Bệnh Ung Thư Có Lây Qua Đường Hô Hấp Không? Lây Chủ Yếu Qua Con Đường Nào

Tin mới 02/10/2022 16:26:35. Views: 2,171.

Ung thư luôn là mối bận tâm hàng đầu của các quốc gia. Theo số liệu từ GLOBOCAN 2020, Việt Nam có 182.563 ca mắc mới, 122.590 trường hợp tử vong do ung thư. Nhận thức được tác hại và mức độ nguy hiểm của bệnh, mọi người rất hoang mang không biết bệnh ung thư có lây qua đường hô hấp không và làm sao để phòng ngừa ung thư hiệu quả. Trong bài viết này, IIMS Việt Nam sẽ cùng bạn trả lời tất tần tật mọi thắc mắc trên. 

Đọc thêm các bài viết liên quan khác:

Khám sức khỏe định kỳ ở Nhật – 7 thông tin cần biết

[MỚI NHẤT 2022] Tầm soát ung thư ở bệnh viện nào tốt nhất?

[Tìm hiểu] 4 loại chi phí xạ trị ung thư bệnh nhân cần biết

 1. Bệnh ung thư có lây qua đường hô hấp không 

Hiện nay, chỉ có 184/205 quốc gia có số liệu thống kê về tình hình bệnh ung thư theo GLOBOCAN. Trong năm 2020, nước ta xếp thứ 91 về tỷ lệ mắc mới và thứ 50 về tỷ suất tử vong trên 100.000 người. So sánh với năm 2018, thứ hạng tương ứng là 99/185 và 56/185. Điều này cho thấy số ca mắc mới và trường hợp tử vong do ung thư của Việt Nam đều có xu hướng tăng mạnh. Đó cũng là một trong các lý do khiến mọi người đặt câu hỏi “bệnh ung thư có lây nhiễm không”.

Hiện nay, y học đã chứng minh ung thư hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp hay bất kì đường nào khác. Các loại bệnh ung thư khởi phát từ những thay đổi đột biến gen và có 80% nguyên nhân gây tổn thương gen đến từ các tác động bên ngoài. Ung thư cũng không thuộc nhóm các bệnh gây ra bởi vi khuẩn, virus nên không thể lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.  

Chúng ta vẫn có thể chung sống, sinh hoạt bình thường với người bệnh mà không cần lo lắng bệnh ung thư có lây qua đường hô hấp không. Tuy nhiên, với những gia đình có tiền sử về ung thư thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn do các đột biến gen có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

Tỷ lệ mắc ung thư tại Việt Nam có xu hướng tăng mạnh qua mỗi năm 

Tỷ lệ mắc ung thư tại Việt Nam có xu hướng tăng mạnh qua mỗi năm

2. Bệnh ung thư có lây qua đường ăn uống không 

Nhiều người cho rằng việc tiếp xúc gần với người bệnh như ôm hôn, ăn uống, sinh hoạt có thể gây bệnh ung thư. Điều này hoàn toàn không chính xác, ung thư không có khả năng lây nhiễm, chỉ có một số loại virus, vi khuẩn là yếu tố nguy cơ gây bệnh có thể lan truyền. Với những người nhiễm vi khuẩn Helicobacter (HP) có khả năng mắc ung thư dạ dày cao gấp 3-6 lần so với người thường. Vi khuẩn HP tồn tại ở các mảng bám trên răng, tuyến nước bọt, phân nên có thể lây nhiễm cho người khác. Tuy nhiên, vẫn cần khẳng định lại là ung thư không thể lây nhiễm dưới bất kỳ hình thức nào nên mọi người không nên có thái độ dè bỉu, kì thị khiến bệnh nhân suy sụp tinh thần, mặc cảm. 

Ung thư không lây qua đường ăn uống nên mọi người có thể chung sống, sinh hoạt bình thường với người bệnh

Ung thư không lây qua đường ăn uống nên mọi người có thể chung sống, sinh hoạt bình thường với người bệnh

3. Bệnh ung thư lây chủ yếu qua đường nào?

Dù được các chuyên gia nhận định ung thư không thể lây nhiễm từ người sang người nhưng trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp hiếm gặp hoặc hi hữu ung thư có thể lây nhiễm được:

  • Cấy ghép nội tạng: với xác suất cực kỳ thấp là 2/10.000 nhưng vẫn có ca cấy ghép nội tạng hoặc mô làm lây nhiễm ung thư. Trong trường hợp người cho nội tạng từng có tiền sử bệnh (dù đã điều trị) nhưng các tế bào ung thư vẫn có thể tái phát khi đã cấy ghép vào cơ thể mới. Lúc này, hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của người nhận tạng đang bị suy yếu, không thể kháng lại các tế bào ác tính sẽ tạo điều kiện cho ung thư phát triển. Vì vậy, trước khi hiến hoặc nhận tạng, mọi người đều cần xét nghiệm kiểm tra chuyên sâu, giảm thiểu các nguy cơ trên. 
  • Lây nhiễm từ mẹ sang con: thông thường các tế bào ung thư không làm ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp người mẹ bị ung thư da có thể lan truyền u hắc tố (malignant melanoma) sang cho con qua nhau thai. 
  • Lây nhiễm qua các đường tiếp xúc: nói chính xác hơn thì là các yếu tố nguy cơ gây ung thư có thể lây nhiễm qua đường tiếp xúc. Một trong những yếu tố hàng đầu gây ung thư gan, vòm họng, dạ dày, phổi, cổ tử cung là virus HBV, HCV, HPV, EBV, vi khuẩn HP, v.v có thể lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh bằng đường hô hấp, ăn uống, đường máu, đường tình dục hoặc mẹ sang con. 
Trước khi cấy ghép nội tạng cần kiểm tra chuyên sâu phòng ngừa trường hợp lây nhiễm tế bào ung thư 

Trước khi cấy ghép nội tạng cần kiểm tra chuyên sâu phòng ngừa trường hợp lây nhiễm tế bào ung thư

4. Các phương pháp phòng bệnh ung thư 

Bên cạnh các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như tuổi tác, đột biến gen, chúng ta vẫn có thể ngăn ngừa ung thư bằng những thói quen sống tích cực sau:

4.1. Chế độ ăn uống hợp lý 

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có 40% loại ung thư có thể phòng ngừa hiệu quả nhờ duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học. Trong các bữa ăn, mọi người nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu folate như ngũ cốc, các loại đậu, rau chân vịt, măng tây, xà lách. Việc thiếu hụt folate là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột biến AND và tạo cơ hội để các tế bào ung thư phát triển. 

Trường Y tế Công cộng Harvard khuyến khích mọi người nên sử dụng 2-4 tách trà mỗi ngày để cung cấp đầy đủ kaempferol, chất chống oxy hóa để ngăn ngừa các bệnh ung thư hệ sinh sản. Ngoài ra, không quên tăng cường thêm các loại quả mọng như mâm xôi, dâu tây, việt quất, v.v chứa nhiều anthocyanin có khả năng ức chế sự lây lan của các tế bào tiền ung thư vú và nhiều loại ung thư khác.

Hạn chế sử dụng các thực phẩm chiên, xào, nướng, đồ hộp chứa nhiều chất phụ gia, chất béo bão hòa, v.v có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Trong quá trình chế biến ở nhiệt trên 2000C có thể làm biến đổi chất, tạo ra các amin dị vòng hoặc acrylamide ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh và sinh sản. 

4.2. Lối sống lành mạnh 

Thiết lập và duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh là cách giúp mọi người nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng để chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh.

  • Theo nghiên cứu, trong khói thuốc lá chứa nicotine và hơn 70 loại chất độc nguy hiểm khác có thể gây ra bệnh ung thư phổi, ung thư phế quản, ung thư vòm họng, ung thư tụy, v.v. Người hút thuốc lá trực tiếp và hít phải khói thuốc thụ động thường xuyên đều có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 25 lần so với người thường. Vì vậy, việc ngưng dùng thuốc lá không chỉ bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn không làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. 
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao để kiểm soát cân nặng, hạn chế các vấn đề thừa cân, béo phì. Việc tập luyện 30 phút mỗi ngày sẽ hỗ trợ cơ thể đào thải chất độc tốt hơn, phòng ngừa các bệnh ung thư vú, phổi, tuyến tiền liệt, đại trực tràng, v.v.
  • Nhiều loại vi khuẩn, virus nguy hiểm có thể lây nhiễm qua đường tình dục, đường máu nên mọi người cần trang bị các vật dụng bảo vệ bản thân khi quan hệ tình cảm. Lưu ý sử dụng các thiết bị, vật dụng xăm, xỏ khuyên được vô trùng cẩn thận, an toàn. 
  • Tiêm vacxin phòng ngừa có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ nhiễm các loại ung thư gan, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, v.v. 
Tiêm phòng vacxin có thể giúp bạn phòng tránh nhiều loại ung thư nguy hiểm

Tiêm phòng vacxin có thể giúp bạn phòng tránh nhiều loại ung thư nguy hiểm

5. Tầm soát ung thư định kỳ tại Nhật Bản

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 bản đồ ung thư thế giới nhưng có khoảng 70% số trường hợp chỉ phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn. Từ những thống kê này có thể thấy mọi người chưa dành nhiều sự quan tâm, chủ động trong việc khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kỳ. Ung thư không phải là bệnh “vô phương cứu chữa” bởi nếu được điều trị sớm vẫn có cơ hội chữa khỏi thành công, kéo dài thời gian sống. Chẳng hạn như theo Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc gia (NCI), tỷ lệ điều trị thành công của ung thư vú ở giai đoạn 1 có thể đạt 80%, ở giai đoạn 2 là 60% và tiếp tục giảm mạnh về sau. 

Thông thường, khi có người thân hoặc bạn bè mắc bệnh ung thư, bên cạnh việc lo lắng “bệnh ung thư có lây không” thì còn hoang mang không biết liệu mình có mắc bệnh không. Để có câu trả lời chính xác nhất, chúng ta phải thực hiện kiểm tra sức khỏe, tầm soát ung thư định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện các thay đổi bất thường trong cơ thể ở giai đoạn sớm. 

Hiện nay, mọi người có thể lựa chọn xét nghiệm ung thư bằng phương pháp Amino Index và CANTECT tại Nhật Bản. Với 5ml máu bạn có thể xét nghiệm được nguy cơ mắc một số bệnh ung thư nguy hiểm hiện nay như ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, v.v.

Tầm soát ung thư định kỳ để được chẩn đoán và phát hiện bệnh kịp thời 

Tầm soát ung thư định kỳ để được chẩn đoán và phát hiện bệnh kịp thời

Hy vọng với những chia sẻ về “bệnh ung thư có lây qua đường hô hấp không” đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích và hiểu đúng về phương pháp phòng bệnh, cách phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.. Nếu bạn có nhu cầu về tầm soát ung thư tại Nhật Bản uy tín, chất lượng xin vui lòng liên hệ cho IIMS Việt Nam để được hỗ trợ chu đáo và chi tiết nhất. 

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua: 

Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam 

Hotline: 024 3944 0914

Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Center, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Email: info@iims-vnm.com

Fanpage: https://www.facebook.com/iimsvietnam.official

Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc xác định, chẩn đoán, điều trị y khoa. Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản, bạn đọc xin vui lòng liên hệ IIMS Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *