Ung thư là bệnh lý ác tính nguy hiểm, trở thành mối quan tâm trên toàn cầu. Theo thống kê của Globocan – Dự án của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), tỷ lệ mắc mới và tử vong do ung thư có xu hướng ngày một gia tăng. Vài năm trở lại đây, có nhiều quan điểm cho rằng ăn gạo lứt chữa được bệnh ung thư. Vậy thực hư chuyện này ra sao? Người bệnh ung thư có nên ăn gạo lứt không? Tác dụng của gạo lứt là gì? Hãy để IIMS-VNM giúp bạn trả lời những câu hỏi trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
Để biết được người bệnh ung thư có nên ăn gạo lứt không thì đầu tiên cùng tìm hiểu gạo lứt là gì các bạn nhé. Gạo lứt còn được gọi với các tên khác như gạo rằn hay gạo lật. Đây là một loại ngũ cốc nguyên hạt, chỉ được xay sơ qua để loại bỏ lớp vỏ trấu cứng nhưng vẫn giữ được lớp cám gạo bên ngoài.
Có nhiều loại gạo lứt khác nhau, tùy theo cách phân loại.
Do còn lớp vỏ cám bên ngoài nên nếu chưa quen, khi ăn gạo lứt, bạn có thể sẽ thấy hơi thô và cứng, cảm giác nham nhám ở cổ họng. Tuy nhiên đây lại là phần đem lại nhiều chất dinh dưỡng vượt trội cho sức khỏe hơn so với gạo trắng thông thường.
Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng, một khẩu phần gạo lứt nấu chín (190g) có chứa:
Quý khách hàng có tìm hiểu về đi khám sức khoẻ tổng quát tại nhật vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Gạo lứt là thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao và đem lại nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe của người bệnh.
Gạo lứt có chứa một lượng đáng kể carbohydrate, protein, lipid, vitamin và cả khoáng chất giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Các chất chống oxy hóa có trong gạo lứt giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào bởi gốc tự do, cải thiện tình trạng lão hóa và phòng tránh nhiều bệnh lý. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao trong loại thực phẩm này còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón và trĩ, v.v.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gạo lứt là loại thực phẩm giàu chất xơ. Chúng giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ngoài ra, trong gạo lứt có chứa lignans – hợp chất đã được chứng minh có tác dụng kiểm soát hoạt động của hệ tim mạch, giảm lượng chất béo trong máu, giảm huyết áp, bảo vệ động mạch, v.v.
Các nghiên cứu thống kê cho thấy những người ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm gạo lứt, có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 16 – 21% so với những người không ăn hoặc ít ăn loại thực phẩm này.
Gạo lứt có chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI) là 50 trong khi gạo trắng là 89. Điều này cho thấy, gạo trắng làm tăng lượng đường trong máu nhanh và nhiều hơn so với gạo lứt.
Với ưu điểm chỉ số đường huyết thấp, được tiêu hóa chậm, chứa nhiều xơ và magie, gạo lứt có thể ít gây ra sự thay đổi đường huyết đột ngột, giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường trong máu, từ đó giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2.
Gạo lứt chứa các chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh như flavonoid, axit phytic, polyphenol, v.v ngăn ngừa tổn thương tế bào do gốc tự do, có thể hỗ trợ làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư. Hơn nữa, với những bệnh nhân ung thư sau khi kết thúc điều trị cũng có thể sử dụng gạo lứt để giảm nguy cơ bệnh tái phát.
Với những tác dụng kể trên thì bệnh nhân ung thư và cả những người khỏe mạnh đều nên bổ sung loại thực phẩm này vào trong chế độ ăn của mình. Tuy nhiên, bạn không nên quá thần thánh hóa loại ngũ cốc này. Gạo lứt chỉ giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc một số bệnh tim mạch, tiêu hóa, v.v chứ không hoàn toàn chữa được bệnh ung thư như lời đồn.
Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu khoa học nào trên thế giới chứng minh được gạo lứt có khả năng điều trị ung thư. Theo PGS. TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, những quan niệm chữa bệnh ung thư bằng cơm gạo lứt muối mè, ăn chay, v.v để không cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào ung thư là hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Chế độ ăn này chưa bao giờ được coi như là một phương pháp điều trị ung thư đặc hiệu.
Tất tần tật thông tin về tầm soát ung thư bạn cần biết
Khi đã câu trả lời cho câu hỏi ung thư có nên ăn gạo lứt không rồi, hãy cùng tìm hiểu thêm 3 cách chế biến gạo lứt cho người bị ung thư. Gạo lứt là thực phẩm giàu dinh dưỡng và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau tốt cho người bệnh bị ung thư. IIMS-VNM sẽ mách cho bạn cách làm một số món ăn rất đơn giản từ loại thực phẩm này.
Cách nấu cơm gạo lứt cũng tương tự như với nấu cơm gạo trắng, tuy nhiên cần có thời gian dài hơn.
Bước 1: Gạo lứt đem vo sơ, sau đó ngâm với nước ấm trong 45 phút để gạo được mềm hơn.
Bước 2: Cho gạo và nước vào nồi cơm điện, đậy vung, cắm điện và bật chế độ nấu.
Bước 3: Khi cơm chín, nồi sẽ chuyển sang chế độ ủ ấm. Bạn cần ủ cơm trong nồi thêm 10 – 15 phút cho cơm mềm, nở đều và dẻo hơn là có thể sử dụng rồi.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:
– 100g gạo lứt
– 50g hạt sen khô
– 400g nấm bào ngư hoặc nấm mối
– Tỏi băm nhuyễn
– Gia vị: Muối, đường, dầu mè, v.v.
Cách thực hiện:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gạo lứt vo sạch, ngâm qua đêm để gạo mềm hơn.
Nấm rửa sạch, ngâm với nước muối 10 – 15 phút, sau đó rửa sạch lại với nước và vắt kỹ. Bạn xào qua nấm với một chút hạt nêm cho chín rồi để riêng.
Hạt sen khô cũng cần ngâm qua đêm như gạo lứt, sau đó rửa sạch, luộc lên rồi vớt ra và để ráo. Nước luộc hạt sen bạn có thể giữ lại để nấu cháo.
Bước 2: Nấu cháo
Bắp chảo lên bếp cho nóng, thêm 2 thìa dầu mè, phi thơm tỏi rồi cho nấm và hạt sen vào xào chung, nêm gia vị cho vừa ăn.
Nước luộc hạt sen đun lại cho nóng rồi cho hỗn hợp vừa xào ở trên cùng gạo lứt đã ngâm vào nấu trong khoảng 45 phút, tới khi gạo nở, chín mềm thì nêm nếm lại cho hợp khẩu vị rồi tắt bếp.
Cháo gạo lứt sẽ ngon hơn khi ăn nóng.
Để làm được nước gạo lứt rang bạn cần chuẩn bị gạo lứt, nước lọc, muối.
Bước 1: Loại bỏ những hạt gạo xấu, để khô ráo. Bạn nhớ không nên rửa gạo trước khi rang, không sử dụng gạo lứt đã bị ẩm mốc, mối mọt để tránh bị ngộ độc nhé.
Bước 2: Cho chảo lên bếp. Khi chảo nóng bạn cho gạo lứt vào rang với lửa nhỏ, đảo liên tục, đều tay để gạo không bị cháy. Rang cho tới khi gạo lứt chuyển sang màu đậm hơn, có mùi thơm, vài hạt nở ra là được.
Bước 3: Cho gạo đã rang vào nồi, thêm nước và muối, đun sôi. Tùy theo nhu cầu và khẩu vị mà bạn có thể điều chỉnh lượng gạo, nước cũng như là muối thêm vào. Khi sôi, bạn hạ nhỏ lửa, đun tới khi gạo chín mềm là được.
Bước 4: Để nguội, rồi rây lọc lấy xác gạo. Bạn có thể uống nước gạo lứt rang khi còn ấm hoặc để trong tủ lạnh dùng trong ngày.
Mặc dù gạo lứt là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, khi sử dụng gạo lứt người bệnh cần lưu ý:
Trên thị trường, gạo lứt thường có giá bán cao hơn so với các loại gạo trắng. Để tăng lợi nhuận, nhiều cơ sở kinh doanh có thể trộn những loại gạo kém chất lượng hoặc sử dụng chất bảo quản, hóa chất chống mốc, v.v. Khi sử dụng gạo này có thể dẫn tới những tác động xấu tới sức khỏe như ngộ độc thực phẩm, v.v.
Bạn nên chọn mua gạo lứt ở những cơ sở kinh doanh uy tín để đảm bảo gạo có chất lượng. Hãy chọn gạo lứt có mùi thơm nhẹ, hạt thuôn dài, màu nâu vàng hoặc đỏ nâu, cầm lên có cảm giác trơn nhẵn do có một lớp dầu bên ngoài.
Việc ăn quá nhiều gạo lứt trong thời gian dài không hề tốt. Bạn chỉ nên sử dụng với một lượng phù hợp tùy theo độ tuổi cũng như nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhấn mạnh: “Ngay cả với người khỏe mạnh bình thường, chứ chưa nói tới bệnh nhân ung thư, lạm dụng gạo lứt hàng ngày mà không bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác, lâu ngày có thể gây nguy hại, làm cho cơ thể suy nhược trầm trọng vì thiếu những chất mà trong gạo lứt không có”. Trên thực tế, nhiều trường hợp, người bệnh đã bỏ phác đồ điều trị theo khoa học hiện đại để “chữa bệnh” bằng ăn thực dưỡng gạo lứt muối mè và gặp nhiều hệ lụy, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Gạo lứt cũng chỉ có thể cung cấp một phần chất dinh dưỡng, người bệnh cần ăn bổ sung với các nhóm thực phẩm khác như thức ăn giàu protein, lipid, rau củ quả để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cho cơ thể, PGS. TS Nguyễn Thị Lâm khẳng định.
Theo nghiên cứu, lượng gạo lứt nên sử dụng mỗi lần là khoảng 150g và dùng 2 – 3 lần/ tuần. Khi ăn, nên nhai thật kỹ nếu không có thể gây đầy bụng, khó tiêu, hại cho dạ dày.
[Giải đáp] Ung thư có uống sữa được không?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân ung thư. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh giúp cung cấp năng lượng, phục hồi sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch, chiến đấu với bệnh tật.
Bệnh nhân ung thư nên bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm đạm (protein), tinh bột (đường), chất béo (lipid), vitamin, khoáng chất và nước. Chế độ ăn nhiều cá, rau xanh, và hoa quả, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước kết hợp với vận động, luyện tập thể thao, v.v sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Bệnh nhân nên ăn uống theo đúng khẩu vị, đa dạng các món ăn, chia nhỏ thành nhiều bữa để dễ hấp thu dưỡng chất. Ngoài ra, người bệnh nên giữ đầu óc thoải mái, lạc quan, tránh suy nghĩ nhiều sẽ giúp cho việc điều trị đạt kết quả tốt hơn.
Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đọc đã trả lời được câu hỏi “Người bệnh ung thư có nên ăn gạo lứt không?” Câu trả lời là Có nhưng không nên quá lạm dụng hay thần thánh hóa tác dụng của loại thực phẩm này. Hãy xây dựng một chế độ ăn cân bằng và đầy đủ dưỡng chất để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Nếu như bạn có những thắc mắc, băn khoăn liên quan tới tình trạng sức khoẻ của bản thân, hay muốn tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả tại Nhật Bản, có thể tham khảo dịch vụ Ý kiến y tế thứ 2 của IIMS-VNM. Liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau để được hỗ trợ tốt nhất:
Các tìm kiếm liên quan khác: ăn gạo lứt muối mè chữa ung thư, ăn cơm gạo lứt trị bệnh gì, gạo lứt đen có tác dụng gì, ăn gạo lứt có tốt không, ăn gạo lứt có tác dụng gì, ăn cơm gạo lứt có tác dụng gì, ăn cơm gạo lứt hàng ngày có tốt không, gạo lứt đỏ có tác dụng gì, ăn gạo lứt sấy có tốt không, bột gạo lứt hạt sen có tác dụng gì, …