Khi có biểu hiện đau nhức xương, sưng nổi u cục… nhiều người sẽ cảm thấy lo lắng và muốn làm xét nghiệm máu để tìm ung thư xương. Tuy nhiên xét nghiệm máu có phát hiện ung thư xương không? Nếu không thì nên làm xét nghiệm gì? Hãy cùng IIMS-VNM tìm hiểu ngay trong bài viết sau về xét nghiệm ung thư xương nhé..
Xem thêm: 7 Điểm bạn cần lưu ý về Tầm Soát Ung Thư Xương
Đầu tiên phải khẳng định rằng chỉ thực hiện xét nghiệm máu thì chưa đủ để phát hiện bệnh ung thư xương.
Xét nghiệm máu là bước đầu trong quá trình tầm soát ung thư xương. Nếu xét nghiệm máu phát hiện các chỉ số bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác để có chẩn đoán chính xác nhất.
Liên quan đến bệnh ung thư xương, xét nghiệm máu để kiểm tra:
Xét nghiệm máu cho kết quả nhanh, nhưng có nhược điểm là độ đặc hiệu không cao. Nhiều trường hợp nồng độ ALP và LDH tăng nhưng không phải ung thư xương mà do: xương gãy đang lành hoặc mắc bệnh xơ gan, viêm đường dẫn mật…
Vì thế, không thể thực hiện chỉ riêng xét nghiệm máu để xác định ung thư xương mà cần kết hợp với các xét nghiệm chuyên sâu khác như: Sinh thiết, chụp CT…
Khi đã có câu trả lời cho câu hỏi xét nghiệm máu có phát hiện ung thư xương không, bạn đi khám, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện tiếp một hoặc nhiều các xét nghiệm ung thư xương sau:
Xét nghiệm hình ảnh là phương pháp thu lại hình ảnh mô phỏng khối xương các bộ phận trên cơ thể, từ đó xác định vị trí, hình thái và di căn của khối u (nếu có). Tùy thuộc vào cơ sở y tế, tình trạng bệnh, điều kiện kinh tế… mà các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một trong các xét nghiệm ung thư xương sau:
Chụp X-Quang là xét nghiệm hình ảnh đưa ra kết quả film về cấu trúc xương, vị trí khối u của cơ thể. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phán đoán vị trí đau, bất thường có liên quan đến khối u ung thư xương hay không.
Chụp X-Quang hiện được áp dụng tại đa số cơ sở khám tầm soát ung thư ở Việt Nam.
Chụp cắt lớp CT là phương pháp sử dụng năng lượng tia bức xạ tia X để đưa ra kết quả film chụp về cấu trung xương, ở bề mặt cắt ngang của khối xương.
Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ nhận định về vị trí, mức độ xâm lấn tổ chức của khối u, khả năng di căn đến các cơ quan quan trọng khác: gan, phổi, não, hạch bạch huyết…
Tuy nhiên, do chụp CT sử dụng tia phóng xạ X nên sẽ có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, nhất là khi tia X có đặc tính là tích tụ là trong cơ thể.
Chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI) dựa trên nguyên lý: sử dụng tín hiệu từ sóng radio và nam châm để biến năng lượng thành hình ảnh đưa lên tấm film. Sau đó dựa vào hình ảnh này bác sĩ sẽ chẩn đoán về vị trí, mức độ di căn của khối u.
Chụp MRI có ưu điểm là sử dụng sóng radio nên không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, tuy nhiên chi phí chụp MRI sẽ cao hơn.
Chụp xạ hình xương được thực hiện bằng cách đưa vào cơ thể bệnh nhân một chất phóng xạ qua đường uống, tiêm tĩnh mạch hoặc hô hấp… Sau đó các tín hiệu phát ra từ tia phóng xạ này sẽ được biến đổi thành hình ảnh cấu trúc xương.
Các khối u sẽ hấp thụ chất phóng xạ nhiều hoặc ít hơn vị trí thông thường, từ đó phản ánh được vị trí, mức độ tổn thương của cấu trúc xương.
Phương pháp xét nghiệm ung thư xương này có độ nhạy cao trong phát hiện cấu trúc xương bất thường nhưng không phân biệt được ung thư xương hay chỉ là trường hợp nhiễm trùng, viêm xương.
Nguyên lý tương tự như chụp xạ hình, chụp PET cũng sử dụng một loại đường được gắn chất phóng xạ (FDG) rồi đưa vào cơ thể bệnh nhân qua đường tiêm.
Từ đó vị trí ung thư sẽ được phát hiện trên phim chụp nhờ vào cơ chế: Tế bào ung thư ưa hấp thu FDG dẫn đến nồng độ các chất này giảm đi đáng kể tại vị trí có khối u. Dựa vào hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ đánh giá được vị trí, mức độ di căn của khối u.
Người ta có thể kết hợp PET với Chụp CT để đem lại hiệu quả trong xét nghiệm ung thư xương nhưng cần máy móc hiện đại và chi phí cao.
Khi có nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư xương, bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết. Đây là phương pháp xét nghiệm ung thư xương bằng cách lấy mẫu tế bào tại vị trí tổn thương và quan sát chúng dưới kính hiển vi để xác định xem có phải là khối u ác tính hay không.
Đối với ung thư xương, hiện có 2 loại sinh thiết đang được thực hiện, khác nhau ở quá trình lấy tế bào mẫu:
Sinh thiết bằng kim sử dụng một cây kim nhỏ/to đâm xuyên qua da vào vị trí tổn thương (đã được xác định trước bằng xét nghiệm hình ảnh) để lấy ra các mẫu tế bào hoặc dịch.
Với phương pháp này bác sĩ sẽ chỉ gây tê khu vực cần sinh thiết trước khi tiến hành lấy mẫu. Và sinh thiết bằng kim hữu ích hơn khi dùng để áp dụng với các khối u nhỏ, nông, gần bề mặt da.
Với sinh thiết mở, các bác sĩ sẽ cần phải gây tê diện rộng hoặc gây mê toàn thân, sau đó thực hiện phẫu thuật cắt mở khối da bên ngoài để tiếp cận được khối u và lấy mẫu.
Sinh thiết mở được áp dụng với các khối u diện rộng, nằm sâu trong tổ chức mà sinh thiết bằng kim không can thiệp được.
Xem thêm: TOP 7 xét nghiệm ung thư xương [CHÍNH XÁC NHẤT]
Tiếp theo khi đã giải đáp được thắc mắc xét nghiệm máu có phát hiện ung thư xương không thì bạn nên tìm kiếm địa chỉ khám và xét nghiệm ung thư xương uy tín, chất lượng mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn.
Bệnh viện K với 3 cơ sở là địa điểm uy tín hàng đầu trong việc khám tầm soát và điệu trị ung thư ở Việt Nam.
Đến đây, bệnh nhân sẽ được khám và điều trị ung thư với liệu trình kiểu mẫu, đội ngũ chuyên gia hàng đầu cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại… đảm bảo kết quả khám ung thư xương có độ chính xác cao.
Bệnh viện Bạch Mai cũng là cơ sở khám chữa uy tín mà nhiều bệnh nhân lựa chọn cho liệu trình khám xét nghiệm ung thư xương của mình. Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai hiện sở hữu:
Khoa Y học Hạt nhân trực thuộc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là đơn vị đi đầu trong các gói tầm soát và điều trị ung thư xương hiện nay.
Tại đây có sử dụng máy chụp PET kết hợp chụp CT để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác về ung thư xương cho bệnh nhân. Bên cạnh đó đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm cũng sẽ đáp ứng tối đa yêu cầu của bệnh nhân.
Bệnh viện Quốc tế Vinmec hiện được trang bị hệ thống máy móc đạt tiêu chuẩn quốc tế, thực hiện được hầu hết các kỹ thuật cũng như phương pháp tầm soát và điều trị ung thư xương ở Việt Nam.
Ngoài ra bệnh viện còn có đội ngũ chuyên gia y tế có chuyên môn cao, có liên kết với hệ thống y tế nước ngoài (Mỹ, Pháp, Singapore…) để phục vụ tối đa nhu cầu khám chữa ung thư của người dân.
Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện chuyên khoa ung bướu đầu ngành ở khu vực phía nam. Với 2 cơ sở lớn được trang bị các máy móc hiện đại, cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao đây sẽ là địa điểm lựa chọn của nhiều người dân muốn xét nghiệm ung thư xương.
Ngoài khám chữa tại Việt Nam, nhiều người đã lựa chọn khám chữa tại các nước có nền y tế cao như Nhật Bản để có kết quả chính xác nhất.
Đặc biệt là khi Nhật Bản là quốc gia có nền y học phát triển nhất Châu Á, có thể sánh ngang các nước như Mỹ, Châu Âu. Đặc biệt, thế mạnh của Nhật Bản là khám chữa ung thư vì thế sẽ hạn chế tối đa âm tính giả, dương tính giả, cho kết quả tầm soát chính xác nhất.
Để có thể sang Nhật Bản khám tầm soát ung thư bạn có thể lựa chọn dịch vụ của IMS Việt Nam. Chúng tôi đảm bảo sẽ hỗ trợ bạn mọi thủ tục cần thiết như: xin visa, hỗ trợ phiên dịch, tư vấn về bệnh viện phù hợp, v.v. giúp bạn an tâm nhất trong suốt quá trình khám chữa.
Để được tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ xét nghiệm ung thư xương tại Nhật Bản, bạn có thể liên hệ với IMS Việt Nam qua:
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đọc đã có cho mình câu trả lời xét nghiệm máu có phát hiện ung thư xương không rồi. Tóm lại đây chỉ là bước đầu của quy trình tầm soát, và bạn hãy chủ động hỏi y bác sĩ để có được tư vấn phù hợp nhất với tình trạng của mình.