Ung thư vòm họng có tới 70% trường hợp khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn nặng, gây khó khăn cho việc điều trị, làm giảm tỉ lệ sống của bệnh nhân… Vì thế khám tầm soát ung thư vòm họng hiện được khuyến khích để có thể phát hiện ung thư ở giai đoạn rất sớm, khi chưa có triệu chứng, giúp nâng cao khả năng điều trị bệnh hiệu quả.
Ung thư vòm họng (còn gọi là ung thư biểu mô vòm họng) là dạng ung thư ở vùng đầu, mặt, cổ. Khi bị ung thư vòm họng, những tế bào bất thường sẽ xuất hiện tại khu vực vòm họng (phần cao nhất của hầu họng, ngay phía sau mũi), sau đó xâm lấn và di căn tới các cơ quan khác của cơ thể (phổ biến nhất là phổi và gan).
Tại Việt Nam, ung thư vòm họng chiếm tỉ lệ khoảng 10 – 12%, xếp thứ 4 trong nhóm 6 loại ung thư nhiều người mắc phải nhất (dạ dày, gan, vú, phổi, vòm họng, tử cung).
1.1.2 Triệu chứng ung thư vòm họng
Những triệu chứng phổ biến của ung thư vòm họng thường bao gồm:
Sưng cổ, xuất hiện hạch ở cổ có thể sờ thấy được và gây đau.
Nghẹt mũi, chảy nước mũi có máu: các tổn thương ở vòm họng sẽ dẫn tới tình trạng viêm và ảnh hưởng tới chức năng của mũi, họng.
Ho dai dẳng, kéo dài khàn tiếng
Khó nghe, cảm giác bị vọng tiếng, âm thanh nghe được bị biến đổi nhiều. Người bệnh cũng có thể thường xuyên bị nhiễm trùng tai và dần mất thính lực.
Đau đầu, rủ mí mắt và mệt mỏi.
Ung thư vòm họng thường rất khó nhận biết vì các triệu chứng không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với viêm họng, viêm amidan, bệnh tai mũi họng thông thường…
Tuy nhiên, bạn có thể phân biệt bằng cách: với ung thư vòm họng thì các dấu hiệu trên thường chỉ xuất hiện ở một bên, nặng dần theo thời gian và việc dùng thuốc điều trị không khỏi dứt điểm.
Nghẹt mũi, ho dai dẳng, khàn tiếng… kéo dài, uống thuốc điều trị không khỏi dứt điểm có thể là dấu hiệu của ung thư vòm họng
1.1.3. Nguyên nhân gây ung thư vòm họng
Tuy các nguyên nhân dẫn đến ung thư vòm họng chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên các yếu tố sau được chứng minh là sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Yếu tố địa lý: Ung thư vòm họng phổ biến hơn rất nhiều ở một số khu vực như Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc, Bắc Phi, Tây Bắc Canada… Trong đó, Việt Nam cũng nằm trong khu vực địa lý có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn các nơi khác. Còn ở Hoa Kỳ tỉ lệ mắc bệnh rất thấp, trung bình chỉ có dưới 1 người bị ung thư vòm họng trong số 10 vạn người.
Yếu tố sinh hoạt, môi trường: Những người thường xuyên phải tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói bụi, hóa chất… và hay uống rượu, thuốc lá, chế độ ăn nhiều cá muối, thịt muối sẽ có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn.
Do virus Epstein Barr (EBV): Nhiễm EBV làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng nhưng không phải ai nhiễm virus này cũng sẽ bị ung thư vòm họng.
Yếu tố gen di truyền: Người có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư vòm họng thì nguy cơ bệnh này sẽ cao hơn.
Các yếu tố khác: Nam giới có nguy cơ mắc cao hơn nữ giới. Độ tuổi mắc phổ biến nhất là trong khoảng 30-50 tuổi. Có những trường hợp mắc ung thư vòm họng chưa rõ nguyên nhân, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu.
