Người bị ung thư có ăn được trứng vịt lộn không?

Tin mới 12/09/2021 22:01:15. Views: 4,235.

Đối với bệnh nhân ung thư, chế độ dinh dưỡng luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu. “Ăn món ăn này có sao không, có bổ không, có khiến bệnh nặng hơn không?” Rất nhiều câu hỏi được người bệnh đặt ra cùng với đó là sự lo lắng, bất an. Trong đó, trứng vịt lộn là món ăn được đa phần mọi người thắc mắc, bởi đây là món ưa thích của nhiều người. Vậy người bị ung thư có ăn được trứng vịt lộn không? Câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Đọc thêm:

 

Người bị ung thư có ăn trứng vịt lộn được không

Người bị ung thư có ăn được trứng vịt lộn không?

1. Giải đáp: Ung thư có ăn được trứng vịt lộn không?

Câu trả lời là Có, bệnh nhân ung thư có thể ăn trứng vịt lộn và không phải quá kiêng khem những món ăn mà bệnh nhân vẫn ăn thường ngày. Bởi:

Đa phần những bệnh nhân ung thư đều có một nỗi sợ chung đó là nếu ăn thức ăn quá bổ dưỡng như trứng vịt lộn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khối u phát triển, tăng nguy cơ ung thư di căn.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu về vấn đề này, ThS.BS Nguyễn Thị Minh Hương – Trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Ung bướu Hà Nội có cho biết: “Chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng ăn trứng vịt lộn sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân ung thư cũng như thúc đẩy tế bào ung thư phát triển.”

Nhiều bác sĩ tại khoa dinh dưỡng Bệnh Viện Ung Bướu Hà Nội cũng chia sẻ rằng suy nghĩ ăn trứng vịt lộn khiến bệnh nặng thêm là một sai lầm. Nhiều người còn quan niệm việc bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng sẽ khiến các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn, di căn sang những vị trí khác khiến cho bệnh ngày càng nguy hiểm. Đây là 1 quan niệm hoàn toàn sai. Theo đó, trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng và bệnh nhân ung thư có thể ăn như những thức ăn bình thường. Chú ý không nên ăn quá nhiều và cần đảm bảo trứng đã chín, hợp vệ sinh.

Tuy nhiên, tình trạng bệnh lý và phương pháp điều trị của mỗi người bệnh khác nhau, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn thêm trước khi dùng bất kỳ 1 loại thực phẩm nào.

Người bệnh ung thư có thể ăn trứng vịt lộn

Người bệnh ung thư có thể ăn trứng vịt lộn

2. Lợi ích khi ăn trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn được xếp vào danh sách những thực phẩm bổ dưỡng nhất cho sức khỏe, lý do vì:

  • Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng vịt lộn là món ăn chứa nhiều dưỡng chất. Trung bình, 1 quả trứng vịt lộn có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 182 kcal và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như protein, lipid, cholesterol, các vitamin B, C, v.v, cùng khoáng chất canxi, sắt, phospho, v.v.

  • Tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe

Theo quan điểm của y học cổ truyền, trứng vịt lộn có tác dụng ích trí, bổ huyết và mạnh gân cốt. Do đó, đây cũng là thực phẩm tốt cho người bị ung thư đang cần phục hồi sức khỏe sau điều trị hay muốn nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

  • Giảm tình trạng viêm cho người bệnh ung thư

Ở bệnh nhân ung thư, sức đề kháng và hệ miễn dịch thường yếu hơn người bình thường rất nhiều nên đây là đối tượng dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus gây bệnh gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Trứng vịt lộn là món ăn có thể giúp người bệnh cải thiện hiệu quả tình trạng đó bởi nó chứa nhiều chất có hoạt tính chống viêm mạnh. Đây là món ăn có thể giúp người bệnh chống lại hiện tượng viêm nhiễm tốt hơn. Do đó, với thắc mắc “ung thư có ăn được trứng vịt lộn không” thì câu trả lời là hoàn toàn có thể ăn được.

Trứng vịt lộn là món ăn rất bổ dưỡng

Trứng vịt lộn là món ăn rất bổ dưỡng

3. Người bị ung thư nên ăn bao nhiêu trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn là món ăn yêu thích của nhiều người bệnh, họ bị thu hút và hấp dẫn bởi hương vị thơm ngon, béo ngậy của món ăn này. Do vậy, mỗi ngày họ có thể ăn rất nhiều, có người ăn đến 4 – 5 quả/ ngày.

Ăn bất kỳ thực phẩm nào quá nhiều cũng đều không tốt cho sức khỏe, trong đó có trứng vịt lộn. Việc ăn quá nhiều sẽ trở thành “gánh nặng” cho hệ tiêu hóa, khiến chúng phải làm việc quá sức dẫn đến trường hợp cơ thể mệt mỏi, chán ăn, thậm chí tích tụ chất độc hại cho cơ thể nếu tình trạng này kéo dài.

Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, bạn chỉ nên ăn 1 – 2 quả trứng vịt lộn/ tuần.

4. Hướng dẫn cách ăn trứng vịt lộn đúng

Tuy đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng việc ăn trứng đúng cách và đúng liều lượng mới có thể phát huy tốt nhất được những tác dụng mà trứng vịt lộn đem lại. Bạn cũng cần phải chú ý ngay từ khâu luộc trứng, nên rửa sạch trước khi luộc và luộc thật chín. Tốt nhất, không dùng trứng vịt lộn đã luộc chín đã để qua đêm vì các chất dinh dưỡng trong trứng có thể biến đổi thành nhiều chất khác ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý một số vấn đề sau khi thưởng thức món ăn này.

Chú ý khi ăn trứng vịt lộn

Người bị ung thư có ăn được trứng vịt lộn không và những chú ý quan trọng

4.1. Nên ăn trứng vịt lộn kèm rau răm và gừng

Trong đông y, trứng vịt lộn có tính hàn, khi ăn có thể bị lạnh bụng, đầy hơi và khó tiêu. Trong khi đó, gừng và rau răm đều có vị cay nồng, tính ấm, giảm đầy bụng, có tác dụng sát trùng, tán hàn. Do vậy, khi kết hợp trứng vịt lộn và gừng, rau răm đem lại sự cân bằng hài hòa cho cơ thể. Lượng gia vị thích hợp cho 1 lần ăn tối đa 2 quả trứng là 5 gam rau răm tươi và 5 gam gừng tươi thái chỉ.

4.2. Không nên ăn trứng vịt lộn lúc gần đi ngủ

Khi ngủ, chức năng chuyển hóa và hoạt động của cơ thể đều giảm. Nhưng trứng vịt lộn lại là món ăn bổ dưỡng do đó bạn không nên ăn trứng xong là đi ngủ ngay. Điều này có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của bạn.

Tốt nhất, người bệnh nên ăn trứng cách 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ để đảm bảo các chất dinh dưỡng trong trứng được chuyển hóa hết. Thời điểm thích hợp là ăn vào buổi sáng, nhưng không nên ăn quá nhiều và thường xuyên.

4.3. 4 thực phẩm, đồ uống không nên dùng sau khi ăn trứng vịt lộn

  • Không nên uống trà

Nhiều người thường có thói quen khi ăn xong thức ăn nào đó sẽ nhâm nhi 1 ly trà để làm sạch và thơm vùng miệng. Tuy nhiên, điều này lại không tốt sau khi bạn ăn trứng vịt lộn. Trong trà chứa một hàm lượng lớn tanin, chất này có thể kết hợp cùng protein trong trứng tạo thành chất khó tiêu trong đường tiêu hóa. Do vậy, người bệnh không nên uống trà ngay sau khi ăn trứng vịt lộn.

Không nên uống trà sau khi ăn trứng vịt lộn

Không nên uống trà sau khi ăn trứng vịt lộn

  • Sữa tươi

Trứng vịt lộn chứa rất nhiều protein, trong khi đó hàm lượng lactose trong sữa rất cao. Nếu ăn trứng vịt lộn và sữa cùng lúc sẽ giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng vào cơ thể. Đồng thời sự kết hợp này còn khiến quá trình tiêu hóa dưỡng chất diễn ra lâu hơn. Chính vì vậy, bạn không nên sử dụng 2 thực phẩm này cùng 1 lúc.

  • Sữa đậu nành

Nhiều người có thói quen vừa ăn trứng vịt lộn vừa uống sữa đậu nành. Tuy nhiên, đó lại là một thói quen không tốt. Sữa đậu nành chứa nhiều Lysine khi ăn cùng với trứng vịt lộn sẽ làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ trứng.

  • Óc lợn

Ăn trứng vịt lộn cùng óc lợn sẽ khiến cho nồng độ cholesterol trong máu tăng cao. Nguy hiểm hơn có thể khiến cơ thể bị tăng huyết áp đột ngột và dẫn đến tử vong.

[Giải đáp] Người bị ung thư có nên uống nước cam không?

