Người bị ung thư có uống nước cam được không?

Tin mới 05/09/2021 22:50:57. Views: 4,499.

Nước ép cam được xem là thức uống yêu thích của rất nhiều người bởi hương vị cũng như những dinh dưỡng mà chúng mang lại cho sức khỏe. Tuy nhiên, với bệnh nhân ung thư khi mà chế độ ăn yêu cầu sự khắt khe hơn thì thức uống này có thực sự tốt? Bệnh nhân bị ung thư có nên uống nước cam không? Đây cũng là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi mắc ung thư. Hãy cùng IIMS Việt Nam đi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé.

[Giải đáp] Ung thư có uống sữa được không?

Người bị ung thư có nên uống nước cam không

Người bị ung thư có nên uống nước cam không? Cùng IIMS tìm hiểu nhé!

1. Giải đáp: Bị ung thư có nên uống nước cam không?

Hiện nay, có rất nhiều ý kiến xoay quanh việc bệnh nhân ung thư có dùng nước cam được không. Theo GS.TS. Lê Thị Hương – Viện trưởng Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng; Phụ trách Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng (Bệnh viện K); Trưởng bộ môn Dinh dưỡng An toàn thực phẩm (Trường Đại học Y Hà Nội) việc bổ sung vitamin C có trong cam sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, kích thích tiết nước bọt để tránh cảm giác khô miệng do điều trị hóa xạ trị sau ung thư.

Tuy nhiên, lượng đường trong cam là lý do để nhiều người băn khoăn khi sử dụng loại trái cây này. Một nghiên cứu từ đại học Sorbonne Paris Cite của Pháp gần đây cho thấy việc tiêu thụ nước ngọt có đường, trong đó có cả nước ép trái cây nguyên chất, có ảnh hưởng đáng kể đến bệnh ung thư nói chung. Theo kết quả của nghiên cứu này, cứ 100ml đồ uống có đường được tiêu thụ có liên quan đến 18% nguy cơ chẩn đoán ung thư. Đồ uống có đường ở đây được hiểu là thức uống trong đó có chứa hơn 5% đường, bao gồm nước ép hoa quả không thêm đường.

Thể trạng của mỗi bệnh nhân ung thư là khác nhau nên sự hấp thu các chất dinh dưỡng vào cơ thể hay tiêu thụ năng lượng cũng khác nhau. Do vậy, bệnh nhân ung thư nên gặp bác sĩ trực tiếp điều trị hay bác sĩ dinh dưỡng để xây dựng cho mình một chế độ ăn phù hợp với bản thân.

 

Có nhiều ý kiến trái chiều về việc sử dụng nước cam cho bệnh nhân ung thư

Có nhiều ý kiến trái chiều về việc sử dụng nước cam cho bệnh nhân ung thư

Xem thêm các thông tin về có điều trị được ung thư không tại nhật để có thêm nhiều thông tin về phương pháp và cách điều trị từ những bệnh viện tuyến đầu Nhật Bản.

2. Lợi ích khi uống nước cam

Khi đã có câu trả lời cho câu hỏi người bị ung thư có nên uống nước cam không? thì hãy cùng tìm hiểu thêm những lợi ích của việc uống nước cam mang lại nhé. Cam là trái cây bổ dưỡng có nhiều công dụng đối với sức khỏe, cụ thể như:

2.1. Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Phần lớn các bệnh nhân ung thư sau khi trải qua đợt điều trị hóa trị, xạ trị hay phẫu thuật sẽ không còn cảm giác thèm ăn hay tha thiết với bất kỳ món ăn nào thậm chí trở nên khắt khe hơn trong vấn đề ăn uống.

Do vậy, đây cũng chính là nguyên nhân khiến người bệnh thêm mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Lúc này, nước ép từ trái cây như cam, bưởi, táo, v.v phù hợp với khẩu vị sẽ là sự lựa chọn tốt giúp cung cấp năng lượng, kích thích vị giác của người bệnh.

Trong ly nước ép cam có chứa rất nhiều vitamin B, C và khoáng chất giúp bệnh nhân tạm thời giảm cảm giác mệt mỏi, tăng cường sức lực để “chiến đấu” với ung thư.

2.2. Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể

Đứng đầu trong danh sách thực phẩm chứa nhiều vitamin C không thể không kể đến quả cam. Do đó, nước ép cam có khả năng kích thích và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể hiệu quả. Hơn nữa, các polyphenol trong cam là tiền chất giúp ngăn cản và chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh từ môi trường bên ngoài.

Nhờ công dụng này mà bệnh nhân ung thư tăng cường khả năng chịu đựng, bền bỉ trong suốt quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, sử dụng nước ép cam còn giúp bệnh nhân giảm bớt tình trạng viêm có thể gặp nếu bệnh nhân có sức khỏe yếu.

