Khi các tế bào biểu mô vảy trên bề mặt lưỡi phát triển bất thường, vượt tầm kiểm soát sẽ gây ra ung thư lưỡi. Theo báo cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), mỗi năm thế giới ghi nhận gần 270.000 ca mắc mới và 128.000 trường hợp tử vong. Bệnh không có triệu chứng rõ rệt, dễ nhầm lẫn với nhiệt miệng thông thường nên khó để phát hiện sớm. Trong bài viết này, IIMS-VNM – Hỗ trợ khám chữa bệnh Nhật Bản sẽ liệt kê những nguyên nhân ung thư lưỡi thường gặp để bạn đọc có thêm thông tin.
Xem thêm các bài viết khác:
Bệnh nhân ung thư lưỡi nên ăn gì và uống gì?
10 Dấu Hiệu Ung Thư Lưỡi Mà Bạn Đặc Biệt Lưu Ý
Hút thuốc lá
Trong thuốc lá chứa nhiều chất độc hại như nicotin có khả năng gây tổn thương bề mặt niêm mạc của lưỡi. Những vết loét này lâu dần không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư ác tính.
Nhai trầu
Theo nghiên cứu, nhai trầu cũng là yếu tố nguy cơ gây ung thư lưỡi cao hàng đầu hiện nay. Người thường xuyên nhai trầu có khả năng mắc bệnh cao hơn 4-35 lần so với bình thường.
Uống rượu và sử dụng các chất kích thích
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 70-80% ca chẩn đoán mắc ung thư lưỡi có liên quan đến việc sử dụng rượu bia và chất kích thích.
Tiếp xúc với các tia bức xạ
Một trong những nguyên nhân ung thư lưỡi không thể bỏ qua là làm việc và sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm, có tia bức xạ. Theo khảo sát từ những nạn nhân còn sống sót trong thảm họa đánh bom hạt nhân Hiroshima, nguy cơ mắc bệnh ung thư của họ cao hơn nhiều so với người thường. Việc tiếp xúc với các tia xạ trong quá trình xạ trị cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư lưỡi.
Yếu tố di truyền
Ngoài những yếu tố bên ngoài thì nguyên nhân ung thư lưỡi có thể đến từ đột biến gen di truyền. Dù chỉ có khoảng 5% các ca chẩn đoán có liên quan đến di truyền nhưng nếu gia đình có người thân từng mắc ung thư lưỡi thì tỉ lệ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn so với người thường.
Nhiễm virus HPV
HPV (Human Papillomavirus) là virus gây u nhú ở người với khoảng 100 loại khác nhau ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể, trong đó có khoang miệng. Theo các chuyên gia, nhiều trường hợp chẩn đoán ung thư lưỡi đều có liên quan đến một hoặc vài loại virus HPV.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cũng là nguyên nhân ung thư lưỡi hàng đầu khiến nhiều người mắc bệnh. Việc thiếu hụt các nhóm vitamin E, D hoặc chất xơ từ hoa quả có thể dẫn đến ung thư.
– Bỏ hút thuốc lá
Hút thuốc lá không chỉ gây hại trực tiếp đến phổi mà còn tạo điều kiện thuận lợi để ung thư lưỡi phát triển. Việc hít khói thuốc chủ động hay bị động đều khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh nên cần bỏ hút thuốc lá hoặc tránh xa các khu vực nhiều khói thuốc.
– Hạn chế rượu bia hoặc bỏ hoàn toàn
Các chuyên gia chỉ ra rằng nếu uống rượu bia nhiều hơn 1-2 ly/ngày trong thời gian dài có thể làm tăng khả năng mắc ung thư lưỡi và khoang miệng.
– Chế độ ăn lành mạnh
Để phòng ngừa ung thư lưỡi và nhiều loại bệnh nguy hiểm khác, mọi người nên bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ có lợi trong đậu, hoa quả, rau họ cải, các loại rau lá có màu xanh đậm, hạt lanh, tỏi, đậu nành, cà chua, v.v trong khẩu phần ăn. Bên cạnh đó, có rất nhiều chất không tốt cho sức khỏe bị biến đổi khi chế biến ở nhiệt độ cao như các món chiên, nướng. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các món ăn có phương pháp chế biến lành mạnh như luộc, hấp, v.v để hạn chế những biến đổi chất gây hại cho cơ thể.
– Vệ sinh răng miệng thường xuyên
Vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên không chỉ giúp răng miệng khỏe mạnh mà còn nâng cao hệ thống miễn dịch, ngăn chặn sự tấn công và xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn gây ung thư lưỡi.
– Tiêm phòng HPV
HPV là yếu tố nguy cơ gây ung thư lưỡi phổ biến có khả năng lây nhiễm qua đường máu, đường hô hấp và tình dục. Hiện nay, HPV đã có vacxin tiêm phòng giúp bạn phòng tránh bệnh ung thư lưỡi hiệu quả hơn.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ mắc ung thư cao nhất trên thế giới và có đến 70% trường hợp chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Đứng trước con số đáng báo động này, nhiều người đã chủ động hơn trong việc khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư. Mỗi năm, nước ta có khoảng 40.000 trường hợp ra nước ngoài khám điều trị bệnh, trong đó có nhiều bệnh nhân lựa chọn Nhật Bản để chữa trị ung thư lưỡi.
Ngoài các thế mạnh về công nghệ điều trị ung thư tiên tiến, Nhật Bản còn được biết đến với gói khám sức khỏe chuyên sâu Ningen Dock có khả năng phát hiện sớm nhiều loại bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, đột quỵ, v.v. Đây cũng là quốc gia xếp thứ 5 về chỉ số chăm sóc sức khỏe tốt nhất toàn cầu, vượt qua cả Anh, Mỹ, Đức, v.v (Theo báo cáo của tạp chí CEOWORLD 2021).
Tuy nhiên, điều kiện và thủ tục đăng ký khám chữa bệnh trực tiếp tại Nhật Bản khá phức tạp, nhiều bệnh viện lớn tại đây chỉ tiếp nhận người bệnh thông qua các cơ quan điều phối y tế chuyên nghiệp. IIMS-VNM là đại diện chính thức của tập đoàn y tế tổng hợp và phúc lợi IMS Nhật Bản với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch y tế Nhật Bản. Ngoài hơn 130 cơ sở y tế trực thuộc tập đoàn IMS, chúng tôi còn có mạng lưới quan hệ rộng, giúp kết nối người bệnh đến những cơ sở y tế danh tiếng như: Bệnh viện nghiên cứu ung thư Ariake – Hiệp hội nghiên cứu Ung thư (JFCR), Trung tâm y tế ion nặng Đại học Gunma, Bệnh viện Quốc tế St.Luke, Bệnh viện Đại học Keio, Trung tâm Tâm thần và Thần kinh Quốc gia, v.v.
Mong rằng với những chia sẻ về nguyên nhân ung thư lưỡi trên đây đã giúp có thêm thông tin tham khảo hữu ích. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về khám, chữa bệnh tại Nhật Bản, xin vui lòng liên hệ IIMS-VNM để được hỗ trợ tốt nhất.
Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam
Nguồn tham khảo:
https://benhvienk.vn/06-yeu-to-nguy-co-gay-ung-thu-luoi-ma-ban-de-dang-bo-qua-nd54573.html
https://benhvienungbuouhanoi.vn/kien-thuc-ung-thu-1/ung-thu-luoi.html
Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc xác định, chẩn đoán, điều trị y khoa. Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản, bạn đọc xin vui lòng liên hệ IIMS-VNM.