Các chất độc hại có trong thuốc lá như: Nicotine, Hắc ín (Tar), Carbon monoxide (khí CO), Polycyclic aromatic hydrocarbon (PAH)… khi thẩm thấu trực tiếp qua lớp niêm mạc họng có thể gây ra các tế bào ác tính, gây ung thư vòm họng.
1.2. Tầm soát ung thư vòm họng là gì?
Khám tầm soát ung thư vòm họng là việc thực hiện các xét nghiệm nhằm phát hiện những tổn thương tiền ung thư, tế bào bất thường ở giai đoạn rất sớm, khi các triệu chứng vẫn chưa xuất hiện. Từ đó giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn, tăng cơ hội chữa khỏi, nâng cao tỉ lệ sinh tồn…cho người bệnh.
1.3. Tại sao nên khám tầm soát ung thư vòm họng?
Việc khám tầm soát ung thư vòm họng thường xuyên và định kỳ là việc làm rất cần thiết và quan trọng, đặc biệt là với nhóm tuổi 30-50 tuổi, bởi:
Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỉ lệ mắc ung thư vòm họng cao trên thế giới. Ngoài ra, ung thư vòm họng tại nước ta còn nằm trong 10 bệnh ung thư phổ biến nhất. Vì vậy nên sàng lọc ung thư vòm họng để phát hiện bệnh từ sớm.
Như đã nói ở trên, giai đoạn đầu của ung thư vòm họng thì các triệu chứng không rõ ràng, rất khó phát hiện bệnh nếu chỉ dựa vào triệu chứng mà cần thực hiện các xét nghiệm tầm soát.
Theo thống kê cho thấy, tỉ lệ sinh tồn sau 5 năm ở giai đoạn đầu của ung thư vòm họng chiếm khoảng 70 – 90%, trong khi đối với giai đoạn cuối là 15 – 30%, vì thế việc tầm soát phát hiện bệnh càng sớm sẽ càng có lợi cho điều trị.
Chính vì thế, tầm soát ung thư vòm họng ngay khi chưa xuất hiện triệu chứng là cách tối ưu nhất để phát hiện bệnh và nguy cơ mắc bệnh để có thể chăm sóc sức khỏe bản thân và có hướng điều trị tốt nhất.
Việc tầm soát và phát hiện ung thư sớm khi chưa di căn sang các bộ phận khác sẽ ít gây đau đớn và nguy hiểm hơn cho người bệnh.
2. Khi nào nên khám tầm soát ung thư vòm họng?
2.1. Ai nên tầm soát ung thư vòm họng? Khi nào nên tầm soát?
Những đối tượng nên khám tầm soát ung thư vòm họng sớm và định kỳ bao gồm:
Người trưởng thành (cả nam và nữ) ở độ tuổi 30-50 tuổi.
Những người có nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng như: tiền sử gia đình mắc bệnh này, người hay hút thuốc lá, uống rượu, hoặc bị nhiễm virus EBV…
Những người thường xuyên bị nghẹt mũi, ù tai, nổi hạch ở vùng cổ, đau đầu, ho dai dẳng…
Theo các chuyên gia y tế và y bác sĩ thì bạn nên tiến hành tầm soát ung thư vòm họng khoảng 1 – 2 năm một lần, với những người có nguy cơ cao thì có thể ngắn hơn, khoảng 6 tháng – 1 năm một lần để hiệu quả nhất.
2.2. Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng?
Quy trình tầm soát ung thư vòm họng gồm các kỹ thuật sau:
Khám lâm sàng và tiền sử bệnh: Y bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu như sưng hạch ở cổ, các triệu chứng như ho, đau đầu, ù tai, khó nghe, khó nuốt và tiền sử gia đình để có nhận định ban đầu.
Nội soi tai mũi họng (có thể bằng nội soi cứng hoặc nội soi mềm).
Siêu âm phần mềm
Sinh thiết và chụp CT, PET: Nếu phát hiện bất thường bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết và các xét nghiệm hình ảnh chuyên sâu như CT, PET để xác định chính xác tổn thương bất thường có phải ung thư hay không và đánh giá tình trạng hiện tại.
Xét nghiệm virus Epstein-Barr (EBV): Bao gồm các xét nghiệm máu nằm phát hiện DNA hoặc kháng thể của EBV. EBV có liên quan mật thiết tới bệnh ung thư vòm họng. Xét nghiệm này có thể được chỉ định trong 1 số trường hợp cụ thể vì nhiễm EBV có thể gây ung thư vòm họng.
2.3. Những lưu ý khi khám tầm soát ung thư vòm họng
Khi đi khám tầm soát ung thư vòm họng, để có được tỉ lệ xác định chính xác nhất, bạn cần lưu ý:
Phối hợp và cung cấp chính xác các thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại, triệu chứng và tiền sử bệnh của gia đình. Ung thư vòm họng rất dễ nhầm với viêm họng, viêm tai giữa, nên cần có các thông tin chính xác để có thể chẩn đoán hiệu quả.
Nếu kết quả khám tầm soát ung thư vòm họng âm tính (không mắc bệnh) thì bạn vẫn cần chú trọng sinh hoạt khoa học, hạn chế rượu, bia, thuốc lá… và tầm soát định kỳ.
Nếu kết quả phát hiện một số bất thường hoặc có nguy cơ mắc ung thư vòm họng thì bạn cần bình tĩnh, không quá hoang mang và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để điều trị hiệu quả. Trong một số trường hợp bạn vẫn chỉ trong giai đoạn theo dõi thì hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và không quá lo lắng.
3. Quy trình khám tầm soát ung thư vòm họng
Nhìn chung, dù thực hiện tầm soát ung thư tại địa chỉ nào thì quy trình sẽ tương đối giống nhau như sau:
Bước 1: Khám lâm sàng
Khám lâm sàng là bước đầu tiên trong quy trình tầm soát, lúc này các bác sĩ sẽ:
Kiểm tra tình trạng sức khỏe của bạn, đặc biệt là các dấu hiệu như sưng hạch ở cổ.
Thu thập các thông tin về triệu chứng như ho, đau đầu, ù tai, khó nghe, khó nuốt và tiền sử bệnh.
Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra thính giác tùy vào tình trạng bệnh.
Bạn cần cung cấp cho bác sĩ những thông tin đầy đủ và chính xác nhất có thể giúp định hướng việc tầm soát hiệu quả và phân tích kết quả chính xác.
Nội soi tai mũi họng (có thể bằng nội soi cứng hoặc nội soi mềm): Cho phép phát hiện cấu trúc bên trong tai mũi họng và phát hiện tổn thương hoặc bất thường nếu có.
Siêu âm phần mềm: Giúp đánh giá cấu trúc và kích thước của tổn thương. Siêu âm phần mềm cũng giúp phát hiện các hạch vùng cổ nếu có.
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm kháng thể EBV IgG hoặc xét nghiệm EBV DNA từ mẫu máu cho phép xác định nguy cơ nhiễm EBV.
Nếu 3 kiểm tra và xét nghiệm trên cho thấy bất thường bác sĩ có thể đề xuất sinh thiết hoặc CT, PET…nhằm đánh giá chính xác tình trạng bệnh.
Bước 3: Nhận kết quả và phương pháp điều trị (nếu có)
Các bác sĩ có chuyên môn sẽ đọc kết quả xét nghiệm, kết hợp với thông tin khám lâm sàng để cho kết quả tầm soát.
Trong trường hợp cần thực hiện xét nghiệm sâu hơn thì bác sĩ có thể chỉ định hoặc giới thiệu tới các bệnh viện, cơ sở y tế có uy tín để thực hiện.
Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cách theo dõi, phòng ngừa và điều trị căn bệnh này tùy từng trường hợp cụ thể.
4. Khám tầm soát ung thư vòm họng ở đâu?
4.1. Tầm soát ung thư vòm họng tại Việt Nam
Tầm soát ung thư vòm họng đã có tại một số bệnh viện ở Việt Nam. Tuy nhiên tại Việt Nam, nhiều người vẫn chưa thực sự tin tưởng nên có thể tham khảo Tầm soát ung thư vòm họng tại Nhật Bản.
4.2. Khám tầm soát ung thư vòm họng tại Nhật Bản
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có đến 40.000 người Việt ra nước ngoài khám và điều trị bệnh, trong đó Nhật Bản là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người.
Lý do bởi vì trình độ y tế và khoa học kỹ thuật của Nhật Bản được đánh giá rất cao, tương đương với các nền y tế như Mỹ, Châu Âu… nhưng chi phí rẻ hơn, lại giúp người bệnh tiết kiệm cả thời gian và công sức trong việc đi lại, di chuyển.
Nhật Bản hiện đang được xếp hạng chăm sóc sức khỏe số 1 thế giới
Tầm soát ung thư vòm họng tại Nhật Bản sẽ dựa trên thiết bị máy móc tiên tiến, công nghệ chẩn đoán có độ nhạy cao, quy trình khoa học, đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao… giúp tăng cao khả năng phát hiện ung thư, giảm thiểu tối đa âm tính hay dương tính giả.
Ngoài ra, điều trị ung thư và phẫu thuật cũng là thế mạnh của Nhật Bản, có tỉ lệ điều trị sinh tồn sau 5 năm khi điều trị ung thư tại Nhật Bản rất cao, vì thế rất nhiều người tin tưởng và lựa chọn khám chữa tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, việc tự mình sang Nhật để tiến hành tầm soát ung thư vòm họng đôi khi gặp khó khăn về mặt thủ tục y tế. Để giải quyết những nỗi lo từ chọn bệnh viện uy tín, gói khám phù hợp, đến việc xin visa, cách di chuyển đi lại… của bạn, hiện có rất nhiều các đơn vị cung cấp các gói khám tầm soát trọn gói.
Các gói khám tầm soát này mang đến rất nhiều lợi ích như: tư vấn chọn bệnh viện, gói khám phù hợp, hỗ trợ xin visa y tế, hỗ trợ dịch vụ đưa đón tại Nhật, có nhân viên phiên dịch và chăm sóc trong suốt quá trình khám và chữa… rất thuận tiện và an toàn.
Hiện nay, một trong những đơn vị cung cấp các gói khám bệnh tại Nhật mà bạn có thể tin tưởng lựa chọn là Công Ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam – Văn phòng đại diện tại Việt Nam của Tập đoàn IMS – Tập đoàn y tế hàng đầu Nhật Bản.
Tập đoàn IMS với hơn 60 năm hoạt động hiện đang sở hữu 140 cơ sở y tế tại Nhật Bản, thế mạnh là khám tầm soát và điều trị các bệnh về cơ xương khớp (thoát vị đĩa đệm, viêm khớp…), tim mạch và đặc biệt là ung thư.
Khi sử dụng gói dịch vụ khám tầm soát ung thư vòm họng của công ty, bạn sẽ được tư vấn và hỗ trợ tận tình từ bước chọn bệnh viện, làm hồ sơ, làm visa y tế đến quá trình thăm khám tại Nhật Bản.
Để được tư vấn thêm về dịch vụ du lịch khám chữa bệnh, bạn đọc hãy liên hệ tới:
Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà Prime Center – 53 Quang Trung – Phường Nguyễn Du – Quận Hai Bà Trưng – HN
Số điện thoại: 024 3944 0914
4.3. Cách phòng ngừa ung thư vòm họng
Cuối cùng, phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngay từ bây giờ hãy thay đổi thói quen sinh hoạt của mình để có thể phòng ngừa ung thư vòm họng hiệu quả nhất bằng cách:
Sống lành mạnh, tập thể dục thể thao thường xuyên, nâng cao sức khỏe sẽ giúp bạn phòng ngừa ung thư vòm họng hiệu quả.
Nên tránh xa thuốc lá, hạn chế tối đa rượu, bia, đồ uống có cồn.
Cần duy trì thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh, không ăn quá nhiều thịt muối, món ăn cay, mặn, lên men lâu ngày.
Khám tầm soát ung thư vòm họng định kỳ theo chỉ dẫn là cách tốt nhất để chẩn đoán sớm tổn thương tiền ung thư, tạo cơ hội điều trị và chữa khỏi bệnh cao nhất. Chúc bạn luôn khỏe!