Các phương pháp điều trị ung thư khác nhau như thế nào?

Tin mới 20/05/2020 08:25:39. Views: 3,788.

Nhắc đến điều trị ung thư, chúng ta thường nghĩ tới phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện có ít nhất 7 phương pháp đang được sử dụng phổ biến để chữa căn bệnh này

1.Phẫu thuật

phau-thuat

Phẫu thuật là phương pháp thường thấy, trong các phác đồ điều trị của bệnh nhân ung thư thể rắn. Bên cạnh việc cắt bỏ khối u, bác sĩ phẫu thuật cũng thường sẽ cắt bỏ một số hạch bạch huyết ở khu vực lân cận, để giảm thiểu khả năng phát tán của tế bào ung thư đi khắp cơ thể.

2. Hóa trị

hoa-tri

Mục tiêu của phương pháp này là tiêu diệt các tế bào ung thư, bằng cách sử dụng thuốc chuyên nhắm vào các tế bào có tốc độ nhân đôi nhanh hiện diện trong cơ thể. Phương pháp hóa trị sẽ khiến khối u ung thư teo lại. Tuy nhiên, mặt trái của nó là tấn công cả những tế bào nhân nhanh khỏe mạnh, điển hình như tế bào tủy xương, tế bào nang lông, từ đó gây tác dụng phụ không mong muốn.

3. Xạ trị

xa-tri

Dùng tia phóng xạ liều cao để tiêu diệt các tế bào ung thư bên trong cơ thể. Phương pháp này có thể được sử dụng để khiến khối u teo nhỏ, trước khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ hoặc dùng làm giảm các triệu chứng bệnh liên quan đến ung thư.

4. Liệu pháp Hormone

lieu-phap-hormone

Sử dụng các loại thuốc có khả năng thay đổi cách hoạt động của một số loại hormone nhất định, hoặc ức chế khả năng sản sinh các loại hormone này của cơ thể. Đối với các dạng ung thư mà hoạt động hormone đóng vai trò chủ chốt như: ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, liệu pháp hormone là cách điều trị được sử dụng phổ biến.

5. Liệu pháp miễn dịch

lieu-phap-mien-dich

Sử dụng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác để tăng cường sức mạnh của hệ miễn dịch, đồng thời kích thích “lực lượng phòng vệ” này tấn công các tế bào ung thư. Chất ức chế chốt kiểm soát miễn dịch và chuyển tế bào nuôi là 2 liệu pháp miễn dịch đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

6. Cấy ghép tế bào gốc

cay-ghep-te-bao-goc

Đây là phương pháp điều trị thường được áp dụng với những bệnh ung thư liên quan đến máu, ví dụ như: bệnh bạch cầu, đa u tủy. Cụ thể, sau khi điều trị bằng hóa, xạ trị, các tế bào tạo máu của bệnh nhân thường bị tổn thương nghiêm trọng do tác dụng phụ. Do đó, các bác sĩ sẽ phải cấy ghép tế bào gốc tạo máu vào cơ thể bệnh nhân, để bù đắp lại số đã bị phá hủy trước đó. Các tế bào gốc sẽ được truyền vào mạch máu thông qua tĩnh mạch. Qua thời gian, tế bào gốc cấy ghép sẽ dần ổn định trong tủy xương của bệnh nhân và bắt đầu thực hiện chức năng sản sinh các tế bào máu khỏe mạnh.

7. Liệu pháp trúng đích

lieu-phap-trung-dich

Liệu pháp này chỉ nhằm vào tế bào ung thư, mà cụ thể là tấn công và ngăn chặn các gen hay protein chuyên biệt (được gọi là các phân tử đích), tìm thấy trong tế bào ung thư hoặc có liên quan đến sự phát triển của khối u, từ đó ngăn chúng phát triển, phân chia và lan rộng. Bên cạnh đó, liệu pháp trúng đích còn có thể tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Thuốc phân tử nhỏ và kháng thể đơn dòng là 2 liệu pháp trúng đích phổ biến hiện nay, cụ thể:

– Thuốc phân tử nhỏ: loại thuốc thường được dùng trong điều trị ung thư máu

– Kháng thể đơn dòng: Có khả năng ức chế các mạch máu nuôi khối u.

 

Bạn có thể tham khảo thêm: điều trị ung thư bằng ion Nặng

Điều trị ung thư bằng ion nặng – chỉ mất 10 phút cho 1 lần xạ trị

Theo Dantri.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *