Ung thư vú là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Theo thống kê của GLOBOCAN 2020, Việt Nam có 21.555 ca mắc mới mới và 9.345 trường hợp tử vong do bệnh. Đứng trước những nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của căn bệnh này, mọi người rất lo lắng liệu bệnh ung thư vú có di truyền không? Trong bài viết này, IIMS-VNM sẽ gửi đến bạn những thông tin mới nhất giải đáp các vấn đề trên.
Xem thêm các bài viết khác:
+ 12 Thực phẩm vừa chống ung thư, vừa thanh lọc cơ thể – IIMS
+ Người Bệnh Ung Thư Vú Sống Được Bao Nhiêu Năm Ở Mỗi Giai Đoạn
Đối với các trường hợp bình thường, các tế bào tuyến vú sau khi sinh ra sẽ tự mất đi theo cơ chế thiết lập sẵn của cơ thể. Ngược lại, nếu các tế bào hình thành ở các mô tuyến vú này phát triển bất thường và vượt tầm kiểm soát có thể gây ra tình trạng ung thư vú.
Ung thư vú có tỷ lệ tử vong cao nên vấn đề di truyền đang trở thành nỗi lo của nhiều chị em khi có người thân từng mắc bệnh. Nếu trong gia đình có mẹ, chị em gái, v.v bị bệnh thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Một số loại đột biến gen có liên quan trực tiếp đến nguyên nhân gây ung thư vú là BRCA1, BRCA2, ATM, PALB2, CHEK2, v.v.
Ung thư vú xếp thứ 3 trong các loại ung thư thường gặp và có khả năng di truyền
Dưới đây là một số yếu tố di truyền có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư vú hiện nay:
Một số ca chẩn đoán mắc bệnh thường có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng hoặc các loại bệnh ung thư có liên quan khác. Cụ thể:
Hai loại gen phổ biến nhất là yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh ung thư vú hàng đầu là BRCA1 và BRCA2. Chức năng chính của gen BRCA là tự hồi phục tổn thương của tế bào và giữ cho các tuyến vú, buồng trứng hoạt động bình thường. Vì vậy, khi gen BRCA bị đột biến sẽ khiến cho các cơ quan trên phát triển vượt tầm kiểm soát, hình thành các khối u ác tính và gây ra tình trạng ung thư.
Các đột biến di truyền ở những gen khác cũng là nguyên nhân gây ung thư vú có thể kể đến như ATM, BARD1, BRIP1, CDH1, CHEK2, NBN, NF1, PALB2, PTEN, RAD51C, RAD51D, STK11, TP53 hoặc MLH1, MSH2, MSH6, PMS2, EPCAM.
Nguyên nhân gây ung thư vú có thể do yếu tố di truyền gia đình
Hiện nay, chúng ta chưa có các loại vacxin phòng ngừa ung thư vú tuyệt đối nhưng việc xây dựng và áp dụng những phương pháp dưới đây có thể giúp bạn giảm tỷ lệ mắc bệnh hoặc phát hiện sớm để nâng cao tỷ lệ điều trị thành công.
Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học
Các chị em nên sử dụng nhiều rau củ quả giàu glucosinolate như bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn, v.v. Thành phần chính của chúng có các hoạt chất ức chế sự hình thành và phát triển của khối u ở vú nên có khả năng giảm 20-40% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Bên cạnh đó cũng cần cắt giảm các loại thức ăn chứa nhiều chất béo xấu như bánh ngọt, kẹo, pizza, xúc xích, v.v. vì đây cũng là nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Xây dựng lối sống lành mạnh
Việc sử dụng nhiều rượu bia, đồ uống có cồn sẽ kích thích sản sinh estrogen, tạo điều kiện tốt cho sự phân chia tế bào và tăng khả năng gây bệnh ung thư vú. Các bác sĩ cũng khuyến cáo hút thuốc lá có thể làm tăng 30% nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, để phòng tránh, mọi người nên duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên để bảo vệ cơ thể.
Tầm soát ung thư định kỳ
Mọi người nên hình thành thói quen khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu bất thường trong cơ thể. Tham khảo các ý kiến của chuyên gia, bác sĩ về sàng lọc ung thư vú để hiểu hơn về ưu nhược điểm của từng phương pháp, qua đó có quyết định lựa chọn phù hợp nhất.
Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giúp chị em phòng ngừa ung thư vú hiệu quả
Theo các khảo sát y học gần đây cho biết, tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm ở các bệnh nhân ung thư vú, ung thư buồng trứng tại Nhật Bản cao hàng đầu thế giới, vượt qua các quốc gia phát triển khác như Mỹ, Bắc Island, Na Uy, v.v. Đây là kết quả cho sự nỗ lực đầu tư, quan tâm của chính phủ Nhật Bản vào hệ thống y tế, nâng cao chất lượng điều trị ung thư qua việc ứng dụng các phương pháp tiên tiến như xạ trị proton, xạ trị ion nặng, xạ trị trilogy, v.v
Hiện nay, tập đoàn y tế phúc lợi và tổng hợp hàng đầu Nhật Bản IMS với hơn 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế cộng đồng đã có văn phòng đại diện chính thức tại Việt Nam. Điều này mở ra cơ hội giúp mọi người có thể dễ dàng trao đổi, tiếp cận với các lợi thế y tế tiên tiến tại Nhật Bản mà không cần phải di chuyển xa hoặc tốn kém nhiều chi phí. Nếu người bệnh chưa cảm thấy an tâm về các tư vấn của bác sĩ điều trị hoặc còn mơ hồ về tình trạng bệnh của bản thân thì nên sử dụng dịch vụ ý kiến y tế thứ 2 tại IIMS-VNM vì:
Khách hàng có thể tham khảo ý kiến y tế thứ 2 từ các chuyên gia hàng đầu tại tập đoàn IMS
Trên đây là những thông tin liên quan giúp mọi người hiểu hơn về “bệnh ung thư vú có di truyền không”. Hy vọng những chia sẻ và cập nhật của IIMS-VNM đã giúp mọi người trang bị thêm kiến thức trong việc phòng tránh bệnh và có thêm sự lựa chọn đáng tin cậy khi có nhu cầu về dịch vụ y tế thứ 2. Mọi nhu cầu tư vấn du lịch y tế, điều trị ung thư vú hiệu quả tại Nhật Bản xin quý khách vui lòng liên hệ cho IIMS-VNM để được hỗ trợ tốt nhất.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam
Hotline: 024 3944 0914
Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Center, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Email: info@iims-vnm.com
Fanpage: https://www.facebook.com/iimsvietnam.official
Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc xác định, chẩn đoán, điều trị y khoa. Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản, bạn đọc xin vui lòng liên hệ IIMS-VNM.