5. 6 trường hợp không nên ăn trứng vịt lộn

Tuy bổ dưỡng nhưng không phải người bệnh nào ăn trứng vịt lộn cũng tốt. Bạn không nên sử dụng trứng vịt lộn thường xuyên nếu thuộc 6 trường hợp dưới đây, để tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

  • Người có bệnh lý liên quan đến tim mạch, mỡ máu cao

Trứng vịt lộn có chứa hàm lượng protein và cholesterol cao nên đây là thực phẩm cần hạn chế đối với người có bệnh lý liên quan đến tim mạch, gan và mỡ máu cao. Chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu não gây đột quỵ.

Người có bệnh tim mạch, mỡ máu cao không nên ăn trứng vịt lộn

Người có bệnh tim mạch, mỡ máu cao không nên ăn trứng vịt lộn

  • Người thừa cân, béo phì

Do chứa nhiều chất dinh dưỡng nên với những người thừa cân, béo phì cũng nên hạn chế thực phẩm này.

  • Trẻ mắc ung thư dưới 5 tuổi

Vì hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh mà trẻ lại mắc ung thư nên thực phẩm này lại càng phải hạn chế với trẻ.

  • Người mắc các vấn đề về tỳ vị, gan

Đây là 2 bộ phận có chức năng sàng lọc chất độc hại ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi chúng gặp vấn đề, bị tổn thương thì hàm lượng đạm khá lớn trong trứng vịt lộn sẽ khiến chúng phải hoạt động hết công suất, khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, trứng vịt lộn có tính hàn khiến người mắc các bệnh về tỳ vị, gan rất dễ đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu thậm chí là đau bụng.

  • Bệnh nhân đang bị sốt

Hàm lượng protein lớn trong trứng vịt lộn sẽ bị phân hủy khi đi vào cơ thể đồng thời sản sinh ra một lượng nhiệt cao hơn 30% so với bình thường. Do vậy, những người đang bị sốt nếu ăn trứng vịt lộn rất dễ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, dễ gây co giật thậm chí gây những biến chứng nguy hiểm lên não.

Những người đang bị sốt không cũng không nên ăn trứng vịt lộn

Những người đang bị sốt không cũng không nên ăn trứng vịt lộn

  • Phụ nữ mang thai

Trứng vịt lộn có giá trị dinh dưỡng cao rất cao, giàu năng lượng có lợi cho phụ mang thai như protein, canxi, sắt, photpho, lipid, các loại vitamin, v.v. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên ăn 1 – 2 quả/ tuần và không ăn cùng rau răm sống.

Bởi, rau răm có tác dụng trừ hàn, sát trùng, ấm bụng, giảm đầy bụng khó tiêu, v.v rất tốt cho người bình thường nhưng đối với phụ nữ thì không phải vậy. Đặc tính này của rau răm có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Hơn nữa, gừng tươi có tính nóng, giải độc, kích thích tiêu hóa, là thực phẩm tốt cho hệ tim mạch, v.v nhưng đối với phụ nữ mang thai ở đầu thai kỳ có cơ địa yếu, dây chằng lỏng lẻo có thể dẫn đến sảy thai. Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ bầu ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ tích trữ quá nhiều protein, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, sản sinh nhiều cholesterol xấu trong máu.

6. Bổ sung thêm dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Thực tế, nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư có xu hướng cao hơn so với người bình thường. Theo ý kiến của các chuyên gia, với bệnh nhân mắc ung thư, đặc biệt là trong và sau quá trình điều trị, cơ thể thường mệt mỏi, suy nhược. Do đó, người bệnh thường được xây dựng một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Chế độ ăn hợp lý không những cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn tăng sức đề kháng, giúp bệnh nhân có đủ năng lượng, sức khỏe để phòng chống bệnh tật, nhanh chóng phục hồi và hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý phải đảm bảo đầy đủ các nhóm chất đạm – bột đường – béo – vitamin – khoáng chất – nước. Người bệnh nên bổ sung những thực phẩm như cá, rau, hoa quả, ít thịt, sử dụng dầu thực vật, uống nhiều nước kết hợp cùng vận động, tập thể dục thể thao, v.v.

Người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn để có thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Vận động nhẹ nhàng, hạn chế nằm 1 chỗ để cơ thể thoải mái, đầu óc thư giãn, tránh suy nghĩ tiêu cực sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị của bệnh nhân.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề “Người bị ung thư có ăn được trứng vịt lộn không?”. Hy vọng qua bài viết, người bệnh có thể yên tâm hơn khi sử dụng loại thực phẩm này.

Người bị ung thư có uống sữa được không?

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, băn khoăn nào liên quan tới tình trạng sức khoẻ của bản thân, hay muốn tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả tại Nhật Bản, có thể tham khảo dịch vụ Ý kiến y tế thứ 2 của IIMS Việt Nam. Hãy liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau để được hỗ trợ tốt nhất:

Nguồn tham khảo:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *