Bệnh ung thư lưỡi dẫn đến hậu quả tất yếu là bệnh nhân mất vị giác và có cảm giác chán ăn. Vậy ung thư lưỡi nên ăn gì và uống gì để cải thiện được khẩu vị cũng như hỗ trợ quá trình điều trị, phục hồi của bệnh nhân? Kính mời quý độc giả cùng tham khảo các món ăn được gợi ý trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu thêm:
Đa số các bệnh nhân đang điều trị ung thư lưỡi đều mất vị giác hoặc cảm thấy khó khăn khi ăn các loại thức ăn thô cứng. Chính vì vậy, ngay trong quá trình điều trị, để cung cấp và bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh, sữa là một lựa chọn luôn được ưu tiên hàng đầu.
Trong sữa có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau giúp nâng cao thể trạng của bệnh nhân khi không thể ăn uống bình thường. Trong sữa có các protein, các acid amin, vitamin và nhiều khoáng chất vô cùng cần thiết cho quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể con người như: chất đạm, chất béo, canxi, sắt, kẽm, đồng, magie, các vitamin A, B, D, E,v.v.
Ngoài ra, cũng có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống sữa trong quá trình điều trị ung thư lưỡi có tác dụng làm giảm quá trình phát triển của tế bào ung thư, hạn chế đáng kể quá trình di căn và lây lan sang các cơ quan khác.
Bệnh nhân đang điều trị ung thư lưỡi thường luôn cảm thấy đau nhức, khó chịu, khô và đắng miệng. Chính vì vậy, nhiều bác sĩ điều trị đều khuyên bệnh nhân nên bổ sung nước ép trái cây hàng ngày để giảm bớt hiện tượng này.
Các loại trái cây có thể sử dụng cho bệnh nhân điều trị ung thư lưỡi cũng khá đa dạng như: bơ, xoài, nước dừa, thanh long, cam, táo,v.v. Các loại trái cây này đều có chứa nhiều vitamin, đặc biệt khi ép lấy nước trái cây thì sẽ cho một loại thức uống thơm ngon, bổ dưỡng.
Nước ép trái cây có thể kích thích vị giác của bệnh nhân, làm giảm hiện tượng chán ăn, đắng miệng, đau lưỡi ở người bệnh và đồng thời cũng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để vượt qua giai đoạn điều trị khó khăn.
Không chỉ đối với bệnh nhân điều trị ung thư lưỡi nói riêng mà cả những người khoẻ mạnh bình thường nói chung đều luôn được khuyên rằng cần phải bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày. Bệnh nhân mắc ung thư lưỡi cũng cần chủ động theo dõi lượng nước mình uống mỗi ngày để cảm nhận được sự thay đổi tích cực của bản thân.
Nước lọc đối với cơ thể bệnh nhân mắc bệnh ung thư lưỡi cũng vô cùng quan trọng. Khi bạn cung cấp đủ nước, cơ thể sẽ không bị khô, từ đó giảm cảm giác đau buốt, khô rát ở miệng. Đồng thời, nhiều chất độc cũng sẽ được thải cùng nước ra ngoài sau quá trình trao đổi chất. Khi bệnh nhân khó ăn uống, để đơn giản hoá việc đó, bệnh nhân có thể sử dụng kèm với nước lọc cũng mang lại tác dụng tốt cho cơ thể.
Bệnh nhân mắc bệnh ung thư lưỡi cũng được khuyên nên ăn cháo trắng để tránh làm tổn thương phần mô mềm tại lưỡi. Cháo trắng rất mềm và thường có vị không quá kích thích nên không gây ra cảm giác đau rát khi bệnh nhân ăn.
Việc ăn cháo trắng cũng giúp cung cấp lượng tinh bột cùng các vitamin cho cơ thể bệnh nhân. Chất đường bột trong cháo trắng cũng có tác dụng hạn chế quá trình suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng do lâu ngày không được ăn uống đầy đủ các chất.
Bác sĩ cũng thường đưa ra lời khuyên với bệnh nhân điều trị bệnh ung thư lưỡi về việc sử dụng cháo trắng. Khi bệnh nhân ăn cháo, cần chú ý đến khẩu vị, chỉ nên ăn cháo ấm và hạn chế các gia vị có thể gây ra kích ứng với lưỡi.
Rau xanh luôn là một trong những nhóm thực phẩm được khuyên dùng cho bệnh nhân điều trị ung thư. Sau khi cảm giác đau buốt đầu lưỡi được giảm bớt, bệnh nhân có thể thêm vào thực đơn hàng ngày của mình các loại rau xanh để cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho cơ thể. Cung cấp rau xanh có nghĩa là bổ sung thêm chất xơ và nhiều vitamin vào trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày của bệnh nhân.
Theo các nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng và ung thế trên toàn thế giới, các loại rau có màu xanh đậm như rau cải, rau chân vịt, cần tây,v.v. có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Do vậy, bệnh nhân có thể lựa chọn các loại rau xanh này để thay đổi đa dạng hóa bữa ăn của mình mà vẫn đảm bảo bổ sung đủ chất xơ và vitamin.
Bánh mì mềm cũng là một trong các thực phẩm bác sĩ khuyên bệnh nhân mắc ung thư lưỡi nên sử dụng.
Bánh mì mềm nên không gây cọ xát với lưỡi, do vậy không làm tổn thương đến các tế bào ở đầu lưỡi. Vì vậy, bánh mì mềm có thể hạn chế tối đa sự tác động bên ngoài làm đau phần lưỡi của bệnh nhân.
Đồng thời, ăn bánh mì cũng giúp bổ sung chất đường bột, các vitamin và khoáng chất có trong bột mì để cung cấp đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể. Những bệnh nhân bị ung thư lưỡi cần được cung cấp đầy đủ các nhóm chất trong nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày.
Ngũ cốc cũng là nguồn tinh bột được bác sĩ khuyên bệnh nhân ung thư lưỡi nên sử dụng. Ngoài thành phần tinh bột chuyển hóa chậm, giúp bệnh nhân no lâu và giảm sự dung nạp đường vào cơ thể thì trong ngũ cốc, đặc biệt là các loại nguyên cám còn có chứa rất nhiều vitamin như vitamin A, D, E, C, v.v. Đồng thời, trong nhiều loại ngũ cốc còn có chứa các khoáng chất, chất vi lượng và các acid amin cần thiết mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được.
Ngũ cốc có thể được làm từ các loại hạt như các loại đậu, yến mạch, hạt điều, hạnh nhân,v.v. Càng đa dạng thành phần thì ngũ cốc càng giàu chất dinh dưỡng và tốt cho quá trình phục hồi sức khoẻ của bệnh nhân.
Đến giai đoạn phục hồi cơ thể, bệnh nhân đã cảm thấy không có cảm giác muốn ăn cháo trắng và uống sữa lỏng nữa thì có thể sử dụng mì, bánh đa để chế biến thành món ăn. Loại thực phẩm này cũng bổ sung tinh bột, giúp cơ thể có sức khoẻ và sức đề kháng tốt, hỗ trợ quá trình hồi phục của bệnh nhân.
Mì, bánh đa thường được chế biến với các loại nước hầm xương và thịt băm nhỏ để tăng dinh dưỡng cũng như độ thơm ngon, kích thích vị giác của người bệnh hơn.
Những gợi ý trên của bài viết đã có thể giải đáp câu hỏi bệnh ung thư lưỡi nên ăn gì của đa phần độc giả. Vậy ngoài những thực phẩm cần bổ sung ra thì bệnh nhân mắc ung thư lưỡi không nên ăn gì?
Trên đây là những thông tin hữu ích về vấn đề “Ung thư lưỡi nên ăn gì?”. Tuy nhiên, khi bị ung thư lưỡi nói riêng hoặc bị bệnh ung thư nói chung, việc chúng ta cần làm sớm là tìm được địa chỉ khám chữa bệnh có chất lượng tốt nhất.
Hiện nay, Nhật Bản được xem là quốc gia có chất lượng dịch vụ y tế nằm trong top đầu của thế giới. Nền y tế của Nhật Bản luôn được đánh giá cao với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, hệ thống bệnh viện, cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn Quốc tế, có thể đáp ứng tốt nhu cầu thăm khám cũng như điều trị của người bệnh. Trong lĩnh vực điều trị ung thư, Nhật Bản nằm trong Top các quốc gia có kết quả điều trị bệnh ung thư hiệu quả nhất. Tỉ lệ sống trên 5 năm sau khi điều trị ung thư tại đây lên tới hơn 60%.
Tập đoàn IMS Nhật Bản là một trong những tập đoàn y tế đứng đầu tại Nhật Bản. Với kinh nghiệm lâu dài hơn 60 năm trong ngành y tế Nhật Bản, Tập đoàn IMS Nhật Bản ngày càng phát triển với hơn 134 cơ sở y tế trải khắp đất nước, bao gồm: bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, phòng khám, viện dưỡng lão, v.v.
Là đại diện duy nhất của Tập đoàn Y tế IMS tại Việt Nam, chúng tôi tự hào là một trong số những đơn vị tiên phong đem đến dịch vụ ý kiến y tế thứ 2, giúp bệnh nhân được tham vấn ý kiến từ những chuyên gia y tế hàng đầu tại Nhật Bản.
Dịch vụ Ý kiến y tế thứ 2 không chỉ giúp hạn chế, giảm thiểu tối đa những rủi ro trong chẩn đoán mà còn giúp cho người bệnh có cái nhìn đa chiều hơn về tình hình sức khỏe của mình. Từ đó, bệnh nhân cảm thấy yên tâm hơn trong việc điều trị.
Đến với IIMS Việt Nam, bạn hoàn toàn có thể được hỗ trợ kết nối với những chuyên gia y tế tại tập đoàn IMS và những bệnh viện hàng đầu trong điều trị ung thư tại Nhật Bản, có thể kể đến như:
Để được tư vấn và hỗ trợ tốt hơn, quý độc giả có thể liên hệ trực tiếp với IIMS Việt Nam qua:
Tài liệu tham khảo: