Xét nghiệm ung thư xương

Tin mới 13/05/2020 10:40:25. Views: 5,339.

Nếu xuất hiện các biểu hiện điển hình như: đau nhức xương, nổi u cục, sờ thấy xương biến dạng, dễ gãy xương… thì bạn nên thực hiện xét nghiệm ung thư xương càng sớm càng tốt. Bởi việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng để tăng tỉ lệ sống.

Xem thêm:

Bệnh ung thư xương có tỷ lệ người mắc bị tử vong cao

Ung thư xương với tỷ lệ mắc thấp nhưng tỷ lệ tử vong lại rất cao

1. Xét nghiệm ung thư xương được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm ung thư xương (hay còn gọi là tầm soát ung thư xương) là việc thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu nhằm phát hiện bệnh ngay từ khi chưa có triệu chứng, từ đó giúp việc điều trị hiệu quả hơn.

Quy trình tầm soát ung thư xương như sau:

Bước 1: Thăm hỏi và khám lâm sàng

Tại bước khám lâm sàng này, bác sĩ sẽ:

  • Hỏi và xác định các dấu hiệu bất thường như: khu vực đau, tính chất, mức độ đau, vị trí nổi cục, sưng tấy,….
  • Thu thập các thông tin về tiền sử bệnh lý của người bệnh mà gia đình.

Từ đó các y bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chẩn đoán ban đầu và tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân mà chỉ định các xét nghiệm tiếp theo.

Bước đầu trong quy trình xét nghiệm ung thư xương

Để kết quả khám lâm sàng chính xác nhất bệnh nhân cần cung cấp trung thực các thông tin cần thiết

Bước 2: Thực hiện xét nghiệm chuyên sâu

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một hoặc nhiều các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm bằng hình ảnh sẽ là bước đầu trong quy trình tầm soát ung thư xương để phát hiện hình thái, cấu trúc, vị trí của các bất thường. Các xét nghiệm hình ảnh thường được áp dụng là: chụp X-quang, chụp CT, PET, MRI, xạ hình xương…
  • Sau đó nếu cần thiết sẽ chỉ định sinh thiết để kết luận xem có phải u ác tính hay không.

Bước 3: Đọc kết quả và đưa kết luận

Sau khi có các kết quả xét nghiệm ung thư xương, bác sĩ sẽ kết luận về tình trạng của bạn (có ung thư hay không, đang ở giai đoạn nào của ung thư) và đưa ra phương hướng điều trị.

Đôi khi, sau tầm soát ung thư xương, bác sĩ sẽ hẹn bạn tái khám để kiểm tra và xác minh lại những vấn đề bác sĩ còn nghi ngờ. Hãy ghi nhớ lịch tái khám và đến đúng hẹn.

Nhận kết quả sau khi đã thực hiện xét nghiệm ung thư xương

Bác sĩ sẽ đọc các kết quả xét nghiệm ung thư xương và đưa ra kết luận

2. 7 phương pháp xét nghiệm ung thư xương

Với ung thư xương, để phát hiện bệnh sẽ thực hiện một hoặc nhiều các xét nghiệm sau:

2.1. Phát hiện ung thư xương bằng xét nghiệm hình ảnh

Thông thường khi có nghi ngờ về khối u xương thì xét nghiệm bằng hình ảnh là phương pháp chẩn đoán đầu tiên được các bác sỹ hướng tới.

2.1.1. Chụp X-quang

Phương pháp này dựa trên năng lượng của tia X chiếu vào cơ thể, cấu trúc xương (hình dạng, ví trí, cấu trúc trong và ngoài của khối xương) sẽ được thể hiện lên bản chụp film một các rõ nét. Từ đó giúp bác sĩ xác định được vị trí, mức độ của các tổn thương.

Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, cho kết quả nhanh đồng thời xác định được khối u đã xâm lấn tổ chức hay chưa.
Nhược điểm: Cần thực hiện thêm những xét nghiệm khác để khẳng định bệnh nhân bị ung thư xương hay bị nhiễm khuẩn, viêm…

Phương pháp chụp X-quang xét nghiệm ung thư xương

Chụp X-Quang giúp phát hiện vị trí khối u

2.1.2. Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Chụp CT là phương pháp chụp cũng dựa vào tia X để cho kết quả là bề mặt cắt ngang của các bộ phận của cơ thể. Chụp CT rất hữu ích trong việc pháp hiện ung thư và khả năng di căn đến các cơ quan khác như: gan, phổi, não, hạch bạch huyết…

Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, cho kết quả nhanh, chi phí thấp.

Nhược điểm: sử dụng nhiều bức xạ X có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bệnh nhân.

Chụp cắt lớp vi tính xét nghiệm ung thư xương

Chụp CT sử dụng tia X có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân, nhất là khi tia X có tính chất tích tụ trong cơ thể

2.1.3. Chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI)

Chụp MRI là việc sử dụng tín hiệu phát ra từ sóng radio và nam châm mạnh kết hợp với việc tiêm tĩnh mạch “gadolinium” để thu nhận tín hiệu và chuyển đổi thành dạng hình ảnh.

Từ đó cho kết quả hình ảnh rõ nét, chi tiết với mức độ tương phản tốt của các mô mềm và khối xương trong cơ thể lên bản film chụp, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn khi thực hiện xét nghiệm ung thư xương.

Ưu điểm: Có thể phát hiện khối u trong tủy xương, các mô mềm bao quanh khối u (mạch máu, dây thần kinh). MRI không sử dụng tia bức xạ nên mức độ an toàn với người bệnh cao hơn.

Nhược điểm: Chi phí cao và không phải cơ sở y tế nào cũng trang bị máy.

Chụp ảnh cộng hưởng từ xét nghiệm ung thư xương

Chụp MRI cũng hữu ích trong việc xác định khối u xương di căn lên não hay tủy sống chưa

2.1.4. Chụp xạ hình xương

Chụp xạ hình xương là phương pháp xét nghiệm ung thư xương đưa các chất phóng xạ vào cơ thể bệnh nhân, các chất này sẽ tập trung nhiều ở vị trí bất thường và phát ra tia bức xạ. Bộ phận xử lý các tín hiệu bức xạ này sẽ biến đổi và đưa ra hình ảnh cấu trúc xương.

Ưu điểm: Giúp chẩn đoán ung thư đã di căn chưa và đặc biệt xác định được chức năng của xương mà các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác chưa làm được.

Nhược điểm: Độ đặc hiệu thấp, vì các kết quả xạ hình có thể gây nhầm lẫn với các bệnh khác (nhiễm trùng xương, viêm xương…).

Chụp xạ hình xương xét nghiệm ung thư xương

Chụp xạ hình xương đưa chất phóng xạ vào cơ thể qua đường uống, tiêm tĩnh mạch hoặc hô hấp

2.1.5. Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET)

Chụp PET sử dụng một loại đường được gắn chất phóng xạ (FDG) rồi đưa vào cơ thể bệnh nhân qua đường tiêm. Từ đó vị trí ung thư sẽ được phát hiện trên phim do tế bào ung thư ưa hấp thu FDG khiến nồng độ các chất này giảm nhiều tại vị trí đó.

Ưu điểm: Giúp định hình được sự lây lan của các tế bào ung thư. Đây là công cụ để bác sĩ theo dõi chỉ số điều trị của bệnh nhân để đánh giá và đưa ra phương án điều trị tiếp theo.

Nhược điểm: Có thể gây hại cho cơ thể.

Tóm lại, các xét nghiệm ung thư xương bằng hình ảnh trên đây đều chung mục đích là đưa ra kết luận về:

  • Một khu vực nghi ngờ là ung thư
  • Ung thư nguyên phát hay thứ phát
  • Mức độ lan rộng của tế bào ung thư
  • Hiệu quả điều trị ung thư như thế nào…

2.2. Phát hiện ung thư xương bằng sinh thiết

Sinh thiết là phương pháp chẩn đoán xác định một khối u ung thư là lành tính hay ác tính bằng cách lấy mẫu tế bào và quan sát dưới kính hiển vi để đánh giá.

Sau khi nghi ngờ ung thư, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu sinh thiết bằng 1 trong thủ thuật dưới đây:

2.2.1. Sinh thiết bằng kim

Sinh thiết bằng kim là việc sử dụng kim đâm xuyên qua da vào vị trí tổn thương để lấy ra các mẫu tế bào hoặc dịch. Sinh thiết bằng kim được dùng để áp dụng với các khối u nhỏ, nông, gần bề mặt da và chỉ gây tê cục bộ tại vị trí sinh thiết.

  • Sinh thiết bằng kim nhỏ: Sử dụng mũi kim nhỏ gắn với ống tiêm để tạo áp suất âm, hút lấy dịch/tế bào của khối u.
  • Sinh thiết bằng kim to: Sử dụng mũi kim to, rỗng mũi kim sẽ lấy ra một phần mô của khối u. Hiệu quả việc sử dụng mũi kim to sẽ cao hơn khi sử dụng mũi kim nhỏ tuy nhiên ít sử dụng trong ung thư xương.
Sinh thiết bằng kim xét nghiệm ung thư xương

Sinh thiết bằng kim ít được sử dụng trong xét nghiệm ung thư xương

2.2.2. Sinh thiết mở

Sinh thiết mở được lựa chọn với các khối u nằm sâu trong tổ chức, có diện rộng mà kim không thể tiếp cận được, vì thế đây là phương pháp được dùng nhiều hơn trong tầm soát ung thư xương.

Với sinh thiết mở, các bác sĩ sẽ gây tê diện rộng hoặc gây mê toàn thân sau đó phẫu thuật cắt mở khối da, tiếp cận và lấy mẫu tế bào. Tuy nhiên sinh thiết mổ có thể làm lây lan ung thư, đây chính là mặt hạn chế lớn nhất của phương pháp này.

Sinh thiết mở xét nghiệm ung thư xương

Sinh thiết mở cần gây tê diện rộng hoặc gây mê toàn thân

3. Lưu ý khi xét nghiệm ung thư xương

Khi xét nghiệm ung thư xương cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Đối với chụp CT, chụp X- Quang sử dụng tia bức xạ là tia X nên bệnh nhân không được mang đồ vật kim loại (quần áo, trang sức…) hay vật dụng kim loại trong quá trình chụp CT
  • Bệnh nhân phải nhịn ăn trước 4h với những case phải dùng thuốc cản quang.
  • Những bệnh nhân suy giảm chức năng thận hoặc bệnh lý tuyến giáp, dị ứng thuốc cần được lưu ý trước khi tiến hành các phương pháp hình ảnh
  • Ngoài ra các xét nghiệm đều có một tỷ lệ nhỏ dẫn đến sai sót: dương tính giả, âm tính giả cũng ảnh hưởng đến tâm lý, thể chất và tổn hại kinh tế cho người bệnh.

4. Địa điểm xét nghiệm ung thư xương

4.1. Xét nghiệm ung thư xương tại Việt Nam

Một số địa chỉ khám tầm soát ung thư uy tín ở Việt Nam được nhắc đến nhiều như:

4.1.1. Bệnh viện K

Bệnh viện K là tuyến đầu trong nghiên cứu lâm sàng và điều trị ung thư ở Việt Nam. Đây là địa chỉ uy tín mà bệnh nhân nên lựa chọn vì đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao cùng với hệ thống máy móc hiện đại, sẽ cho kết quả tầm soát chính xác cao.

Xét nghiệm ung thư xương tại bệnh viện K

Bệnh viện K địa điểm khám chữa ung thư nổi tiếng trên cả nước

4.1.2. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Khoa Y học Hạt nhân của bệnh viện trung ương quân đội 108 cũng là cơ sở khám chữa bệnh uy tín luôn đi đầu trong việc phát hiện và điều trị ung thư ở nước ta

Đến với bệnh viện 108 bệnh nhân sẽ được hưởng các phương pháp khám chữa kỹ thuật cao, sử dụng máy móc kỹ thuật tiên tiến sự kết hợp của chụp PET và chụp CT cho kết quả chính xác và đặc hiệu cao.

4.1.3. Bệnh viện Bạch Mai

Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai cũng là địa chỉ xét nghiệm ung thư xương uy tín mà bệnh nhân có thể tin tưởng.

Đặc biệt là khi bệnh viện sử dụng phương pháp phẫu thuật sử dụng dao mổ gamma trong điều trị ung thư rất tiên tiến. Phương pháp này sử dụng năng lượng của tia Gamma cho hiệu suất cao và chính xác hơn việc mổ truyền thống.

Xét nghiệm ung thư xương tại bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai – địa chỉ khám chữa bệnh uy tín cho bệnh nhân ung thư

4.1.4. Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh cũng là bệnh viện chuyên khoa ung bướu đầu ngành ở Việt Nam. Với 2 cơ sở lớn là Cơ sở Bình Thạnh và Cơ sở Quận 9 được trang bị các máy móc hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao là địa điểm lựa chọn của nhiều người dân khu vực phía Nam.

4.2. Khám tầm soát ung thư xương tại Nhật Bản

Bên cạnh nhu cầu được khám chữa ung thư trong nước thì không ít người đã chọn khám chữa, tầm soát ung thư tại Nhật Bản.

Bởi Nhật Bản là quốc gia với nền y học phát triển, quy trình khám chữa bệnh tân tiến, đội ngũ y bác sỹ có chuyên môn cao, là nơi có tỷ lệ âm tính giả và dương tính giả trong tầm soát ung thư thấp.

IMS Việt Nam hiện đang triển khai dịch vụ đưa bệnh nhân Việt Nam sang tầm soát ung thư xương tại Nhật Bản, vì thế nếu có nhu cầu bạn có thể tin tưởng và lựa chọn chúng tôi.

Công ty IMS Việt Nam cam kết sẽ hỗ trợ bạn mọi thủ tục cần thiết như: Xin visa, hỗ trợ phiên dịch trong suốt quá trình thăm khám, tư vấn chọn bệnh viên phù hợp… giúp bạn chuyên tâm nhất cho việc khám chữa. Để được tư vấn chi tiết hơn bạn vui lòng liên hệ với IMS Việt Nam qua:

  • Địa chỉ: 11-01, tầng 11, tòa nhà Prime Centre, số 53 Quang Trung, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
  • Hotline: 024 3944 0914
  • Email: info@iims-vnm.com
  • Trang web chính thức: https://iims-vnm.com/
Tập đoạn IMS Nhật Bản

Tập đoàn IMS Nhật Bản có hệ thống bệnh viện trực thuộc và cơ sở y tế liên kết chất lượng trên khắp cả nước.

Các phương pháp và cách thức thực hiện các xét nghiệm ung thư xương trên đây hy vọng sẽ đem lại được nhiều kiến thức. Giúp bạn lựa chọn phương pháp xét nghiệm và địa chỉ điều trị ung thư phù hợp nhất với tình trạng của mình.

Bình luận đã bị đóng.