Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư

Tin mới 01/07/2021 09:36:17. Views: 3,473.

Trong quá trình chăm sóc người thân trong gia đình, nhiều người sẽ tự hỏi chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư như thế nào? Bệnh nhân ung thư nên ăn gì? Cần chú ý những gì khi chăm sóc bệnh nhân ung thư? Cùng IIMS Việt Nam tìm hiểu với bài viết dưới đây. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn hoặc người thân của bạn có thêm sức khỏe để chống chọi, vượt qua giai đoạn khó khăn này.

1. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư

Dinh dưỡng là việc cung cấp các chất cần thiết theo dạng thức ăn cho các tế bào để cơ thể có thể duy trì sự sống và phát triển. Dinh dưỡng bao gồm các hoạt động như ăn, uống, hấp thu, chuyển hóa và bài tiết chất thải. Dinh dưỡng học là một ngành khoa học chuyên về các chất dinh dưỡng, thực phẩm và mối liên hệ với sức khỏe, sinh trưởng, sinh sản và bệnh tật của cơ thể con người nói riêng và các loài sinh vật nói chung.

Dinh dưỡng và sức khỏe có một mối quan hệ mật thiết. Có một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. Ăn đúng loại thực phẩm phù hợp với từng giai đoạn trước, trong và sau điều trị ung thư phần nào sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khỏe khoắn, thoái mái hơn. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh bao gồm việc ăn và uống đủ các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho cơ thể như các loại vitamin, chất khoáng, protein, carbohydrates, chất béo và nước.

2. Thói quen ăn uống đặc biệt quan trọng trước và sau khi điều trị ung thư

Để thực hiện một số phương pháp điều trị ung thư như liệu pháp hormone, phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị, ghép tế bào gốc, người bệnh phải có sức khỏe đạt yêu cầu nhất định. Bởi sau khi thực hiện các kĩ thuật này, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân cũng có khả năng suy giảm, các tế bào lành có nguy cơ bị tổn thương, cơ thể sẽ suy nhược. Đặc biệt, khi các bộ phận như đầu, cổ, thực quản, dạ dày, ruột, tuyến tụy, gan bị ảnh hưởng bởi quá trình điều trị ung thư, cơ thể khó có thể hấp thụ được đủ chất dinh dưỡng để khỏe mạnh. Chính vì vậy, liệu pháp dinh dưỡng được đưa ra nhằm giúp bệnh nhân duy trì được trọng lượng cơ thể, duy trì sức khỏe, giữ cho các mô cơ thể khỏe mạnh và giảm thiểu tác dụng phụ cả trong và sau khi điều trị.

3. Ung thư và các phương pháp điều trị ung thư có thể gây suy dinh dưỡng

Ung thư và các phương pháp điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến vị giác, khứu giác, khẩu vị, khả năng ăn uống cũng như khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Điều này dễ dẫn đến suy dinh dưỡng (tình trạng cơ thể bị thiếu hụt những dưỡng chất quan trọng). Việc lạm dụng đồ uống có cồn hoặc béo phì có thể gia tăng khả năng suy dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng có thể khiến bệnh nhân suy nhược, mệt mỏi, không còn khả năng chống lại nhiễm trùng hoặc tiếp tục điều trị dứt điểm bệnh ung thư. Tình trạng suy dinh dưỡng có thể tồi tệ hơn nếu ung thư phát triển hoặc lan rộng.

Ăn đủ protein và calo là yếu tố quan trọng giúp cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể và chống lại sự nhiễm trùng

4. Chán ăn và suy mòn (hội chứng suy giảm sức khỏe gây rối loạn chuyển hóa khiến người bệnh sụt cân, mất cơ bắp) là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư

Chán ăn là tình trạng không muốn ăn. Đây là triệu chứng phổ biến của các bệnh nhân ung thư. Tình trạng này có thể xảy ra vào giai đoạn sớm hoặc giai đoạn ung thư phát triển hay lan rộng. Nhiều bệnh nhân đã có triệu chứng này khi họ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và đa phần bệnh nhân ung thư tiến triển đều bị chán ăn. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư.

Suy mòn là tình trạng cơ thể bị suy nhược nghiêm trọng, sụt cân, giảm mỡ và cơ. Tình trạng này phổ biến với các bệnh nhân có khối u ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Suy mòn cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân có thể ăn tốt nhưng không có khả năng tích trữ mỡ và cơ do khối u phát triển.

Một số khối u (đặc biệt là bởi những khối u trong dạ dày, ruột, đầu và cổ) có thể tác động tới khả năng hấp thụ một số chất dinh dưỡng nhất định của cơ thể như protein, carbohydrats và chất béo. Bệnh nhân có thể ăn uống đầy đủ nhưng cơ thể không hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Bệnh nhân ung thư có thể chán ăn và suy mòn cùng một thời điểm.

benh nhan ung thu nen an gi

5. Ảnh hưởng của các phương pháp điều trị ung thư với dinh dưỡng

5.1 Hóa trị và liệu pháp hormone ảnh hưởng tới dinh dưỡng như thế nào?

Hóa trị ảnh hưởng tới các tế bào trên toàn bộ cơ thể. Hóa trị sử dụng các loại thuốc để chế ngự sự phát triển của tế bào ung thư, bằng cách tiêu diệt hoặc ngăn cản sự phân chia tế bào. Các tế bào khỏe mạnh bình thường phát triển và phân chia nhanh cũng sẽ bị tiêu diệt, bao gồm cả các tế bào trong khoang miệng và đường tiêu hóa.

Liệu pháp Hormone bổ sung, ngăn chặn hoặc loại bỏ các loại hormone. Việc này có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của một số loại ung thư. Trong đó, một số loại của liệu pháp hormone có thể gây nên tình trạng tăng cân.

Tác dụng phụ do hóa trị có thể dẫn đến một số vấn đề về ăn uống và tiêu hóa. Khi sử dụng nhiều loại thuốc hóa trị, mỗi loại thuốc lại có những tác dụng phụ khác nhau hoặc khi các loại thuốc cùng tác dụng phụ thì tác dụng phụ có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.

Những tác dụng phụ phổ biến

  • Ăn mất ngon
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Khô miệng
  • Đau miệng hoặc cổ họng
  • Thay đổi vị giác
  • Khó nuốt
  • Nhanh đầy bụng
  • Táo bón
  • Tiêu chảy

Bệnh nhân áp dụng liệu pháp Hormone có thể cần thay đổi chế độ ăn uống để hạn chế việc tăng cân.

5.2 Xạ trị tiêu diệt các tế bào trong vùng chiếu xạ

Xạ trị tiêu diệt cả tế bào ung thư và cả những tế bào khỏe mạnh nằm trong vùng chiếu xạ. Mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Bộ phận trên cơ thể được xạ trị
  • Tổng liều bức xạ và cách thức chiếu tia

Xạ trị trên bất cứ bộ phận nào trong hệ tiêu hóa đều gây nên tác dụng phụ liên quan tới vấn đề dinh dưỡng. Hầu hết những tác dụng phụ này sẽ bắt đầu trong 2 tới 3 tuần sau khi bắt đầu chiếu xạ và sẽ biến mất sau vài tuần sau khi kết thúc trị liệu. Một vài tác dụng phụ có thể kéo dài tới vài tháng hoặc vài năm sau đợt trị liệu.

Dưới đây là một vài tác dụng phụ phổ biến:

Xạ trị não hoặc khu vực đầu, cổXạ trị vùng ngựcXạ trị vùng bụng, xương chậu hoặc trực tràng
  • Ăn không ngon
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Khô miệng
  • Đau miệng và nướu
  • Thay đổi vị giác
  • Khó nuốt
  • Đau khi nuốt
  • Không thể mở to miệng
  • Ăn không ngon
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Khó nuốt
  • Đau khi nuốt
  • Nghẹt thở hoặc khó thở do những thay đổi ở thực quản trên
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Tắc ruột
  • Viêm ruột kết
  • Tiêu chảy

 

Xạ trị cũng có thể gây mệt mỏi, dẫn đến chán ăn.

5.3 Phẫu thuật làm tăng nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể

Sau phẫu thuật, cơ thể lúc này cần thêm nhiều năng lượng và dinh dưỡng để chữa lành vết thương, giảm nhiễm trùng và giúp nhanh chóng hồi phục. Nếu bệnh nhân bị suy dinh dưỡng trước khi phẫu thuật có thể dẫn đến nhiều vấn đề như vết thương khó lành hoặc nhiễm trùng. Vì vậy, đối với những bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật, cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ trước khi thực hiện.

Đa số các bệnh nhân ung thư đều được can thiệp phẫu thuật. Phẫu thuật loại bỏ toàn bộ hoặc một phần cơ quan nhất định có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và tiêu hóa của người bệnh.

Những vấn đề có thể gặp phải sau phẫu thuật:

  • Ăn không ngon
  • Khó nhai
  • Khó nuốt
  • Nhanh đầy bụng

5.4 Liệu pháp miễn dịch có thể ảnh hưởng tới dinh dưỡng

Tác dụng phụ của các liệu pháp miễn dịch là khác nhau, phụ thuộc vào từng chế phẩm và từng cơ địa của bệnh nhân. Những tác dụng phụ hay gặp của liệu pháp này như sau:

  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Tiêu chảy

5.5 Những bệnh nhân cấy ghép tế bào gốc thường cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt

Hóa trị, xạ trị, và các loại thuốc khác sử dụng trước hoặc trong quá trình cấy ghép tế bào gốc có thể gây nên những tác dụng phụ khiến bệnh nhân không thể ăn, uống hay tiêu hóa thức ăn như bình thường.

Tác dụng phụ phổ biến:

  • Đau miệng hoặc họng
  • Tiêu chảy

Bệnh nhân thực hiện ghép tế bào gốc có nguy cơ cao bị nhiễm trùng. Phương pháp hóa trị và xạ trị trước đó làm giảm số lượng lớn tế bào bạch cầu (chống nhiễm trùng). Do vậy, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần nắm rõ được các thực phẩm an toàn và thực phẩm nên tránh để giảm nguy cơ nhiễm trùng xảy ra.

Sau khi cấy ghép tế bào, bệnh nhân có nguy cơ mắc “graft-versus-host-disease” (GVHD), tạm dịch là bệnh mảnh ghép chống chủ. GVHD có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa hoặc gan và thay đổi khả năng ăn hoặc hấp thụ chất dinh dưỡng.

6. Chế độ dinh dưỡng chăm sóc bệnh nhân ung thư

Khi xảy ra các tác dụng phụ của ung thư và các phương pháp trị liệu ảnh hưởng đến việc ăn uống, chế độ dinh dưỡng cần được điều chỉnh để giúp bệnh nhân có thể nạp được đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Dưới đây là một vài gợi ý, hướng dẫn về dinh dưỡng giúp người bệnh giảm thiểu được các triệu chứng, đau đớn do ung thư hay tác dụng phụ gây ra:

6.1 Biểu hiện Chán ăn

  • Nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng protein và calo cao:
  • Đậu, đỗ
  • Thịt gà
  • Thịt
  • Sữa chua
  • Trứng
  • Bổ sung thêm protein và calo vào thực phẩm, ví dụ như sử dụng sữa tăng cường protein
  • Trong bữa ăn, nên ăn trước các loại thực phẩm có hàm lượng protein cao
  • Chỉ nhấp một lượng nhỏ chất lỏng trong bữa ăn
  • Uống sữa lắc, sinh tố, nước hoa quả hay súp nếu người bệnh không thích ăn đồ rắn, đặc
  • Ăn các loại thức ăn có mùi thơm, hương vị hấp dẫn
  • Thay đổi thực đơn thường xuyên
  • Thử các loại thức uống pha trộn có nhiều chất dinh dưỡng (cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng)
  • Chia nhỏ, ăn thành nhiều bữa trong ngày
  • Luôn dự trữ một lượng nhỏ thức ăn yêu thích để có thể ăn bất cứ lúc nào khi đói
  • Luôn nghĩ tích cực để cảm thấy ngon miệng khi ăn
  • Đánh răng và xúc miệng để làm giảm các triệu chứng
  • Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu người bệnh có vấn đề về ăn uống như buồn nôn, nôn mửa, hay thay đổi vị giác món ăn.
  • Trong trường hợp những thay đổi này không giúp làm giảm chứng biếng ăn, có thể cho người bệnh ăn bằng ống để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày.
  • Nếu tình trạng chán ăn không thuyên giảm, hoặc thậm chí có dấu hiệu tăng, có thể tham khảo thuốc điều trị chứng suy mòn và sụt cân.

6.2 Biểu hiện buồn nôn

Những gợi ý dưới đây có thể giúp bệnh nhân giảm thiểu hội chứng buồn nôn:

  • Không ăn hoặc uống gì cho đến khi nôn xong
  • Uống một chút nước lọc sau khi nôn xong
  • Sau khi người bệnh thấy ổn hơn, có thể ăn hoặc uống những đồ loãng dễ tiêu hóa như sữa, súp
  • Ăn 5 – 6 bữa nhỏ hàng ngày thay vì 3 bữa chính
  • Ngồi thẳng lưng và gập người về phía trước sau khi nôn
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc chống nôn

6.3 Biểu hiện khô miệng

  • Ăn những thức ăn dễ nuốt
  • Ăn kèm thức ăn với nước sốt, nước thịt hoặc nước sốt salad
  • Ăn thức ăn hoặc uống nước ngọt/ chua, ví dụ như nước chanh để kích thích tiết nước bọt
  • Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng
  • Không uống bất kì loại đồ uống có cồn nào như bia, rượu, v.v.
  • Sử dụng son dưỡng để giữ ẩm cho môi
  • Súc miệng sau khoảng 1-2 giờ. Không sử dụng loại nước súc miệng có cồn
  • Không sử dụng thuốc lá và tránh khói thuốc thụ động
  • Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ về việc sử dụng nước bọt nhân tạo hoặc các sản phẩm tương tự để phủ, bảo vệ và làm ẩm miệng, cổ họng

6.4 Vết loét ở miệng

  • Ăn các thức ăn mềm, dễ nhai, như sữa, trứng quấy ?
  • Nấu thức ăn mềm và nhừ
  • Cắt thức ăn thành những miếng nhỏ. Sử dụng máy xay để làm nhuyễn thức ăn
  • Ngậm đá bào để làm tê và dịu miệng
  • Ăn thức ăn lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng. Đồ nóng có thể gây đau.
  • Uống nước bằng ống hút để tránh chất lỏng đi qua vết loét
  • Sử dụng thìa để ăn từng miếng nhỏ, dễ nhai
  • Cần tránh:
  • Thực phẩm có múi như cam, chanh
  • Thức ăn cay
  • Cà chua và tương cà
  • Thức ăn mặn
  • Rau sống
  • Thức ăn giòn, có cạnh sắc nhọn
  • Đồ uống có cồn
  • Không sử dụng các sản phẩm thuốc lá
  • Đến khám nha sĩ trước ít nhất 2 tuần trước khi bắt đầu trị liệu miễn dịch, hóa trị hay xạ trị liên quan đến vùng đầu, cổ
  • Kiểm tra miệng các vết loét, mảng trắng và các vùng sưng tấy đỏ mỗi ngày
  • Súc miệng 3 – 4 lần/ ngày. Pha ¼ thìa baking soda, 1/8 thìa muối và 1 tách nước ấm để súc miệng. Không sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn có cồn.
  • Không sử dụng tăm xỉa răng và các vật sắc nhọn

6.5 Thay đổi vị giác

  • Ăn thịt gia cầm, cá, trứng và phô mai thay vì các loại thịt đỏ
  • Ướp gia vị cho thức ăn
  • Ăn kèm với thứ gì đó ngọt, ví dụ như nước sốt việt quất, thạch hay nước sốt táo
  • Thử thức ăn và đồ uống có vị chua
  • Sử dụng giọt chanh không đường, kẹo cao su, hay kẹo bạc hà nếu cảm thấy miệng có vị đắng
  • Sử dụng dụng cụ bằng nhựa và không ăn/ uống trực tiếp từ hộp kim loại nếu nếm thấy có mùi kim loại
  • Ăn các loại thức ăn ưa thích
  • Tìm kiếm các công thức có hàm lượng protein cao cho người ăn chay
  • Nhai kĩ thức ăn
  • Che đậy kĩ đồ ăn, thức uống. Uống nước bằng ống hút. Bật hút mùi khi nấu ăn.
  • Đánh răng và bảo vệ răng miệng.

6.6 Đau họng và khó nuốt

  • Ăn những thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt như sữa lắc, trứng quấy, yến mạch hay các loại ngũ cốc nấu chín
  • Ăn, uống những loại có hàm lượng protein và calo cao
  • Ăn kèm nước thịt, nước sốt, nước dùng
  • Nên tránh các loại thực phẩm hoặc đồ uống có thể làm nóng hoặc trầy cổ họng bệnh nhân như:
  • Đồ ăn và thức uống nóng
  • Đồ ăn cay
  • Đồ ăn và thức uống có hàm lượng axít cao
  • Đồ ăn cứng và rắn, nhọn
  • Đồ uống có cồn
  • Nấu chín đồ ăn cho tới khi mềm và nhừ
  • Cắt thức ăn thành những miếng nhỏ. Có thể sử dụng máy xay để nhuyễn thức ăn hơn
  • Uống nước bằng ống hút
  • Chia thành 5- 6 bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính
  • Ngồi thẳng lưng và cúi người về phía trước khi ăn hoặc uống, sau đó ngồi thẳng ít nhất 30 phút sau khi ăn
  • Không sử dụng thuốc lá
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho ăn bằng ống nếu bệnh nhân không thể ăn đủ lượng thức ăn cần thiết

6.7 Không dung nạp Lactose (loại đường có trong sữa hoặc các chế phẩm từ sữa)

  • Sử dụng các loại sản phẩm không có lactose hoặc ít lactose.
  • Sử dụng các chế phẩm từ sữa có hàm lượng lactose thấp, ví dụ như phô mai chedda và sữa chua
  • Thử các chế phẩm làm từ đậu nành hoặc gạo (Ví dụ như sữa đậu nành, sữa gạo)
  • Chỉ nên tránh các loại chế phẩm bơ sữa mà gây ra vấn đề cho bạn. Ăn một lượng nhỏ các chế phẩm từ sữa như sữa, sữa chua, phô mai
  • Thử các loại đồ uống, thức ăn có bổ sung canxi
  • Ăn các loại rau củ nhiều canxi như bông cải và các loại rau xanh.
  • Uống lactase khi ăn hoặc uống các sản phẩm từ sữa. Lactase phân hủy đường lactose nên dễ tiêu hóa hơn.

6.8 Tăng cân

Trong trường hợp bệnh nhân tăng cân vì liệu pháp hormone, có thể áp dụng chế độ ăn uống sau để duy trì cân nặng:

  • Ăn thật nhiều hoa quả và rau củ
  • Ăn nhiều loại thức ăn giàu chất xơ, ví dụ như bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc và mì ống
  • Chọn các loại thịt nạc, chẳng hạn như thịt bò nạc, thịt lợn đã loại bỏ mỡ và thịt gia cầm, loại bỏ da(chẳng hạn như gà hoặc gà tây)
  • Lựa chọn các sản phẩm sữa ít béo
  • Ăn ít chất béo (chỉ 1 lượng nhỏ bơ, sốt mayonnaise, tráng miệng và đồ ăn chiên rán)
  • Chế biến món ăn bằng các phương pháp ít chất béo như luộc, hấp, nướng
  • Ăn đồ nhạt
  • Chỉ ăn khi cảm thấy đói. Nếu ăn vì bạn cảm thấy căng thẳng, sợ hãi, hoặc trầm cảm thì nên được tư vấn bởi bác sĩ. Nếu ăn vì cảm thấy buồn chán thì bệnh nhân có thể tìm những hoạt động ưa thích khác.
  • Tập thể dục hàng ngày
  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi có kế hoạch giảm cân.

 

Thông tin tham khảo: National Cancer Institute

Liên hệ IIMS Việt Nam để được tư vấn, khám và điều trị bởi các chuyên gia quốc tế tại các cơ sở y tế trực thuộc Tập đoàn IMS – một trong những Tập đoàn y tế hàng đầu Nhật Bản.

Ngoài ra, bạn đọc có thể nhấn nút Quan tâm hoặc chat với Zalo IIMS Việt Nam để cập nhật thêm các thông tin hữu ích bằng cách quét mã code QR sau:

Zalo iims vietnam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *