Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính ở đường tiêu hóa thường gặp ở những người trên 50 tuổi nhưng ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Theo báo cáo của GLOBOCAN 2020, Việt Nam có 17.096 ca mắc mới và 14.615 trường hợp tử vong do bệnh. Trong bài viết này, IIMS-VNM sẽ liệt kê một số nguyên nhân phổ biến nhất cùng cách phòng tránh bệnh để mọi người có thêm thông tin tham khảo.
Xem thêm các bài viết liên quan khác:
Điều Trị Ung Thư Dạ Dày Tại Nhật Bản An Toàn, Hiệu Quả
12 Dấu Hiệu Ung Thư Dạ Dày Bạn Cần Đặc Biệt Chú Ý
Giải Đáp: Bệnh Ung Thư Dạ Dày Có Chữa Được Không?
Khi các tế bào niêm mạc dạ dày phát triển nhanh chóng, vượt tầm kiểm soát có thể hình thành các khối u, dẫn đến ung thư dạ dày. Dù các nhà khoa học chưa kết luận cụ thể về nguyên nhân ung thư dạ dày nhưng còn một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh đáng chú ý như rối loạn di truyền, chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, môi trường sống và làm việc,…
– Chế độ ăn uống không lành mạnh
Chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư dạ dày hàng đầu. Nhiều người có sở thích, thói quen tiêu thụ các thực phẩm mặn, nhiều muối như dưa, cà muối, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp mà không biết lượng muối cao đưa vào cơ thể sẽ gây quá tải hệ tiêu hóa. Ngoài những tác hại đến tim mạch, huyết áp còn gia tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày do muối thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn HP chuyên gây viêm loét niêm mạc dạ dày.
Bên cạnh đó, việc ăn quá nhanh cũng khiến dạ dày bị tổn thương theo thời gian do thức ăn không được nhai kỹ, các enzyme trong nước bọt chưa kịp hoạt động để phân hủy toàn bộ thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Vì vậy, lượng dịch vị trong dạ dày cũng chưa kịp tiêu hóa khiến thức ăn dần ứ đọng, gây trào ngược axit, viêm loét dẫn đến ung thư.
– Nhiễm vi khuẩn HP
Nhiều nghiên cứu cho thấy có khoảng 35-90% các trường hợp chẩn đoán mắc ung thư biểu mô dạ dày đều có liên quan đến nhiễm vi khuẩn HP. Đây là một dạng vi khuẩn gây viêm loét dạ dày dẫn đến ung thư, có thể lây qua đường hô hấp, tiêu hóa. Những người nhiễm HP có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 6 lần so với bình thường.
– Không khám sức khỏe định kỳ
Rất nhiều trường hợp phát hiện ung thư dạ dày khi đã ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Mọi người thường chủ quan, không khám sức khỏe định kỳ trong khi ung thư ở những giai đoạn đầu không có nhiều biểu hiện rõ rệt mà chỉ có thể phát hiện qua sàng lọc chuyên sâu. Ngoài ra, việc tầm soát sớm giúp chẩn đoán các nguy cơ từ viêm loét dạ dày để điều trị kịp thời, không để phát triển thành ung thư.
– Yếu tố di truyền
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, nếu gia đình có tiền sử về ung thư dạ dày thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cao gấp 4 lần so với bình thường. Dù chỉ có 5-10% trường hợp mắc ung thư dạ dày có liên quan đến yếu tố di truyền nhưng mọi người không nên bỏ qua yếu tố nguy cơ này. Một số nhóm gen được xem là nguyên nhân ung thư dạ dày do đột biến gen gồm gen APC, BMPR1A. CHD1. BRCA1, BRCA2, v.v.
– Bị viêm dạ dày mãn tính
Những người có tiền sử về các bệnh dạ dày mãn tính như viêm teo niêm mạc dạ dày, viêm teo thân vị hoặc toàn bộ niêm mạc đều có nguy cơ mắc ung thư cao hơn bình thường. Các vết loét ban đầu sau thời gian sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, hình thành khối u và gây ung thư dạ dày.
– Thiếu máu ác tính
Theo công bố của các chuyên gia y tế, thiếu máu ác tính cũng là một trong những yếu tố liên quan mật thiết đến bệnh ung thư dạ dày.
– Do nhóm máu
Theo nhiều nghiên cứu, những người có nhóm máu O có khả năng mắc bệnh cao hơn 30% so với các nhóm máu khác. Nguyên nhân là do cấu tạo màng tế bào nhóm máu O tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn HP gây tổn thương dạ dày.
– Hút thuốc lá
Hút thuốc là không chỉ là yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày mà còn là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư phổi, ung thư thận,…Trong thuốc lá chứa lượng lớn nicotin là một loại chất độc phá hủy hệ tiêu hóa, hô hấp nghiêm trọng. Khi người bệnh hít khói thuốc, chất cortisol được kích thích sản sinh nhiều gây viêm loét nặng hơn, niêm mạc dạ dày suy yếu.
– Ô nhiễm môi trường sống
Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày cần lưu ý.
– Tuổi tác và giới tính
Ung thư dạ dày thường gặp ở những người trên 50 tuổi nhưng bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Một số báo cáo khác cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ở đàn ông cao gấp 2 lần so với phụ nữ.
– Từng phẫu thuật dạ dày
Những bệnh nhân từng phẫu thuật dạ dày, cắt bỏ một phần đều có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn bình thường.
– Thừa cân béo phì
Tâm vị dạ dày nằm ở phần trên của dạ dày và gần thực quản nhất, người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc ung thư tâm vị dạ dày cao gấp 2 lần so với bình thường.
– Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần giúp bạn phát hiện kịp thời những yếu tố nguy cơ gây bệnh và điều trị nhanh chóng trước khi phát triển thành ung thư. Đặc biệt, ung thư dạ dày giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ rệt mà chỉ có thể chẩn đoán qua các thiết bị tầm soát chuyên sâu.
– Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia
Hút thuốc lá, rượu bia đều là những nguyên nhân gây ung thư dạ dày phổ biến nên việc từ bỏ sử dụng đều góp phần bảo vệ cơ thể trước bệnh lý nguy hiểm này.
– Giảm tiêu thụ thực phẩm hun khói, muối chua
Trong các thực phẩm chiên rán, hun khói chứa nhiều chất gây ung thư dạ dày như benzopyrene. Ngoài hạn chế các thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao, mọi người còn nên tránh xa những thức ăn muối chua, lên men có chứa nhiều nitrit, amin thứ cấp kích thích tế bào ung thư phát triển.
– Điều trị dứt điểm nhiễm vi khuẩn HP dạ dày
Nhiễm khuẩn HP sẽ khiến dạ dày bị viêm, gây ra những biến đổi bất thường ở các tế bào niêm mạc dạ dày. Theo thời gian, các tế bào này sẽ hình thành ung thư nên người bệnh cần điều trị dứt điểm vi khuẩn HP càng sớm càng tốt.
– Có lối sống lành mạnh
Thuốc lá, rượu bia, thức uống có cồn đều là những yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày nên việc từ bỏ sớm các thói quen trên đều góp phần nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch để chống chọi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.
Nhật Bản là một trong những cường quốc có trình độ y tế cao hàng đầu thế giới, sánh ngang với các nước lớn như Mỹ, Anh, Đức, v.v nhưng có chi phí điều trị tối ưu hơn rất nhiều. Những lợi thế về khoảng cách vị trí, tương đồng văn hóa cũng là lý do khiến nhiều bệnh nhân Việt Nam lựa chọn Nhật Bản làm nơi điều trị ung thư dạ dày uy tín.
Tại đây, người bệnh có cơ hội tiếp cận với nhiều công nghệ điều trị ung thư tiên tiến nhất hiện nay như xạ trị ion nặng, proton, liệu pháp trilogy, liệu pháp tế bào miễn dịch,…Các chuyên gia sẽ xem xét tình trạng bệnh và đưa ra các những lời khuyên, phương án phù hợp nhất cho khách hàng.
Theo báo cáo của Hiệp hội Trung tâm Ung thư lâm sàng Nhật Bản 2010-2012, tỷ lệ sống sót cao nhất là ung thư tuyến tiền liệt với 99.2%, theo sau là ung thư vú với 87.5%, ung thư ruột 69.7%, ung thư cổ tử cung 68.2% và ung thư dạ dày với 67.3%.
Mong rằng bài viết tổng hợp những nguyên nhân ung thư dạ dày phổ biến trên đây của IIMS-VNM giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm này và có những phương pháp phòng tránh hiệu quả. Mọi thắc mắc và nhu cầu khám điều trị ung thư dạ dày tại Nhật Bản xin vui lòng liên hệ IIMS-VNM để được hỗ trợ chu đáo nhất.
Mọi thắc mắc và nhu cầu tư vấn về khám điều trị ung thư thực quản tại Nhật Bản, khách hàng vui lòng liên hệ IIMS-VNM để được hỗ trợ chu đáo nhất.
Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam
Nguồn tham khảo:
https://www.cancer.org.au/cancer-information/types-of-cancer/stomach-cancer
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stomach-cancer/symptoms-causes/syc-20352438
Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc xác định, chẩn đoán, điều trị y khoa. Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản, bạn đọc xin vui lòng liên hệ IIMS-VNM.