Nước cam giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Nước cam giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

2.3. Giảm sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư

Trong nước cam có chứa hàm lượng lớn vitamin C, là chất chống oxy hóa mạnh ức chế hoạt động của các gốc tự do – Một trong những yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư do làm tăng sự phát triển của tế bào ung thư. Do vậy, để phòng và điều trị bệnh ung thư chúng ta cần có các biện pháp để kìm hãm sự phát triển và hoạt động của các gốc tự do này. Và việc sử dụng nước ép cam là một cách có tác dụng như vậy.

Ngoài ra, limonene có trong nước cam cũng có đặc tính làm giảm sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư. Hoạt chất này hoạt động nhờ khả năng phát hiện và phá hủy tế bào ung thư nên ngăn chặn sự tấn công của tế bào ung thư hiệu quả.

2.4. Tăng cường sự hấp thu sắt từ thực phẩm

Khi cơ thể thiếu vitamin C sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt từ thực phẩm. Trong khi đó, cam là trái cây giàu vitamin C nên việc bổ sung nước ép cam sẽ giúp tăng sự hấp thu sắt cũng như ngăn ngừa tình trạng thiếu máu bởi sắt là thành phần quan trọng của phân tử máu.

Bên cạnh đó, cam còn chứa một lượng lớn axit folic giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả, tác dụng phụ sau khi quá trình điều trị hóa trị.

2.5. Cải thiện tâm trạng của bệnh nhân

Nếu bạn đang gặp những chuyện buồn phiền, lo lắng thậm chí stress thì hãy thử nhâm nhi 1 ly nước ép trái cây, trong đó có nước ép cam. Khi đó, tâm trạng của bạn sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn nhiều. Bởi, trong nước ép cam chứa nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng điều hòa và kiểm soát cảm xúc cho người dùng đặc biệt là bệnh nhân ung thư, tâm trạng của họ thường ở trạng thái tiêu cực.

Nước cam có thể giúp cải thiện tâm trạng của bệnh nhân ung thư

Nước cam có thể giúp cải thiện tâm trạng của bệnh nhân ung thư

2.6. Giảm tình trạng táo bón

Một tác dụng mà nhiều người sử dụng nước ép cam áp dụng chính là khả năng giảm tình trạng táo bón hiệu quả. Do có chứa hàm lượng chất xơ lớn nên việc dùng nước cam sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, cam còn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng ợ hơi, chướng bụng rất tốt.

2.7. Giảm sưng, tiêu viêm

Các nghiên cứu về dinh dưỡng đã chỉ ra rằng hàm lượng vitamin C trong cam làm giảm các triệu chứng viêm khớp hiệu quả. Bên cạnh đó, hàm lượng beta – cryptoxanthin và phytonutrients zeaxanthin trong cam có khả năng chống oxy hóa, giảm viêm và ngăn ngừa tình trạng viêm đa khớp một cách hiệu quả nhất.

2.8. Phòng ngừa cảm lạnh

Nếu bệnh nhân đang bị cảm lạnh thì một cốc nước cam là sự lựa chọn tuyệt vời. Hàm lượng vitamin C trong nước cam sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch và hỗ trợ cải thiện tình trạng cảm cúm. Hơn nữa, cam mọng nước, ngọt thanh cũng khiến bệnh nhân tỉnh táo và hồi phục nhanh hơn.

2.9. Làm giảm mức cholesterol xấu

Hoạt chất pectin có trong nước cam sẽ liên kết với cholesterol trong ruột nên ngăn cản sự hấp thu cholesterol vào cơ thể. Hơn nữa, trong nước ép cam có chứa flavanone tên là hesperidin có tác dụng hỗ trợ giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể.

2.10. Hỗ trợ hạ huyết áp

Hạ huyết áp là một trong những công dụng thường gặp khi nhắc đến nước ép cam. Do có chứa kali nên cam có khả năng làm giảm căng thẳng trong mạch máu, hạn chế tác dụng của natri đồng thời hạ huyết áp một cách tự nhiên.

Bên cạnh đó, kali có trong cam giúp bảo vệ tim mạch, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và cơn đột quỵ có thể xảy ra với bệnh nhân.

2.11. Thúc đẩy hoạt động của não bộ

Cam chứa acid folic giúp tăng cường hoạt động và sự phát triển của chất trung gian hóa học dẫn truyền thần kinh của não. Khi khả năng dẫn truyền thần kinh thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, lo âu hay các dạng rối loạn thần kinh khác.

Hơn nữa, nước ép cam cũng chứa thành phần Polyphenol – hoạt chất giúp tăng cường trí nhớ, tăng khả năng tập trung và giúp bệnh nhân có phản xạ tốt hơn.

Nước cam giúp thúc đẩy hoạt động của não bộ

Nước cam giúp thúc đẩy hoạt động của não bộ

[Giải đáp] Ung thư có ăn được trứng vịt lộn không?

3. Tần suất và liều lượng uống nước cam hợp lý

Nước cam tuy đem lại rất nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng nếu lạm dụng thức uống này thì lại không phải là thói quen tốt. Nếu uống nước cam nhiều quá và liên tục trong nhiều ngày có thể ảnh hưởng không tốt đến men răng hay thậm chí khiến bạn gặp các vấn đề về răng miệng như ê buốt, khó chịu, v.v.

Ngoài ra, nếu là người thích ăn đồ ngọt dù là trong cam là đường tự nhiên nhưng vẫn có nguy cơ mắc tiểu đường nếu sử dụng thường xuyên. Bên cạnh đó, nếu là cam chua có thể gây viêm loét dạ dày và mắc các bệnh về xương khớp.

Do đó, việc sử dụng cam hàng ngày và thường xuyên không được khuyến cáo. Bệnh nhân cần có sự hiểu biết đúng và khoa học về loại trái cây này để phát huy tác dụng của chúng một cách tốt nhất. Cụ thể là

  • Mỗi ngày bạn không nên tiêu thụ quá 200 ml nước cam vì trong 200 ml nước cam này đã chứa 60mg vitamin C đáp ứng nhu cầu vitamin C hàng ngày của một người trưởng thành.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú là 2 đối tượng cần sử dụng lượng vitamin C nhiều hơn. Bình thường, phụ nữ mang thai cần 80mg/ngày và ở giai đoạn cho con bú là 120mg/ngày.
  • Ở trẻ nhỏ, việc ăn cam chỉ nên ở mức độ vừa phải.
  • Người mắc bệnh viêm loét dạ dày hay có tiền sử mắc bệnh về đường tiêu hóa không nên dùng nước cam thường xuyên. Khi dùng, người bệnh nên uống từ từ hay pha thêm nước lọc để giảm bớt độ acid có trong nước cam.
Cần có liều lượng hợp lý khi dùng nước cam

Cần có liều lượng hợp lý khi dùng nước cam

Dưới đây là những thông tin chi tiết về khám chữa bệnh Nhật Bản giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn để khám chữa bệnh

4. Lưu ý cho người bị ung thư khi uống nước cam

Tuy đem đến nhiều công dụng tốt cho người sử dụng nhưng nếu bệnh nhân sử dụng không đúng cách có thể gây phản tác dụng. Do đó, bạn cần tìm hiểu về một số lưu ý khi dùng nước cam cho bệnh nhân ung thư để sử dụng một cách hiệu quả nhất.

4.1. Sau khi ăn hải sản, không nên uống nước cam ngay

Thông thường, đa phần hải sản đều chứa một lượng lớn asen pentavenlent độc hại. Nếu chất này được tiêu thụ một cách đơn độc vào cơ thể thì hoàn toàn không gây hại. Tuy nhiên, nếu sử dụng đồng thời với một lượng lớn vitamin C có trong cam sẽ gây không tốt đến sức khỏe.

Khi vào trong cơ thể, hợp chất asen pentavenlent sẽ bị chuyển hóa thành asen trioxide (thạch tín) khiến bệnh nhân bị ngộ độc cấp tính. Trong một số trường hợp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Không nên uống nước cam sau khi ăn hải sản

Không nên uống nước cam sau khi ăn hải sản

4.2. Không uống nước cam ngay sau khi ăn no

Đây cũng là một việc làm không tốt đối với hệ tiêu hóa. Ngay khi vừa ăn no, dạ dày đã hoạt động hết công suất giúp tiêu hóa thức ăn. Khi đó, dùng nước cam ngay lập tức sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày, khiến bệnh nhân cảm thấy tức bụng và khó chịu.

4.3. Không nên uống nước cam trước khi đi ngủ

Uống nước cam có đặc tính lợi tiểu, do đó bạn không nên dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, nước cam cũng chứa ít chất xơ và nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và khiến bạn gặp ác mộng vào buổi đêm.

4.4. Trước và sau khi uống sữa không dùng nước cam ngay

Acid tartaric và vitamin C có trong cam sẽ phản ứng với protein trong sữa và gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Hơn nữa, chúng còn gây tình trạng đau bụng, bụng đầy chướng, tiêu chảy, v.v. Do vậy, nên uống nước cam trước hay sau khi uống sữa khoảng 1 giờ.

4.5. Không uống nước cam cùng thuốc

Theo một trang tin tức Huffington Post ở Mỹ đã chứng minh rằng trong nước cam chứa nhiều acid nên có thể phá hủy cấu trúc hóa học của một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc điều trị huyết áp, thuốc chống ung thư do vậy mà làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc.

Hơn nữa, hoạt chất naringin có trong cam sẽ làm cản trở quá trình hoạt hóa các men vận chuyển thuốc. Chính vì vậy, khi bạn đang sử dụng những loại thuốc trên thì không nên dùng cùng nước cam.

Không uống nước cam cùng với thuốc

Không uống nước cam cùng với thuốc

4.6. Không nên dùng nước cam cùng với củ cải

Khi kết hợp 2 thực phẩm này, flavonoid trong cam phân hủy trong hệ tiêu hóa và chuyển hóa thành acid ferulicaxit hydroxy. Đây là 2 chất làm tăng cường tác dụng ức chế axit thioxianic tuyến giáp, dễ khiến bệnh nhân mắc bướu cổ.

Ngoài ra, nước cam có tương tác với một số thuốc nội tiết, do vậy, khi chị em đang sử dụng thuốc nội tiết thì nên thận trọng hơn khi sử dụng nước cam.

5. Bổ sung thêm dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Theo số liệu thống kê của GLOBOCAN năm 2020, Việt Nam có đến 122.563 bệnh nhân chết vì ung thư, trong đó có 80% bị sụt cân, bệnh nhân tử vong do suy kiệt chiếm đến 30% trước khi tử vong do khối u. Do đó, chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân ung thư.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Để xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học cho bệnh nhân ung thư, cần phải đảm bảo đủ các nhóm chất bột đường, chất đạm, vitamin và khoáng chất, nước. Tăng cường bổ sung những thực phẩm như hoa quả, rau củ, sử dụng dầu thực vật, v.v kết hợp cùng chế độ sinh hoạt, vận động lành mạnh giúp nâng cao sức khỏe của bệnh nhân.

Đối với bệnh nhân ung thư, chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo những chất sau:

  • Chất đạm: Cung cấp các acid amin thiết yếu cho cơ thể. Để lượng acid amin được bổ sung tốt nhất thì bệnh nhân nên ăn những loại thực phẩm cân đối, hài hòa giữa protein thực vật và động vật. Các thịt màu trắng được chứng minh là tốt cho sức khỏe hơn là thịt đỏ. Bạn có thể bổ sung chất đạm từ các nguồn thực phẩm đa dạng và phong phú như thịt gà, thịt vịt, thịt thỏ, v.v. Bên cạnh đó, hải sản cũng là nguồn cung cấp acid amin cần thiết cho cơ thể.
  • Tinh bột: Nên lựa chọn các loại củ như khoai lang, khoai tây, v.v, hay các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, lúa mì hay hạt lúa mạch, v.v. Hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn có chứa đường đơn như bánh kẹo để tránh gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Hơn nữa, trong những thực phẩm này thường chứa các chất bảo quản và phụ gia không tốt cho sức khỏe.
  • Chất béo: Thành phần tham gia vào cấu trúc tế bào cơ thể và có giá trị năng lượng cao. Như vậy, trong chế độ ăn hàng ngày cần có một hàm lượng chất béo nhất định, trong đó hàm lượng chất béo không nhỏ hơn 50% năng lượng.
  • Rau củ quả: Nên chọn những loại hoa quả sạch, tươi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và điều kiện bảo quản. Hạn chế làm mất vitamin trong quá trình bảo quản và chế biến. Rau củ quả có tác dụng rất tốt đối với bệnh nhân ung thư, giúp cung cấp nhiều vitamin.

Ung thư có nên ăn gạo lứt không? [Cùng IIMS giải đáp]

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi “Bị ung thư có nên uống nước cam không?” cũng như có thêm những kiến thức bổ ích về loại trái cây giàu vitamin C này. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc nào cần giải đáp, hoặc muốn tham khảo ý kiến tư vấn về phương hướng điều trị bệnh hiệu quả từ các chuyên gia quốc tế thông qua Dịch vụ ý kiến y tế thứ 2, hãy liên hệ với IIMS Việt Nam qua các hình thức dưới đây.

Nguồn tham khảo:

  • Hà Nội Mới
  • Alo Bác Sĩ
  • Bệnh Viện 108
  • The National News

Các tìm kiếm liên quan: bị ung thư có nên uống nước cam, uống nước cam nhiều có tốt không, uống nước cam có tác dụng gì, uống nước cam có tốt cho người bị ung thư không, uống nước cam mỗi ngày có tốt không, sau phẫu thuật có được uống nước cam không, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *