Tầm soát ung thư

Tin mới 04/08/2024 10:17:49. Views: 5,696.

Ngày nay, với sự phát triển của Y học hiện đại, nhiều bệnh ung thư có thể chữa khỏi nếu được phát hiện khi còn ở giai đoạn đầu. Tầm soát ung thư là phương pháp hữu hiệu để phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn các thông tin chi tiết nhất về thông tin này.

[Giải đáp từ chuyên gia] Ung thư có nên ăn gạo lứt không?

Tầm soát ung thư

Việt Nam hiện đang xếp thứ 78/172 trên thế giới về số ca mắc ung thư

1. Tầm soát ung thư là gì?

1.1. Khái niệm

Tầm soát ung thư là quá trình thăm khám, thực hiện các xét nghiệm nhằm phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, trước cả khi xuất hiện các triệu chứng. Điều này sẽ khiến cho việc ngăn ngừa và điều trị ung thư hiệu quả hơn, tăng cơ hội chữa khỏi bệnh.

1.2. Tại sao phải tầm soát ung thư sớm?

Ung thư luôn là một căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong rất cao, đặc biệt là khi phát hiện quá muộn. Vì thế vai trò của tầm soát ung thư sẽ càng quan trọng hơn khi có thể giúp bạn:

  • Cả ở Việt Nam và trên thế giới thì số ca mắc mới và số ca tử vong do bệnh ung thư đang tăng lên qua mỗi năm. Cụ thể, WHO dự báo đến năm 2020 Việt Nam sẽ có đến 160.000 ca mắc mới ung thư và khoảng 30.000 ca tử vong.
  • Đa phần ung thư đều không có triệu chứng ở giai đoạn đầu, khi xuất hiện triệu chứng rõ ràng tức là bệnh đã nặng, bệnh nhân khó có thể tự phát hiện ra ung thư.
  • Phát hiện ung thư sớm sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Đặc biệt, phát hiện bệnh càng muộn thì tỷ lệ sống sót sau 5 năm càng thấp. Đơn cử như ung thư phổi thì tỷ lệ này ở giai đoạn cuối là 4%, với ung thư gan thì ở giai đoạn cuối (khối u lớn hơn 10cm) thì việc điều trị chỉ để kéo dài sự sống và giảm đau.
  • Phát hiện sớm, điều trị sớm còn giúp quá trình điều trị ít tốn kém hơn, ít đau đớn, ít gây tác dụng phụ và bảo tồn được chức năng khác của các cơ quan trong cơ thể hơn.

Tóm lại, có thể nói tầm soát ung thư có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và cần thiết trong phát hiện, chẩn đoán và điều trị ung thư.

Việt Nam có tỉ lệ người mắc ung thư cao

Việt Nam hiện đang xếp thứ 78/172 trên thế giới về số ca mắc ung thư

2. Các biện pháp tầm soát ung thư

Các phương pháp tầm soát ung thư hiện nay đang ngày càng phát triển hơn, tiến tới mục tiêu có thể chẩn đoán bệnh sớm và tăng độ chính xác lên cao nhất.

Trong đó quá trình khám tầm soát ung thư sẽ sử dụng các biện pháp chẩn đoán cụ thể như sau:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thu thập các triệu chứng (nếu có) và tìm hiểu về tiền sử bệnh của gia đình… trước. Khám lâm sàng giúp cho việc đọc và phân tích các kết quả xét nghiệm sau này chính xác hơn.
  • Xét nghiệm máu: Các loại xét nghiệm máu giúp định lượng các dấu hiệu của ung thư, tình trạng chức năng của một số cơ quan như gan, tuyến giáp hoặc tình trạng nhiễm các virus gây ung thư như HBV, HCV…
  • Chẩn đoán hình ảnh: Nội soi, siêu âm, chụp CT liều thấp, chụp MRI, X-quang… là các xét nghiệm hình ảnh giúp việc tầm soát ung thư đạt hiệu quả cao.
  • Xét nghiệm sinh học phân tử: Đánh giá đột biến hoặc lây nhiễm virus gây ung thư như HBV, HCV, HPT.
  • Sinh thiết, xét nghiệm tế bào: Kỹ thuật kiểm tra tế bào và sinh thiết giúp phát hiện xem có sự xuất hiện của tế bào bất thường hay không. Tế bào bất thường rất có thể là tế bào ung thư.
Phương pháp tầm soát ung thư

Không có phương pháp tầm soát ung thư tốt nhất, chỉ có phương pháp phù hợp nhất với từng trường hợp

3. Các phương pháp tầm soát ung thư hiện nay

Tầm soát ung thư như thế nào là tốt nhất?

Hiện nay mỗi phương pháp tầm soát ung thư sẽ mang theo những đặc thù riêng cho từng loại bệnh và được chia thành các nhóm cụ thể như sau:

3.1 Tầm soát ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh có tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong cao thứ 3 ở phụ nữ. Năm 2018 Việt Nam ghi nhận có 4.177 ca mắc mới là 2.420 người tử vong do căn bệnh này. Vì thế việc tầm soát phát hiện ung thư sớm là rất cần thiết.

3.1.1. Đối tượng cần tầm soát ung thư cổ tử cung

Những nhóm đối tượng nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ:

  • Phụ nữ ở độ tuổi từ 21-29 thì nên thực hiện xét nghiệm Pap smear (xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung) 3 năm một lần.
  • Phụ nữ ở độ tuổi 30-65 trở lên nên xét nghiệm HPV (xét nghiệm bằng kỹ thuật sinh học phân tử). Nếu âm tính với HPV thì nên làm xét nghiệm Pap smear 3 năm một lần hoặc thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap smear và HPV 5 năm một lần. Nếu dương tính với HPV thì cần làm đồng thời xét nghiệm Pap smear và HPV hàng năm.
  • Phụ nữ trên 65 tuổi không cần tầm soát ung thư cổ tử cung nếu kết quả tầm soát trước đó bình thường. Nếu phát hiện bất thường thì cần tiếp tục theo dõi mỗi năm 1 lần.
  • Những phụ nữ có tiền sử gia đình có người thân mắc ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng thì nên tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên.
  • Khi thực hiện các xét nghiệm trên theo từng độ tuổi, nếu phát hiện nhiễm HPV 16, 18, kết quả Pap smear và soi cổ tử cung cho thấy dấu hiệu bất thường… thì bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp chăm sóc hoặc điều trị phù hợp nhất.
Đối tượng nên tầm soát ung thư cổ tử cung

Phụ nữ sau khi bắt đầu có quan hệ tình dục sẽ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn vì thế cần thực hiện tầm soát thường xuyên

3.1.2. Quy trình

Quy trình khám tầm soát ung thư cổ tử cung như sau:

  • Bước 1: Thực hiện khám lâm sàng, thu thập triệu chứng.
  • Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm tùy theo độ tuổi, tình trạng cơ thể: Xét nghiệm phết đồ tế bào cổ tử cung (Pap smear), xét nghiệm chủng HPV… Hoặc thực hiện các khảo sát: siêu âm đầu dò âm đạo, soi cổ tử cung… nếu cần.
  • Bước 3: Bác sĩ dựa vào các kết quả trên đưa ra kết luận và định hướng chăm sóc cho bệnh nhân.

Những điều cần biết về tầm soát ung thư cổ tử cung

3.2. Tầm soát ung thư vòm họng, hạ họng, thanh quản

Tại Việt Nam, ung thư vòm họng xếp thứ 4 (chiếm tỉ lệ khoảng 10 – 12%) trong nhóm 10 loại ung thư nhiều người mắc phải nhất. Vì thế thực hiện tầm soát sớm là rất cần thiết.

3.2.1. Đối tượng tầm soát ung thư vòm họng, hạ họng, thanh quản

Những nhóm đối tượng cần thực hiện tầm soát ung thư vòm họng, hạ họng, thanh quản định kỳ là:

  • Cả nam và nữ trên 30 tuổi đều nên tầm soát định kỳ ung thư vòm họng.
  • Những đối tượng có tiền sử gia đình mắc ung thư vòm họng.
  • Những người hay hút thuốc, uống rượu… thường xuyên
  • Những người hay bị các triệu chứng như ù tai, đau đầu, chảy máu cam, nổi hạch, nghẹt mũi…

Bạn đã biết: 3 cách kiểm tra ung thư thanh quản CHÍNH XÁC

Đối tượng nên tầm soát ung thư vòm họng

Hút thuốc lá thường xuyên khiến các chất như Hắc ín, Carbon monoxide, Polycyclic aromatic hydrocarbon… thẩm thấu vào niêm mạc họng, gây ra các tế bào ác tính

3.2.2 Quy trình

Quy trình khám tầm soát ung thư vòm họng, hạ họng, thanh quản như sau:

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, tìm hiểu về các triệu chứng hoặc tiền sử bệnh trong gia đình.
  • Bước 2: Tiến hành các xét nghiệm: Nội soi để khám tổng thể tai mũi họng, siêu âm phần mềm. Nếu phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu hơn như CT scan, PET-CT scan, MRI, chẩn đoán mô bệnh học… để xác định nguy cơ và tình trạng mắc ung thư (nếu có).
  • Bước 3: Bác sĩ dựa vào các kết quả trên đưa ra kết luận và định hướng chăm sóc cho bệnh nhân.

9 điều bạn nên biết về tầm soát ung thư vòm họng

3.3. Tầm soát ung thư đại trực tràng

Ung thư đại tràng xếp thứ 5 trong các loại ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong cao (chiếm 8,9% bệnh) tại nước ta. Theo Globocan, năm 2018 Việt Nam có 14.773 ca mắc mới ung thư đại tràng, đây được coi là con số tương đối lớn.

3.3.1. Đối tượng tầm soát

Đối tượng nên thực hiện tầm soát ung thư đại trực tràng:

  • Những người thuộc nhóm nguy cơ ung thư đại trực tràng cao như: tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư đại trực tràng, ung thư đường tiêu hóa… thì nên thực hiện tầm soát sớm hơn và nên nội soi đại trực tràng ít nhất 3 năm một lần.
  • Ngoài ra nếu bạn không có dấu hiệu gì bất thường ở các lần tầm soát trước thì trên 76 tuổi có thể xem xét ngừng tầm soát, trên 85 tuổi được khuyến cáo ngưng tầm soát.
Ung thư đại tràng

Theo Globocan, năm 2018 Việt Nam có 14.773 ca mắc mới ung thư đại tràng

3.3.2 Quy trình

Quy trình tầm soát ung thư đại trực tràng:

  • Bước 1: Khám lâm sàng, sau đó dựa vào kết quả này bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm tiếp theo.
  • Bước 2: Tiến hành thực hiện một trong các xét nghiệm sau:
    • Nội soi đại trực tràng (thường 5-10 năm một lần).
    • Xét nghiệm máu trong phân (tìm hồng cầu ẩn trong phân) thường thực hiện 1 năm một lần, nếu kết quả dương tính cần tiến hành nội soi đại trực tràng.
    • Nội soi ảo bằng chụp CT hoặc soi đại tràng sigma (thường 5 năm một lần).
  • Bước 3: Bác sĩ dựa vào các kết quả trên đưa ra kết luận và định hướng chăm sóc cho bệnh nhân.

TOP 4+ phương pháp và địa điểm tầm soát ung thư đại trực tràng

3.4. Tầm soát ung thư dạ dày

Theo Globocan thì năm 2018 Việt Nam có thêm 17.527 ca mắc mới ung thư dạ dày, trong đó có 15.065 ca tử vong, phần lớn là do phát hiện bệnh quá muộn. Vì thế thực hiện khám tầm soát là rất cần thiết để phát hiện và điều trị bệnh sớm.

3.4.1. Đối tượng tầm soát

Những người nên thực hiện tầm soát ung thư dạ dày định kỳ:

  • Người cao tuổi (đặc biệt là nam giới) ở độ tuổi trên 50 tuổi
  • Người bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP)
  • Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư thực quản…
  • Những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu, thói quen ăn uống không lành mạnh trong thời gian dài…
Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày đang đứng thứ 3 trong top 10 ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam

3.4.2 Quy trình

Quy trình khám tầm soát ung thư dạ dày:

  • Bước 1: Thực hiện khám lâm sàng
  • Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm sau theo chỉ định của y bác sĩ tùy theo tình trạng cơ thể: Xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư, chất CA 72-4, nội soi dạ dày, chụp CT, sinh thiết…
  • Bước 3: Bác sĩ dựa vào các kết quả trên đưa ra kết luận và định hướng chăm sóc cho bệnh nhân.

[HƯỚNG DẪN] Tầm soát ung thư dạ dày HIỆU QUẢ nhất

3.5. Tầm soát ung thư phổi

Tại Việt Nam, hiện ung thư phổi xếp thứ nhất trong 10 loại ung thư thường gặp và tỉ lệ tử vong cao trên cả hai giới. Chính vì vậy việc quan tâm và thực hiện tầm soát sớm là điều rất cần thiết.

3.5.1. Đối tượng tầm soát

Nhóm đối tượng nên chú ý thực hiện tầm soát ung thư phổi thường xuyên:

  • Nhóm đối tượng từ 50 tuổi trở lên.
  • Những người hút thuốc nhiều, uống nhiều rượu bia, hoặc sống, làm việc trong môi trường không khí ô nhiễm, độc hại…
  • Người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi cũng nên định kỳ tầm soát ung thư phổi.
Ung thư phổi

Hiện nay có tới 70% bệnh nhân ung thư phổi ở Việt Nam phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn hoặc quá muộn

3.5.2. Quy trình

Quy trình khám lâm sàng ung thư phổi:

  • Bước 1: Khám lâm sàng và tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa
  • Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định của y bác sĩ: Định lượng CYFRA 21-1, định lượng CEA hoặc tiến hành chụp CT liều thấp…
  • Bước 3: Bác sĩ dựa vào các kết quả trên đưa ra kết luận và định hướng chăm sóc cho bệnh nhân.

3 phương pháp và địa điểm tầm soát ung thư phổi mức độ chính xác cao

3.6. Tầm soát ung thư gan

Ung thư gan là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là khi bệnh đã ở giai đoạn nặng (khối u lớn và đã di căn) thì việc điều trị chỉ giúp kéo dài sự sống và giảm đau. Cho nên tầm soát sẽ là chìa khóa vàng giúp giảm tỷ lệ tử vong của căn bệnh này.

3.6.1. Đối tượng tầm soát

Nhóm đối tượng cần thực hiện tầm soát ung thư gan định kỳ:

  • Người bị viêm gan B, viêm gan C mạn tính, bị xơ gan, viêm gan…
  • Những đối tượng nghiện rượu, thường xuyên uống rượu và có thói quen ăn uống không lành mạnh.
  • Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư gan
  • Người có các triệu chứng kéo dài liên tục trên 2 tuần: đau, tức ở bụng trên bên phải, chán ăn, trướng bụng, vàng da…
Người bị viêm gan B nên tầm soát ung thư gan

Người mắc viêm gan B có nguy cơ bị ung thư gan cao gấp 200 lần so với người bình thường

3.6.2. Quy trình

Quy trình tầm soát ung thư gan:

  • Bước 1: Khám lâm sàng để xác định sơ qua tình trạng sức khỏe
  • Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm sau theo chỉ định từ y bác sĩ: xét nghiệm máu xác định men gan, xét nghiệm kháng nguyên HBsAg, xét nghiệm kháng thể HbsAb, xét nghiệm kháng thể HCV Ab, định lượng AFP, siêu âm ổ bụng (gan mật, tụy, lách, thận, bàng quang)…
  • Bước 3: Bác sĩ dựa vào các kết quả trên đưa ra kết luận và định hướng chăm sóc cho bệnh nhân.

4 phương pháp và địa điểm tầm soát ung thư gan HIỆU QUẢ

3.7. Tầm soát ung thư tuyến giáp

Tại nước ta, ung thư tuyến giáp hiện là căn bệnh xếp thứ 9 trong các loại ung thư ở nữ (160.000 ca mắc mới mỗi năm), nam giới đứng thứ 20 (với gần 50.000 ca). Vì vậy tầm soát ung thư tuyến giáp được xem là giải pháp cần thiết.

3.7.1. Đối tượng tầm soát

Đối tượng cần thực hiện tầm soát ung thư tuyến giáp:

  • Nam và nữ ở độ tuổi 30 – 50 tuổi, đặc biệt là nữ giới.
  • Những người đã từng xạ trị hoặc thường xuyên làm việc trong môi trường tiếp xúc với phóng xạ
  • Những người bị bệnh lý tuyến giáp như cường giáp, suy giáp…
  • Người có tiền sử gia đình có người mắc ung thư tuyến giáp
Nữ giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao

Nữ giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao gấp 2 – 4 lần so với nam giới

3.7.2. Quy trình

Quy trình tầm soát ung thư tuyến giáp:

  • Bước 1: Khám lâm sàng
  • Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm tùy theo chỉ định từ y bác sĩ chuyên khoa: xét nghiệm chức năng tuyến giáp: TSH, T3, T4, xét nghiệm định lượng nồng độ Calcitonin, siêu âm, xạ hình tuyến giáp…
  • Bước 3: Bác sĩ dựa vào các kết quả trên đưa ra kết luận và định hướng chăm sóc cho bệnh nhân.

6 phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp

3.8. Tầm soát ung thư buồng trứng

Ung thư buồng thứ 5 trong các bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới. Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm nhưng diễn biến của bệnh rất âm thầm, ít triệu chứng, vì thế cần thực hiện tầm soát thường xuyên để có thể điều trị kịp thời.

3.8.1. Đối tượng tầm soát

Đối tượng cần thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng:

  • Những người sau 50 tuổi
  • Những người có tiền sử gia đình mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng…
  • Phụ nữ sau khi mãn kinh
  • Phụ nữ vô sinh, hoặc đã từng dùng các nhóm thuốc nội tiết, thuốc kích trứng…
  • Có các gen bất thường như gen BRCA1, BRCA2…
Đối tượng nên tầm soát ung thư buồng trứng

Phụ nữ trên 50 tuổi cần thực hiện khám tầm soát ung thư buồng trứng định kỳ

3.8.2. Quy trình

Quy trình tầm soát ung thư buồng trứng:

  • Bước 1: Thực hiện khám lâm sàng
  • Bước 2: Thực hiện một hoặc các xét nghiệm sau tùy theo tình trạng cơ thể: Xét nghiệm máu đo nồng độ chất chỉ thị ung thư CA-125, LPA, siêu âm ổ bụng…
  • Bước 3: Bác sĩ dựa vào các kết quả trên đưa ra kết luận và định hướng chăm sóc cho bệnh nhân.

4 phương pháp và chi phí Tầm Soát Ung Thư Buồng Trứng

3.9. Tầm soát ung thư đường tiêu hóa (thực quản – dạ dày – đại tràng)

Ung thư đường tiêu hóa thường gặp nhất là thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng và hậu môn. Tùy vào từng bệnh mà sẽ có những triệu chứng, thực hiện xét nghiệm và điều trị khác nhau.

3.9.1. Đối tượng tầm soát

Đối tượng cần thực hiện tầm soát ung thư đường tiêu hóa:

  • Người bình thường ở độ tuổi trên 40 tuổi
  • Người có tiền sử gia đình mắc ung thư đường tiêu hóa
  • Người thường xuyên hút thuốc, uống rượu, thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc sống, làm việc trong môi trường ô nhiễm…
Tầm soát ung thư hệ tiêu hóa

Bạn nên thực hiện tầm soát ung thư hệ tiêu hóa 1 năm/lần

3.9.2. Quy trình

Quy trình tầm soát ung thư đường tiêu hóa:

  • Bước 1: Khám lâm sàng
  • Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm: xét nghiệm máu phân tích tế bào máu ngoại vi, nội soi dạ dày – thực quản, siêu âm ổ bụng
  • Bước 3: Bác sĩ dựa vào các kết quả trên đưa ra kết luận và định hướng chăm sóc cho bệnh nhân.

7 Điều cần biết về Tầm Soát Ung Thư Đường Tiêu Hoá

3.10. Tầm soát ung thư vú

Ung thư vú hiện là căn bệnh xếp thứ 3 trong số các bệnh thường gặp và tỷ lệ tử vong cao ở nữ giới. Số lượng ca mắc mới luôn tăng nhiều qua các năm, vì thế việc tầm soát là rất cần thiết.

3.10.1. Đối tượng tầm soát

Nhóm đối tượng nên thực hiện tầm soát ung thư vú:

  • Mọi phụ nữ đều nên bắt đầu tầm soát ung thư vú khi 40 tuổi.
  • Những người có tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú
  • Nhóm người vô sinh, hiếm muộn hoặc có con đầu lòng sau 35 tuổi
  • Người có tiền sử mắc các bệnh: u nang, u xơ tuyến vú…
Tầm soát ung thư vú

Tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn ung thư vú nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu là 80%

3.10.2. Quy trình

Quy trình khám tầm soát ung thư vú:

  • Bước 1: Khám lâm sàng
  • Bước 2: Tiến hành thực hiện các xét nghiệm: định lượng CA 15.3, xét nghiệm di truyền xác định đột biến gen BRCA1 và BRCA2, siêu âm tuyến vú, chụp nhũ ảnh…
  • Bước 3: Bác sĩ dựa vào các kết quả trên đưa ra kết luận và định hướng chăm sóc cho bệnh nhân.

[Tầm soát ung thư vú ở đâu] Top 10 bệnh viện tốt nhất cả nước 

3.11. Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh ác tính thường gặp ở nam giới. Căn bệnh mang đến rất nhiều nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi rất cao.

3.11.1. Đối tượng tầm soát

Nhóm đối tượng nên thực hiện tầm soát ung thư tuyến tiền liệt:

  • Nam giới bình thường nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt ở độ tuổi 50 trở lên
  • Những người có tiền sử gia đình (bố, anh trai) mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Những người béo phì, thường xuyên dùng chất kích thích, thuốc lá…
  • Sau 70 tuổi thì bạn nên ngừng thực hiện tầm soát.
Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới và có vai trò quan trọng với quá trình sinh sản

3.11.2. Quy trình

Quy trình thực hiện tầm soát ung thư tuyến tiền liệt:

  • Bước 1: Khám lâm sàng
  • Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm: Định lượng nồng độ PSA trong máu (tPSA, fPSA), siêu âm tiền liệt tuyến qua thành bụng…
  • Bước 3: Nhận kết quả và phương án điều trị (nếu có)

Tổng hợp thông tin chính xác về Tầm Soát Ung Thư Tiền Liệt Tuyến

4. Nên khám tầm soát ung thư toàn diện ở bệnh viện nào?

Nếu bạn đang có ý định thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày thì những địa chỉ dưới đây rất đáng để tham khảo và lựa chọn.

4.1. Khám tầm soát ung thư tại Việt Nam

4.1.1 Bệnh viện K

Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 08:00 – 17:00

Bệnh viện K là đơn vị y tế đầu ngành về phòng, chẩn đoán và điều trị ung thư. Bệnh viện K có trang thiết bị, máy móc hiện đại và đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cập nhật các tiến bộ kỹ thuật mới giúp tư vấn, khám lâm sàng và tầm soát ung thư hiệu quả.

4.1.2 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 08h00 – 17h00. Thứ 7: 08h00 – 12h00

Bệnh viện đa khoa Vinmec vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế, dịch vụ khám, tư vấn và tầm soát chuyên nghiệp, toàn diện, tận tình. Bệnh viện Vinmec cũng có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn cao, tay nghề giỏi và có các loại máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại, dịch vụ chăm sóc khách hàng rất tốt.

4.1.3 Bệnh viện quốc tế Hồng Ngọc (Hà Nội)

Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 08h00 – 17h00. Thứ 7: 08h00 – 12h00

Khoa ung bướu bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế giúp hỗ trợ chẩn đoán ung thư hiệu quả. Khoa có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và chất lượng dịch vụ vượt trội. Bệnh viện Hồng Ngọc là một địa chỉ tầm soát ung thư tại Hà Nội được nhiều người biết đến.

4.2. Khám tầm soát ung thư tại Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia có trình độ tầm soát ung thư tiên tiến trên thế giới và chất ở châu Á. Các xét nghiệm tầm soát tại Nhật Bản luôn mang đến độ chính xác cao, giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm rất hiệu quả.

Những năm gần đây nhiều người Việt Nam có xu hướng muốn khám và chữa bệnh tại Nhật để được đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao trực tiếp tư vấn, khám bệnh, cho kết quả chính xác nhất.

Nếu bạn cũng đang có nhu cầu thực hiện khám tầm soát ung thư tại Nhật Bản thì có thể lựa chọn các gói dịch vụ của Công ty TNHH Hỗ Trợ Y Tế Quốc Tế IMS Việt Nam.

[Tầm soát ung thư ở đâu] Top 10 bệnh viện tốt nhất cả nước

IIMS Vịệt Nam

IIMS-VNM chính là đơn vị đầu tiên tại nước ta cung cấp dịch vụ y tế Nhật Bản với 100% vốn đầu tư Nhật Bản

Lựa chọn dịch vụ tầm soát ung thư tại đây, bạn sẽ được hỗ trợ trong tất cả mọi việc như: Chọn bệnh viện khám, xin visa y tế để xuất nhập cảnh, quá trình thăm khám cũng sẽ có nhân viên phiên dịch đi cùng… đảm bảo giúp bạn chuyên tâm nhất vào việc khám chữa.

Quý khách hàng có nhu cầu khám, chữa bệnh tại Nhật Bản, vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam (IIMS-VNM) – Thành viên Tập đoàn IMS Nhật Bản – Một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản với hơn 130 cơ sở y tế trên khắp cả nước.

Hotline: 024 3944 0914

Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Centre, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Email: info@iims-vnm.com

Website: https://iims-vnm.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/iimsvietnam.official

Ngoài ra, bạn đọc có thể quét mã code QR sau, điền thông tin để được nhân viên tư vấn hỗ trợ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