âm, nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư amidan thì bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm hình ảnh như: Chụp CT, chụp MRI hoặc chụp PET để xác định vị trí, kích thước, hình thái và xem khối u đã di căn sang các cơ quan khác hay chưa.

  • Ưu điểm: Hình ảnh chính xác, hỗ trợ tối đa cho việc xác định vị trí ung thư và mức độ di căn (nếu có).
  • Nhược điểm: Chụp CT và chụp PET có thể gây hại cho sức khỏe người bệnh, chụp MRI an toàn hơn nhưng chi phí cao hơn nhiều.

2.4. Sinh thiết tế bào

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ về ung thư amidan, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện sinh thiết tế bào để xác định xem các tế bào bất thường đó có phải là u ác tính hay không. Kỹ thuật này thực hiện bằng cách lấy mẫu tế bào tại vị trí amidan có tổn thương, sau đó tiến hành soi dưới kính hiển vi và xác định tính chất của tế bào.

  • Ưu điểm: Phương pháp này có độ đặc hiệu cao.
  • Nhược điểm: Có thể gây đau đớn cho bệnh nhân trong quá trình lấy mẫu.

2 xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng Ai Cũng Cần Biết

Sinh thiết tế bào kiểm tra ung thư amidan

Sinh thiết là phương pháp xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác ung thư amidan

Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có những cái nhìn cơ bản nhất về kiểm tra ung thư amidan. Ngay khi có những biểu hiện bất thường ở khu vực amidan hoặc hầu họng, bạn có thể liên hệ IIMS Việt Nam để được hỗ trợ khám chuyên sâu tại Nhật Bản để có thể chẩn đoán chính xác nhất nhé.

Quý khách hàng có nhu cầu khám, chữa bệnh tại Nhật Bản, vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam (IIMS-VNM) – Thành viên Tập đoàn IMS Nhật Bản – Một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản với hơn 130 cơ sở y tế trên khắp cả nước.

Hotline: 024 3944 0914

Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Centre, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Email: info@iims-vnm.com

Website: https://iims-vnm.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/iimsvietnam.official

Ngoài ra, bạn đọc có thể quét mã code QR sau, điền thông tin để được nhân viên tư vấn hỗ trợ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Copyright © 2025 IIMS-VNM. All right reserved.
Đăng ký nhận tư vân