Vấn đề ăn uống, dinh dưỡng luôn là chủ đề được hầu hết người bệnh ung thư quan tâm vì không phải tất cả các loại thực phẩm đều phù hợp với tình trạng bệnh của họ. Bệnh nhân ung thư luôn phải cân nhắc đâu là thực phẩm nên dùng và đâu là thực phẩm không nên sử dụng. Trong đó câu hỏi “Người bị ung thư có nên ăn đậu phụ không?” là câu hỏi được rất nhiều người bệnh đặt ra cho các bác sĩ, đặc biệt là những người có thói quen ăn chay. Để hiểu kỹ hơn về điều này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây cùng IIMS-VNM.
Đọc thêm:
Đậu phụ là một trong những thực phẩm quen thuộc với hầu hết mọi người cũng như có chứa nhiều hoạt chất dinh dưỡng cho sức khỏe. Chính vì thế, nhiều bệnh nhân ung thư có băn khoăn rằng “ung thư có ăn được đậu phụ không”, “ung thư có nên ăn đậu phụ”, “người bị ung thư có nên ăn đậu phụ”, “ung thư phổi có ăn được đậu phụ không”, “ung thư tuyến giáp có được ăn đậu phụ không”.
Theo Bà Stephanie Meyers, Chuyên gia dinh dưỡng cao cấp của Viện Ung thư Dana Farber, Mỹ cho biết: “Tiêu thụ các loại thực phẩm từ đậu nành đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, v.v và không gây ảnh hưởng cho bệnh nhân ung thư vú có dương tính với thụ thể estrogen”.
Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Người bị ung thư có nên ăn đậu phụ không?” chính là bệnh nhân ung thư không cần phải loại bỏ tất cả các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành khỏi chế độ ăn uống của mình.
Theo nghiên cứu của Ông Qianghui Wang – Bác sĩ làm việc tại Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Số 906 thuộc Lực lượng Hỗ trợ Hậu cần Liên hợp Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Ninh Ba, Trung Quốc với tổng cộng 14 nghiên cứu (2 nghiên cứu thuần tập, 12 nghiên cứu bệnh chứng) được đưa vào phân tích về mối quan hệ giữa việc ăn đậu phụ và bệnh ung thư vú đã đưa ra kết luận rằng: “Có mối liên quan giữa việc ăn đậu phụ và nguy cơ mắc ung thư vú. Trung bình mỗi lần tăng 10g/ ngày đậu phụ có thể làm giảm 10% nguy cơ ung thư vú”.
Tuy nhiên, do có những hạn chế trong các nghiên cứu bệnh chứng, vì vậy Qianghui Wang cho rằng cần có các nghiên cứu thêm về mối quan hệ này.
Theo nghiên cứu của Wan – Shui Yang làm việc tại Phòng thí nghiệm Trọng điểm của Nhà nước về gen ung thư và các gen liên quan và Khoa Dịch tễ học, Viện Ung thư Thượng Hải, Renji Bệnh viện, Trường Y Đại học Giao thông Thượng Hải, Thượng Hải, Trung Quốc cùng các cộng sự đã đưa ra kết luận rằng: “Hai dạng isoflavone chính của đậu nành là genistein và daidzein, trong đó genistein có tác dụng ức chế, chống lại quá trình sản sinh ra các tế bào ung thư phổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu dịch tễ học đã đưa ra những kết quả trái ngược nhau về chủ đề này, và cũng chưa có thêm bất kỳ chứng minh nào nói về mối liên quan giữa đậu nành và bệnh ung thư phổi. Do đó, cần có thêm các nghiên cứu khác để chứng minh được tác dụng này của đậu phụ với bệnh ung thư phổi”.
Đối với thắc mắc của người bệnh về “ung thư tuyến giáp có được ăn đậu phụ không” thì đậu phụ là thực phẩm đầu tiên nên tránh xa. Không chỉ có đậu phụ mà đậu nành mà các món ăn chế biến từ đậu nành như sữa đậu nành, tào phớ, óc đậu,.. cũng nằm trong danh sách cần kiêng. Bởi lẽ đậu nành có chứa chất isoflavone gây cản trở quá trình tạo hooc môn ở tuyến giáp. Do đó, người bị ung thư tuyến giáp nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này.
Ung thư có ăn được trứng vịt lộn không?
Như chúng ta đã biết rằng giá trị dinh dưỡng của đậu phụ thực sự rất cao. Đây là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng không chỉ đối với người thường mà đối với người bệnh ung thư nó cũng là một loại thực phẩm rất tốt.
Trong đậu phụ, canxi là khoáng chất có hàm lượng cao nhất. Người ta tính được rằng, cứ 100 gram đậu phụ thì hàm lượng canxi có thể lên tới 140 – 160mg, chính vì thế, nó được xem là một trong những thực phẩm lý tưởng khi muốn bổ sung canxi cho cơ thể.
Ngoài ra, đậu phụ cũng chứa rất nhiều các hoạt chất khác như: protein, isoflavone đậu nành, sắt, lecithin và đường. Nó cũng là một loại thực phẩm chứa rất ít calo và ít chất béo nhưng lại giàu protein.
Theo Y học Trung Quốc, đậu phụ là thực phẩm có tính lạnh, có khả năng nuôi dưỡng khí và giúp giải độc trong cơ thể con người. Đây là một loại thực phẩm có tác dụng giải nhiệt, dưỡng sinh. Sử dụng đậu phụ thường xuyên có thể giúp bạn giảm cân, ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
Không chỉ vậy, đối với người bệnh ung thư, nhất là đối với người bệnh ung thư vú, đây còn là loại thực phẩm rất lý tưởng vì trong đậu phụ có chứa isoflavone – một nhóm chất phytoestrogen (estrogen có nguồn gốc từ thực vật), đã được chứng minh là:
Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học cho đến nay cũng cho thấy tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú ở các nước châu Á thường thấp hơn các nơi khác vì đậu nành là một loại thực phẩm được người châu Á sử dụng thường xuyên trong chế độ ăn uống.
Đậu nành ở dạng thực phẩm như đậu phụ, đậu edamame và sữa đậu nành là an toàn để tiêu thụ, ngay cả đối với những người được chẩn đoán ung thư. Do đó với những thắc mắc “ung thư có ăn được đậu phụ không”, “ung thư có nên ăn đậu phụ”, “người bị ung thư có nên ăn đậu phụ”, “ung thư phổi có ăn được đậu phụ không”, “ung thư tuyến giáp có được ăn đậu phụ không” thì đã có câu trả lời ở trên cho bạn.
Tìm hiểu thêm dịch vụ khám bệnh tại nhật để có thêm sự lựa chọn nơi khám chữa bệnh hiệu quả hơn.
Khi đã biết câu trả lời cho câu hỏi “Người bị ung thư có nên ăn đậu phụ không?” thì hãy cùng tìm hiểu thêm cách ăn đậu phụ đúng và hiệu quả nhé.
Mặc dù là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe của người bệnh ung thư, nhưng không thể vì thế mà bạn có thể lạm dụng loại thực phẩm này. Người bệnh cần tìm cho mình cách sử dụng đậu phụ phù hợp để có thể giúp tăng cường sức khỏe mà không gây nên bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào.
Sau đây là một số cách chế biến đậu phụ mà người bệnh ung thư có thể tham khảo sử dụng để có thêm cách chế biến mới.
Việc kết hợp đậu phụ cùng củ cải có thể làm giảm tình trạng khó tiêu, do đậu phụ là một thực phẩm giàu protein thực vật, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây khó tiêu. Trong khi đó, củ cải lại có khả năng tiêu hóa rất tốt..
Chính vì vậy, sự kết hợp hai thực phẩm này với nhau không chỉ giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của đậu phụ, mà còn hạn chế được tình trạng khó tiêu.
Kết hợp đậu phụ với tảo bẹ, không chỉ giúp cơ thể bổ sung được nhiều canxi, mà còn bổ sung một lượng lớn muối I-ốt. Vì tảo bẹ là thực phẩm rất giàu i-ốt, vì vậy, khi kết hợp 2 loại thực phẩm này đặc biệt là khi chế biến thành các món canh, hương vị vô cùng thơm ngon, vừa bổ dưỡng vừa an toàn cho sức khỏe.
Ngoài 2 loại thực phẩm đã nêu trên thì thịt và trứng cũng là 2 loại thực phẩm mà người bệnh ung thư có thể kết hợp cùng đậu phụ để làm tăng tác dụng của đậu phụ vì trứng và thịt có thể cải thiện việc sử dụng protein trong đậu phụ của cơ thể lên gấp đôi.
Như chúng ta đã biết đậu phụ có chứa rất nhiều protein, nhưng lại thiếu methionine, do đó, nếu chỉ ăn đậu phụ thì tỷ lệ sử dụng protein của cơ thể sẽ rất thấp, vì thế cần kết hợp đậu phụ với các thực phẩm như thịt và trứng để có thể cải thiện việc sử dụng protein.
Trên đây là 3 cách sử dụng đậu phụ tốt cho người bệnh ung thư, tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều cách sử dụng cũng như kết hợp đậu phụ cùng các loại thực phẩm khác, vì vậy, nếu bạn muốn có thêm các cách chế biến mới của đậu phụ thì có thể tìm hiểu thêm các thông tin.
Bệnh nhân ung thư có ăn được cá hồi không?
Để sử dụng đậu phụ được hiệu quả, an toàn cho sức khỏe, hạn chế các tác dụng không mong muốn cũng như những ảnh hưởng của nó đến cơ thể thì không chỉ người bệnh ung thư mà các đối tượng khác cũng cần lưu ý những điểm sau khi muốn thêm đậu phụ vào chế độ ăn hằng ngày của mình.
Mặc dù nó là thực phẩm tốt cho hầu hết tất cả mọi người nhưng trong đó cũng có những đối tượng không nên sử dụng đậu phụ vì các chất có trong đậu phụ có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những đối tượng đó, như:
Trên đây là những thông tin về vấn đề Ung thư có nên ăn đậu phụ. Tuy chưa có nhiều nghiên cứu lớn chỉ rõ về tác dụng của đậu phụ đối với người bệnh ung thư nhưng bước đầu cũng đã có nhiều nghiên cứu nhỏ và vừa nói về mối quan hệ của việc ăn đậu phụ đối với sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, bạn không nên quá kiêng khem. Hãy lắng nghe cơ thể mình, tham khảo thêm ý kiến tư vấn từ bác sĩ điều trị/ chuyên gia dinh dưỡng để có lựa chọn phù hợp nhất với tình trạng bệnh.
Nếu bạn cảm thấy bệnh tình vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm sau một quá trình điều trị, muốn tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị tiên tiến cũng như hiệu quả nhất hiện nay hoặc đang băn khoăn, muốn lắng nghe thêm các ý kiến tư vấn từ các chuyên gia quốc tế trước khi thực hiện các cuộc phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, v.v hãy cân nhắc tới dịch vụ ý kiến y tế thứ 2 của IIMS-VNM.
Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp hoặc muốn tham khảo thêm ý kiến tư vấn của các chuyên gia y tế quốc tế – Ý kiến y tế thứ 2 về tình trạng bệnh tình hiện tại của mình, bạn có thể liên hệ trực tiếp với IIMS-VNM – thuộc Tập đoàn IMS, một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản, theo các hình thức sau:
3 lý do không thể bỏ qua dịch vụ ý kiến y tế thứ 2
Tài liệu tham khảo:
Các tìm kiếm liên quan: ung thư có nên ăn đậu phụ, người bị ung thư có nên ăn đậu phụ, ung thư có ăn được đậu phụ không, bị ung thư có ăn được đậu phụ không, bị u có ăn được đậu phụ không, bị ung thư có nên uống sữa đậu nành, bị u nang có nên ăn đậu phụ không, ung thư có nên ăn đậu nành, ung thư vú có ăn được đậu phụ không, người có u không nên an gì, ung thư phổi có an được đậu phụ không, đau dạ dày có ăn được đậu phụ không, u tuyến giáp có nên uống sữa đậu nành, xơ gan có ăn được đậu phụ không, bị tuyến giáp có uống được sữa đậu nành không, ung thư có uống được sữa đậu nành không, ung thư tuyến giáp có được ăn đậu phụ không, bệnh tuyến giáp có ăn được đậu phụ không, bị u tuyến giáp có được ăn đậu phụ không, ung thư vú có nên ăn đậu nành, …