[Giải đáp ngay] Ung thư có uống sữa được không?

Tin mới 29/08/2021 22:54:04. Views: 4,201.

Ung thư là một trong những căn bệnh đang dần trở nên phổ biến trên thế giới. Bệnh nhân ung thư là đối tượng có sức khỏe dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và vấn đề dinh dưỡng là một trong số đó. Câu hỏi được khá nhiều người bệnh cũng như người thân bệnh nhân quan tâm là “Người bệnh ung thư có uống sữa được không?” Nếu uống thì uống như thế nào là an toàn và hợp lý? v.v. Để có thể trả lời những câu hỏi này, mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết sau đây.

Xem thêm:

 

Bệnh nhân ung thư có uống sữa được không

Bệnh nhân ung thư có uống sữa được không?

1. Bệnh nhân ung thư có uống sữa được không?

Nguy cơ một người có bị mắc bệnh ung thư hay không được xem là có liên quan đến chế độ ăn uống của họ. Sữa và các sản phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua, kem và bơ, v.v, hiện nay, được tiêu thụ rất nhiều. Do đó, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa việc tiêu thụ sữa và các loại bệnh ung thư. Một số nghiên cứu cho rằng, sữa có thể cung cấp và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư, tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho rằng sữa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Hầu hết tất cả các nghiên cứu đều quan sát dựa trên số liệu thống kê số người mắc bệnh cùng lượng tiêu thụ một loại thực phẩm nào đó của người bệnh. Từ đó, nghiên cứu chỉ ra rằng khi một người tiêu thụ thực phẩm đó thì có nhiều hay ít nguy cơ mắc bệnh.

Các nghiên cứu về bệnh ung thư và sữa cũng vậy. Hiện nay hầu hết các nghiên cứu trên người về mối quan hệ giữa sữa và các thực phẩm làm từ sữa với bệnh ung thư chỉ mang tính chất quan sát. Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng các sản phẩm từ sữa gây ra bệnh mà chúng chỉ có thể kết luận rằng sữa có mối quan hệ với bệnh ung thư. Do đó với những thắc mắc như: “ung thư có uống sữa được không”, “ung thư có nên uống sữa”, “bệnh nhân ung thư có uống sữa được không” thì người bệnh hoàn toàn có thể uống sữa với liều lượng hợp lý.

1.1. Sữa và ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng hay còn có tên gọi khác là ung thư ruột kết hoặc ung thư trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất hiện nay trên thế giới.

Mặc dù vẫn có nhiều ý kiến trái chiều nhưng dựa trên đánh giá dịch tễ học, báo cáo của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ kết luận rằng, có mối liên hệ mật thiết giữa việc uống sữa và giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Với sữa dành cho người ung thư đại tràng thì nên chọn loại sữa có các thành phần có thể bảo vệ và chống lại ung thư đại trực tràng như: Canxi, vitamin D, vi khuẩn acid lactic, v.v được tìm thấy trong các sản phẩm lên men như sữa chua.

Sữa và ung thư đại trực tràng

Sữa có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng

1.2. Sữa và ung thư tuyến tiền liệt

Ở châu Âu và Bắc Mỹ, ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến ở nam giới. Hầu hết các nghiên cứu lớn đều chỉ ra rằng tiêu thụ nhiều sữa có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Một nghiên cứu của Iceland đã cho thấy, các trẻ em nam tiêu thụ càng nhiều sữa thì khi về già nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt càng cao vì sữa là một trong những chất lỏng phức tạp chứa nhiều hoạt chất sinh học. Một số trong đó có thể bảo vệ cơ thể khỏi ung thư nhưng những loại khác lại đem lại các tác dụng không mong muốn như:

  • Canxi: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng canxi từ sữa và các chất bổ sung có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, trong khi một số khác lại không.
  • Yếu tố làm tăng trưởng giống insulin 1 (IGF – 1): IGF – 1 có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
  • Hormone estrogen: Một số nhà nghiên cứu đã lo ngại rằng các hormone sinh sản có trong sữa của bò cái đang mang thai có thể kích thích sự phát triển của bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Sữa và ung thư tuyến tiền liệt

Sữa và ung thư tuyến tiền liệt

1.3. Sữa và ung thư vú

Ung thư vú là dạng ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Một nghiên cứu tại Thụy Điển năm 1997 với 33.780 phụ nữ cho thấy rằng, sử dụng 300mL sữa bò mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 3 lần so với những người không sử dụng.

Một nghiên cứu khác tại Mỹ của Trường Y tế Công cộng Đại học Loma Linda trên 52.795 phụ nữ trong khoảng thời gian gần 8 năm đã cho thấy, những phụ nữ sử dụng khoảng 300mL sữa mỗi ngày có khả năng mắc ung thư vú cao gấp 2 lần so với những người uống ít sữa hơn.

1.4. Sữa và ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một trong những loại bệnh ung thư phổ biến thứ 4 trên thế giới. Nhiều nghiên cứu lớn vẫn chưa tìm thấy được mối liên hệ rõ ràng giữa việc tiêu thụ sữa và bệnh ung thư dạ dày.

Các thành phần có trong sữa được xem là khả năng bảo vệ như CLA và một số vi khuẩn probiotic trong các sản phẩm làm từ sữa lên men. Tuy nhiên, trong số các hoạt chất có trong sữa, yếu tố tăng trưởng giống insulin 1 (IGF – 1) lại có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

Sữa và ung thư dạ dày

Sữa và ung thư dạ dày

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi đã tìm hiểu được về mối quan hệ giữa các thực phẩm làm từ sữa hay sữa và một số bệnh ung thư phổ biến. Bài viết này chủ yếu nói về các vấn đề liên quan đến những người mắc bệnh ung thư có thể sử dụng được sữa như ung thư trực tràng, ung thư ruột, v.v. Mời các bạn tham khảo tiếp bài viết sau cùng chúng tôi để tìm hiểu thêm về các vấn đề như “Bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không. Sữa có tác dụng gì đối với người ung thư? Cách uống sữa đúng cho người ung thư? v.v”

2. Sữa có tác dụng gì đối với người bị ung thư?

Sữa và các thực phẩm làm từ sữa là nguồn cung cấp canxi và protein, vitamin A, vitamin B12, magie, photpho, kali, riboflavin và kẽm dồi dào cho cơ thể. Các sản phẩm từ sữa được cho là nên sử dụng như một phần của chế độ ăn lành mạnh và cân bằng.

Với hàm lượng dinh dưỡng mà loại thực phẩm này mang đến nhiều tác dụng khác nhau đối với khỏe người bình thường nói chung cũng như những người mắc bệnh ung thư nói riêng như:

  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Nhờ có hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, nên sữa có tác dụng cải thiện tâm trạng và cảm xúc một cách tích cực hơn.
  • Giảm đau nhức cơ bắp: Sữa rất tốt trong việc cải thiện sự phát triển của cơ bắp nhờ thành phần protein. Bên cạnh đó, nó cũng được xem là có khả năng giúp người bệnh giảm cảm giác đau nhức cơ bắp và bổ sung thêm chất lỏng cho cơ thể.
  • Giúp xương và răng chắc khỏe hơn: Theo các chuyên gia, sữa là nguồn cung cấp canxi tốt cho cơ thể, giúp xương chắc khỏe hơn và hạn chế các vấn đề về răng miệng có thể gặp phải khi trải qua quá trình điều trị ung thư.
  • Cung cấp năng lượng cho người bệnh: Sữa là loại thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và giúp chuyển hóa thành năng lượng. Vì vậy, bổ sung sữa một cách phù hợp giúp người bệnh cung cấp được đầy đủ dinh dưỡng và mức năng lượng cần thiết cho cơ thể.
  • Làm chậm sự phát triển ung thư thư ruột: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng sữa thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư ruột và hạn chế sự tiến triển của bệnh.
Tác dụng của sữa đối với người bị ung thư

Sữa là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng

Người bị ung thư có ăn được trứng vịt lộn không?

3. Cách uống sữa đúng cho người bị ung thư

Sau khi đã có câu trả lời cho câu hỏi ung thư có uống sữa được không thì hãy cùng tìm hiểu cách uống sữa đúng nhé. Cho đến nay vẫn chưa có khuyến nghị cụ thể về việc tiêu thụ sữa cũng như lượng sữa nên sử dụng mỗi ngày dành cho bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, các hướng dẫn chế độ ăn hiện nay đều khuyến nghị rằng nên sử dụng 2 – 3 cốc mỗi ngày.

Không nên sử dụng quá nhiều và nên cân nhắc sử dụng tùy theo thể trạng của từng người, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để có thể đưa ra được lượng sử dụng phù hợp.

Bên cạnh đó, việc uống sữa đúng thời điểm cũng giúp cho người bệnh duy trì được sự chuyển hóa bên trong cơ thể được tốt hơn, an toàn hơn cho sức khỏe. Vì vậy, việc lựa chọn thời điểm uống sữa thích hợp cũng là vấn đề mà người bệnh nên quan tâm và tìm hiểu kỹ càng.

  • Người bệnh không nên uống sữa lúc đói vì sữa có chứa hàm lượng protein lớn, do đó, khi đang đói, protein không được phân giải thành acid amin. Thành phần acid amin này trong tiểu tràng không kịp hấp thụ và đẩy vào đại tràng tạo thành hợp chất độc hại.
  • Không nên uống sữa ngay sau bữa ăn mà nên uống sau bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng để dạ dày có thể hấp thụ được protein và tiêu hóa thức ăn một cách tốt nhất.
  • Nên uống sữa ấm vào buổi tối tốt nhất là trước khi đi ngủ 30 phút, nó sẽ giúp người bệnh có giấc ngủ tốt hơn.
  • Người bệnh không nên uống sữa cùng các loại trái cây như cam, chanh, v.v vì chúng có chứa acid nên sẽ làm kết tủa protein có trong sữa và gây nên tình trạng khó tiêu.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì thời điểm uống sữa sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể cũng như mục đích sử dụng của người bệnh.

  • Với những bệnh nhân sử dụng sữa để giảm cân, tăng cường sức khỏe thì theo một nghiên cứu nên sử dụng sữa khoảng 5 ngày/ tuần sau khi tập luyện.
  • Với những bệnh nhân sử dụng để cải thiện chức năng tiêu hóa: Với những bệnh nhân này thì nên sử dụng thời điểm vào sau bữa sáng hoặc sau bữa trưa.

Ngoài ra, hóa trị, xạ trị hay các biện pháp điều trị ung thư khác đều đốt cháy nhiều calo, tiêu diệt các tế bào dẫn đến chất lượng protein trong cơ thể bị giảm đi đáng kể. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh nhân ung thư có thể sử dụng thêm các loại sữa, phô mai, v.v để bổ sung thêm protein.

Vậy đọc đến đây bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: “ung thư có uống sữa được không”, “ung thư có nên uống sữa”, “bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không”, “bệnh nhân ung thư có uống sữa được không?”

Cách uống sữa đúng cho người bị ung thư

Bạn có thể sử dụng 2 – 3 cốc sữa mỗi ngày

4. Người bị ung thư nên uống loại sữa nào?

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể sử dụng các loại thực phẩm làm từ sữa như: Sữa chua ăn, sữa chua dạng uống, sữa tươi tiệt trùng, phô – mai (cream cheese), đồ uống có pha thêm sữa (không phải đồ có chất kích thích như cafe, cacao, v.v) hay sữa có các vị khác đi kèm như dâu, vải, v.v, sữa gạo, sữa hạt, v.v.

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không nên sử dụng các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng, các sản phẩm chế phẩm từ sữa có thành phần thực vật kèm gia vị chưa được làm chín hẳn (tái).

5. Người bệnh nào không nên uống sữa?

Không phải người bệnh nào mắc ung thư nào cũng có thể sử dụng sữa. Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều loại sữa và các chế phẩm làm từ sữa khác nhau. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để có thông tin chính xác cũng như lựa chọn được loại sữa phù hợp.

Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân không uống được sữa do bị ứng hoặc không dung nạp được sữa cần hết sức lưu ý. Mặc dù tình trạng bệnh của mình có thể sử dụng sữa cũng như các thực phẩm làm từ sữa nhưng cơ thể không dung nạp được thì cũng không nên sử dụng vì có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bên cạnh đó, những bệnh nhân ung thư mắc kèm với bệnh tiểu đường hoặc những người có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu kém thì nên hạn chế sử dụng các loại sữa ngọt.

Người bệnh nào không nên uống sữa

Bệnh nhân nên hạn chế các loại sữa ngọt nếu bị tiểu đường kèm theo

6. Bổ sung thêm dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Phần lớn người bệnh ung thư đều có cảm giác chán ăn, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, v.v nhưng dù vậy, người bệnh cũng nên có cho mình một chế độ ăn hợp lý với đầy đủ dưỡng chất.

Ngoài sữa và các sản phẩm làm từ sữa thì người bệnh cũng cần phải bổ sung thêm các loại thực phẩm khác để đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết. Người bệnh ung thư nên ăn các loại thực phẩm như:

  • Các loại thịt trắng như thịt gia cầm, các loại thịt nạc như thị lợn nạc, thịt bò nhưng với hàm lượng nhỏ và các loại hải sản.
  • Tinh bột gồm các loại ngũ cốc như gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch, khoai tây, khoai lang,…
  • Các chất béo nhưng với hàm lượng vừa phải, hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng.
  • Sử dụng các loại rau củ tươi sạch, đảm bảo chất lượng.
  • Nên ăn những đồ ăn thanh đạm, nhẹ nhàng, hạn chế sử dụng muối.

[Giải đáp] Người bị ung thư có nên uống nước cam không?

Ngoài ra, người bệnh ung thư cũng nên hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, các loại thực phẩm có nhiều chất phụ gia, chất bảo quản hay thực phẩm chứa nhiều chất béo. Hạn chế các loại thịt đỏ, các loại gia vị hay nước sốt trong món ăn.

Trên đây là những thông tin về mối quan hệ giữa sữa hay các thực phẩm từ sữa và bệnh ung thư. Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi ung thư có uống sữa được không? và có thêm những thông tin hữu ích cho bản thân cũng như những người xung quanh mình.

Nếu bạn có những thắc mắc, băn khoăn về tình trạng bệnh hiện tại, muốn được tham vấn trực tiếp bởi các chuyên gia y tế quốc tế hàng đầu tại Nhật Bản thông qua dịch vụ Ý kiến y tế thứ 2, bạn có thể liên hệ với IIMS Việt Nam qua một trong các hình thức sau:

Tài liệu tham khảo:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *