Kiểm tra ung thư thanh quản

Tin mới 08/06/2021 10:42:56. Views: 4,442.

Ung thư thanh quản là một trong những bệnh ung thư vùng đầu mặt cổ phổ biến, có thể phát triển ở bất kỳ vùng nào của thanh quản. Theo thống kê của Cơ quan nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC) năm 2020, Việt Nam có 2.021 ca mắc mới và 1.109 ca tử vong vì căn bệnh này. Ung thư thanh quản nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể khỏi với tỷ lệ trên 80%. Vậy bạn đã biết cách để kiểm tra ung thư thanh quản? Để IIMS Việt Nam trả lời giúp bạn trong bài viết dưới đây nhé.

9 điều bạn nên biết về tầm soát ung thư vòm họng

Ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là một trong những bệnh ung thư vùng đầu mặt cổ phổ biến

1. Triệu chứng ung thư thanh quản thường gặp

Thanh quản là một cơ quan ở cổ, nằm phía trên khí quản, phía dưới và sau thanh quản là thực quản. Thanh quản dài khoảng 5cm, rộng khoảng 5cm, có vai trò trong việc thở, nuốt và nói.

Ung thư thanh quản là bệnh lý mà các tế bào ác tính (ung thư) hình thành, phát triển trong mô thanh quản. Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn, giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, do đó người bệnh thường bỏ qua, dễ lầm tưởng với những bệnh lý thông thường khác. Hãy để ý tới những dấu hiệu dưới đây để có thể thực hiện kiểm tra ung thư thanh quản kịp thời.

1.1. Triệu chứng cơ năng

  • Khàn tiếng 

Thanh quản có vai trò rất quan trọng đối với chức năng nói của con người. Trong ung thư thanh quản, khối u phát triển có thể gây chèn ép các dây thần kinh lân cận gây ra khàn tiếng, thậm chí mất tiếng.

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo khàn tiếng kéo dài trên 3 tuần, đặc biệt ở độ tuổi sau 40 cần được xét nghiệm và thăm khám kịp thời. Đây là có thể là triệu chứng ung thư thanh quản sớm, thường gặp và đôi khi là duy nhất ở nhiều bệnh nhân.

  • Khó thở

Biểu hiện này có thể xuất hiện sớm hơn hoặc cùng lúc với khàn tiếng. Kích thước của khối u càng lớn thì chèn ép đường thở càng nhiều, biểu hiện khó thở càng tăng. Lúc đầu khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức (lao động nặng, leo cầu thang,.v.v.), nhưng về sau triệu chứng sẽ rõ rệt và thường xuyên hơn, ngay cả khi bạn nghỉ ngơi.

Triệu chứng ung thư thanh quản

Hãy cẩn trọng với những biểu hiện của ung thư thanh quản

  • Ho

Ho là biểu hiện phổ biến của những bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,.v.v. khiến nhiều người chủ quan, xem thường. Nhưng đây cũng là triệu chứng cảnh báo ung thư thanh quản mà bạn nên cẩn trọng.

Trong ung thư thanh quản, chứng ho thường kín đáo hơn, mang tính chất kích thích, đôi khi ho từng cơn co thắt. Khi bệnh ở giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể thấy khó nuốt, sặc thức ăn, tăng xuất tiết gây nên những cơn ho sặc sụa, kéo dài.

  • Khó nuốt

Triệu chứng khó nuốt thường xuất hiện sau khó thở và khàn tiếng. Lúc đầu chỉ là cảm giác nuốt vướng ở cổ, thấy đau khi nuốt, bệnh nhân vẫn có thể ăn uống bình thường. Sau đó khi khối u lan ra vùng hầu họng sẽ kèm theo cảm giác đau tai, bệnh nhân không ăn được cơm, chỉ có thể ăn cháo hoặc uống sữa. Trường hợp nặng phải đặt sonde dạ dày (ống thông dạ dày) để bơm thức ăn.

1.2. Toàn thân

Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng của ung thư thanh quản khá kín đáo, có thể không gây ảnh hưởng tới thể trạng cũng như hoạt động của người bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển tới giai đoạn muộn, tổng trạng của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng: sút cân nhiều, suy mòn, suy kiệt.

 

 

 

Sụt cân nhiều cũng là triệu chứng ung thư thanh quản

Ở ung thư thanh quản giai đoạn muộn, bệnh nhân sút cân nhiều, suy mòn suy kiệt

Đọc thêm các bài viết khác cũng chủ đề:

2. Có 3 cách để bạn có thể kiểm tra ung thư thanh quản

Thời điểm phát hiện có ý nghĩa quan trọng đối với tiên lượng của bệnh nhân ung thư nói chung và bệnh nhân ung thư thanh quản nói riêng. IIMS Việt Nam sẽ mách bạn 3 cách để kiểm tra ung thư thanh quản hiệu quả.

2.1. Nội soi thanh quản trực tiếp

Nội soi thanh quản trực tiếp là thủ thuật giúp quan sát được thanh quản của bệnh nhân một cách rõ ràng bằng đèn soi. Có 2 cách nội soi thanh quản trực tiếp sử dụng các dụng cụ khác nhau, bao gồm:

  • Soi thanh quản ống mềm: Bác sĩ sử dụng một ống sợi nhỏ, mềm được gắn đèn và camera ở một đầu, đưa qua mũi của bệnh nhân đến thành sau họng để quan sát bên trong thanh quản. Mục đích của thủ thuật này là để kiểm tra tình trạng của thanh quản và đưa ra được chẩn đoán.
  • Soi thanh quản ống cứng: Khác với soi thanh quản ống mềm, ống nội soi được đưa vào bằng đường miệng. Bác sĩ sử dụng ống nội soi được thiết kế đặc biệt đưa qua miệng vào thanh quản của bệnh nhân, sau đó luồn dụng cụ qua ống để loại bỏ những chỗ tắc nghẽn ở họng. Thủ thuật này có thể dùng để sinh thiết, cắt polyp ở dây thanh âm hoặc để thực hiện điều trị laser.
Kiểm tra ung thư thanh quản bằng phương pháp nội soi

Nội soi thanh quản trực tiếp là một phương pháp kiểm tra ung thư thanh quản

Phương pháp nội soi thanh quản trực tiếp giúp bác sĩ có thể nhìn thấy những vùng mà họ không thấy được trên gương như trong phương pháp nội soi thanh quản gián tiếp. Bệnh nhân thường được gây tê tại chỗ hoặc đôi khi là toàn thân để làm giảm sự khó chịu cũng như chống lại sự nôn ọe trong quá trình nội soi. Thuốc an thần nhẹ cũng có thể được sử dụng để giúp bệnh nhân đỡ căng thẳng.

2.2. Chẩn đoán hình ảnh

  • Chụp X quang thường quy 

Chụp X quang thường một bên và chính giữa vòm họng giúp xác định chính xác vị trí, hình thái và kích thước của khối u, đồng thời đánh giá được sự thay đổi của các cơ quan khác ở vùng cổ.

  • Nội soi thực quản và phế quản

Phương pháp chẩn đoán tìm tổn thương di căn. Ung thư thanh quản có thể xâm lấn tới các mô xung quanh, trong khi đó phế quản và thực quản ở vị trí rất gần với thanh quản. Rất nhiều trường hợp ung thư thanh quản có tổn thương tại thực quản bởi các tế bào ác tính di chuyển theo đường ăn uống xuống thực quản.

  • Chụp cắt lớp vi tính vùng cổ

Phương pháp sử dụng máy tia X được kết nối với máy tính giúp chụp hàng loạt các hình ảnh chi tiết vùng cổ. Trước khi chụp, bạn có thể sẽ phải tiêm một chất nhuộm màu giúp cho thanh quản của bạn hiện rõ hơn trên hình ảnh. Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá được rõ khối u vùng thanh quản, đánh giá sự xâm lấn của khối u đến các vị trí khác ở vùng cổ của bệnh nhân.

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) 
Kiểm tra ung thư thanh quản bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI

Máy chụp cộng hưởng từ MRI

Cũng tương tự như CT, chụp cộng hưởng từ vùng cổ (MRI) có thể đánh giá khá chính xác mức độ xâm lấn của tổn thương tới các vị trí phần mềm xung quanh, thấy rõ các hạch cổ bị di căn ung thư. Ngoài ra, qua kết quả phim chụp có thể xác định vị trí, kích thước của khối u, xem đã gây hẹp thanh quản chưa, tiên lượng khả năng mở khí quản sau này khi bệnh nhân khó thở.

  • Siêu âm 

Phương pháp sử dụng sóng âm tần số cao để ghi lại hình ảnh. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm như chính xác, không xâm lấn, dễ thực hiện và chi phí thấp. Nó được sử dụng nhằm mục đích kiểm tra hạch cổ, xác định vị trí khối u, tình trạng xâm lấn, đồng thời giúp kiểm tra sau phẫu thuật.

  • Xạ hình xương

Xạ hình xương là phương pháp được sử dụng để đánh giá chính xác tổn thương thanh quản di căn xương, hỗ trợ bác sĩ lâm sàng xác định giai đoạn bệnh và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

  • Chụp PET – CT

Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh mới, hiện đại. Thực hiện chụp PET – CT trước điều trị giúp xác định nguồn gốc khối u nguyên phát hay thứ phát (di căn), chẩn đoán giai đoạn bệnh. Trong và sau điều trị, phương pháp được sử dụng để theo dõi đáp ứng điều trị, đánh giá khả năng tái phát và di căn, mô phỏng lập kế hoạch xạ trị.

2.3. Chẩn đoán tế bào – giải phẫu bệnh lý

Kiểm tra ung thư thanh quản bằng phương pháp sinh thiết

Sinh thiết là biện pháp chẩn đoán ung thư thanh quản chính xác nhất

Trong quá trình thăm khám, nội soi, chẩn đoán hình ảnh, nếu phát hiện thấy khối bất thường, nghi ngờ u ác tính, bác sĩ có thể lấy một mảnh nhỏ mô (sinh thiết) để làm xét nghiệm tế bào học và giải phẫu bệnh. Điều này giúp bác sĩ chẩn đoán chắc chắn khối u là lành tính hay ác tính, đồng thời cũng xác định được giai đoạn của ung thư thanh quản (trường hợp ác tính) để có kế hoạch điều trị phù hợp.

3. Những lưu ý khi kiểm tra ung thư thanh quản

Có một số điều bạn cần lưu ý khi kiểm tra ung thư thanh quản:

  • Hãy lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín, bác sĩ có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm để kiểm tra ung thư thanh quản.
  • Nếu bạn đang mang thai (đối với phụ nữ) hay mắc bất kỳ bệnh lý mãn tính nào như tiểu đường, huyết áp, tim mạch.v.v. hãy nói điều đó với bác sĩ. Hãy thông báo cho bác sĩ biết những loại thuốc đang sử dụng, tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như tiền sử dị ứng thuốc nếu có.
  • Trả lời rõ ràng, đầy đủ và chính xác những câu hỏi của bác sĩ khi khám lâm sàng. Các triệu chứng của ung thư thanh quản thường không rõ và có nhiều điểm giống với các bệnh lý đường hô hấp khác. Vì vậy, những câu trả lời của bạn rất quan trọng, nó sẽ giúp bác sĩ có những chẩn đoán đúng hơn.
  • Một số xét nghiệm kiểm tra ung thư thanh quản có thể có rủi ro. Trước khi tiến hành xét nghiệm, bác sĩ sẽ giải thích cho bệnh nhân về quy trình, mục đích cũng như những rủi ro có thể xảy ra của các xét nghiệm. Hãy cân nhắc thật kỹ xem mình có nên thực hiện phương pháp đó không.
  • Nếu kết quả kiểm tra âm tính, bạn vẫn nên chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và kiểm tra ung thư thanh quản định kỳ.
Lưu ý khi kiểm tra ung thư thanh quản

Hãy trả lời rõ ràng và chính xác những câu hỏi của bác sĩ khi khám lâm sàng khi kiểm tra ung thư thanh quản

4. Kiểm tra ung thư thanh quản tại Nhật Bản

Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác nhưng những đối tượng sau được xem là có khả năng mắc ung thư thanh quản cao hơn.

  • Nam giới: Tỷ lệ mắc ung thư thanh quản ở nam giới cao hơn 4 lần so với nữ giới
  • Tuổi cao: Tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh càng cao, đặc biệt ở nhóm trên 55 tuổi.
  • Những người làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với bụi amiang, niken, acid sunfuric.
  • Người hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều
  • Những người có tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc ung thư vùng đầu mặt cổ.v.v.

Ung thư thanh quản hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn cần xây dựng cho mình những thói quen ăn uống và sinh hoạt tốt, đồng thời thực hiện khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư sớm.

Bạn nên lựa chọn những địa điểm uy tín để thực hiện tầm soát ung thư thực quản. Với nền y tế phát triển, những thành công đạt được trong thăm khám và điều trị ung thư, các bệnh viện tại Nhật Bản đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn thực hiện tầm soát ung thư nói chung và ung thư thanh quản nói riêng.

Một trong những bệnh viện được biết đến nhiều nhất đó là bệnh viện đa khoa IMS Tokyo Katsushika. Bệnh viện nằm trong hệ thống cơ sở y tế của Tập đoàn IMS Nhật Bản – Tập đoàn y tế lớn thứ hai tại Nhật với hơn 60 năm kinh nghiệm, sở hữu hệ thống hơn 140 cơ sở y tế đạt chuẩn trải khắp đất nước.

Bệnh viện đa khoa IMS Tokyo Katsushika

Bệnh viện đa khoa IMS Tokyo Katsushika

Bệnh viện đa khoa IMS Tokyo Katsushika là một trong những bệnh viện lớn tại Nhật với quy mô 227 giường bệnh. Với đa dạng các khoa, phòng khám: tim mạch, tiêu hóa, hô hấp với đầy đủ trang thiết bị hiện đại và tối ưu nhất: phòng nội soi, chụp CT, phòng mổ Hybrid công nghệ cao, chạy thận nhân tạo,… có thể đáp ứng tốt nhu cầu thăm khám và điều trị của bệnh nhân. Đây cũng là bệnh viện có tiếng trong điều trị ung thư tại Nhật Bản.

Nếu bạn có ý định kiểm tra ung thư thanh quản tại Nhật, hãy liên hệ với IIMS Việt Nam. Chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ y tế Nhật Bản tại Việt Nam, làm cầu nối giữa bạn và các cơ sở y tế tại Nhật Bản.

Lựa chọn sử dụng dịch vụ của IIMS Việt Nam bạn sẽ được hỗ trợ làm thủ tục xin visa y tế; tư vấn lựa chọn cơ sở thăm khám và điều trị phù hợp; đưa đón tại sân bay Nhật Bản; hỗ trợ phiên dịch trong thời gian bệnh nhân thăm khám và điều trị; chăm sóc khi về nước; v.v. Toàn bộ thông tin bệnh nhân sẽ được bảo mật tuyệt đối. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu, IIMS Việt Nam có thể hỗ trợ đặt vé máy bay và phòng khách sạn tại Nhật.

Nếu có thắc mắc cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi qua một trong các hình thức sau:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *