2 Cách Đặt Lịch Khám Sức Khỏe Ở Nhật Bản Cho Người Việt Nam

Tin mới 28/05/2020 21:23:06. Views: 5,483.

Bạn đang ở Việt Nam và muốn sang Nhật Bản để khám chữa bệnh nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu và cần tìm hiểu những thông tin gì? Hãy tham khảo ngay 2 cách đặt lịch khám sức khỏe ở Nhật Bản dưới đây và lựa chọn phương án phù hợp nhất để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé!

Cách đặt lịch khám sức khỏe ở Nhật Bản

Cách đặt lịch khám sức khỏe ở Nhật Bản

1. Hình thức tự túc đi khám tại Nhật Bản

Hình thức tự túc này phù hợp với nhóm đối tượng sau:

  • Biết tiếng Nhật hoặc đã từng đi khám chữa bệnh tại Nhật
  • Đã từng có thời gian sinh sống, học tập ở Nhật nhưng hiện tại đã về nước
  • Có người nhà, người quen biết đang sinh sống bên Nhật
  • Có người đi cùng biết và hiểu rõ cách thăm khám tại Nhật, muốn kết hợp khám chữa bệnh và du lịch Nhật Bản…

Đi tự túc là cách đi khám ở bệnh viện Nhật Bản mà bạn phải lo tất cả các công đoạn như: Tìm hiểu thông tin, chuẩn bị các thủ tục, hồ sơ giấy tờ cần thiết, tự thanh toán chi phí,… mà không có sự hỗ trợ nào. Với hình thức tự túc này bạn cần thực hiện theo 7 bước sau:

Bước 1: Tham khảo thông tin

Bạn có thể tham khảo thông tin khám chữa bệnh ở Nhật Bản từ rất nhiều nguồn như: Google, facebook, instagram, các hội nhóm, bạn bè hoặc những người đã từng đến Nhật khám bệnh…

Các thông tin cần tham khảo:

  • Thông tin về Cơ sở y tế/bệnh viện phù hợp, trình độ chuyên môn uy tín, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, phương pháp điều trị hiệu quả
  • Các yếu tố khác phục vụ cho hành trình của bạn như: địa điểm, phương tiện giao thông di chuyển, khách sạn lưu trú.
  • Một số lưu ý bắt buộc phải tuân thủ theo quy định của Bệnh viện như: Đối với bệnh nhân là người nước ngoài cần có phiên dịch y tế đi cùng trong suốt quá trình khám/điều trị (không chấp nhận phiên dịch thông thường).
Tìm hiểu trước thông tin trước khi khám tại bệnh viện Nhật Bản

Tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn

Bước 2: Lựa chọn Bệnh viện phù hợp để hẹn khám bệnh ở Nhật Bản

Sau khi đã tham khảo và chọn lọc kĩ từ các nguồn thông tin, bạn hãy quyết định lựa chọn Cơ sở uy tín/bệnh viện mà bạn cảm thấy phù hợp với tình trạng bệnh cũng như khả năng tài chính và khả năng đáp ứng nhu cầu bệnh nhân của bệnh viện để tiến hành liên hệ, gọi điện đặt lịch khám bệnh ở Nhật và đặt lịch khám bệnh ở Nhật Bản.

Quyết định bệnh viện thăm khám tại Nhật Bản

Nên ưu tiên bệnh viện có đầu tư trang thiết bị tiên tiến và phương pháp hiện đại

Bước 3: Đặt lịch khám bệnh ở Nhật 

Sau khi chọn được Bệnh viện phù hợp, hãy đặt lịch khám bệnh ở Nhật bằng cách gửi Email hoặc gọi điện đặt lịch khám bệnh ở Nhật hoặc điền vào biểu mẫu đăng ký theo từng cách thức của Bệnh viện,… Lưu ý rằng bạn cần biết tiếng Nhật hoặc tiếng Anh để có thể tiến hành đặt lịch hẹn.

Bước 4: Xin visa y tế

Để thực hiện việc visa y tế bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định: Để làm visa y tế cần phải có đơn vị bảo lãnh là cơ quan y tế điều phối đã được chứng nhận.

Nhìn chung, việc tự túc làm visa y tế Nhật Bản là tương đối khó, vì thế bạn nên liên hệ đến các đơn vị bảo lãnh có uy tín để đảm bảo visa được cấp có tỷ lệ thành công cao. Mọi thông tin chi tiết hơn, vui lòng tham khảo tại thông báo của Đại sứ Quán Nhật Bản tại Việt Nam qua link sau: https://www.vn.emb-japan.go.jp/itpr_ja/VN_VisaMED.html 

Tự túc xin Visa Nhật Bản

Tự túc xin visa y tế Nhật Bản tương đối khó

Bước 5: Đặt vé máy bay, khách sạn 

Bạn có thể đặt vé máy bay, khách sạn trực tiếp với hãng, hoặc các ứng dụng trực tuyến như Traveloka, Agoda… hoặc đặt qua đại lý bán vé máy bay và du lịch.

Bước 6: Tiến hành khám chữa bệnh tại Nhật Bản

Bạn đến Bệnh viện khám theo lịch đặt trước và tuân thủ quy định của Bệnh viện, lời khuyên của Bác sĩ. Tốt nhất trước khi đến bạn nên gọi điện đặt lịch khám bệnh ở Nhật và check lại lịch để tránh sự thay đổi.

Tiến hành khám chữa bệnh tại Nhật Bản

Đến khám tại bệnh viện Nhật Bản theo lịch hẹn

Bước 7: Nhận kết quả

Sau khi khám bệnh xong bạn sẽ nhận được kết quả hoặc là lịch hẹn nhận kết quả (với các xét nghiệm đặc thù) từ phía Bệnh viện. Tùy vào kết quả khám, Bác sĩ sẽ thực hiện giải thích, tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp.

2. Đi khám chữa bệnh tại Nhật thông qua đơn vị bảo lãnh

Cách đi khám ở bệnh viện Nhật Bản qua hình thức này phù hợp với:

  • Những người không biết tiếng Nhật, chưa từng có kinh nghiệm đi khám chữa bệnh tại Nhật.
  • Những người có ít thời gian để tự chuẩn bị, tự tìm hiểu thủ tục…

Lúc này, các đơn vị bảo lãnh sẽ đóng vai trò làm cầu nối giữa bệnh nhân và các cơ sở khám chữa bệnh tại Nhật Bản.

Hiện nay, IIMS-VNM tự hào là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam tư vấn và cung cấp dịch vụ hỗ trợ trong lĩnh vực khám chữa bệnh như: tư vấn về các chương trình điều trị y tế, liên hệ đặt chỗ y tế, hỗ trợ gọi điện đặt lịch khám bệnh ởNhật và điều trị y tế tại Nhật (không bao gồm các hoạt động trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh) luôn nhận được sự tin tưởng của nhiều bệnh nhân.

Sử dụng dịch vụ IMS Việt Nam đi khám chữa bệnh tại Nhật Bản

IIMS Việt Nam cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản cho người Việt

Với vai trò là Đơn vị bảo lãnh, IIMS Việt Nam hỗ trợ khách hàng kết nối với Các cơ sở y tế tại Nhật, xin visa y tế, sắp xếp phiên dịch y tế.

Đặc biệt đối với một số dịch vụ như: đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, khách hàng sẽ được IIMS Việt Nam hỗ trợ tìm kiếm và liên hệ mà không phải trả khoản phí dịch vụ này.

Cụ thể, quy trình từ khi IIMS Việt Nam bắt đầu tư vấn cho khách hàng đến khi khách hàng sang Nhật Khám/Điều trị và trở về nước sẽ trải qua 9 bước cơ bản sau:

9 Bước trong quy trình đi khám ở bệnh viện Nhật Bản thông qua IMS Việt Nam

9 bước đi khám ở bệnh viện Nhật Bản thông qua IIMS Việt Nam

Bước 1: Tư vấn

Để có thể kết nối với các Cơ sở y tế tại Nhật, khách hàng cần cung cấp đầy đủ các thông tin dưới đây:

  • Thông tin cá nhân: Họ tên, năm sinh, địa chỉ thường trú, thông tin liên lạc… thông qua hình ảnh chụp chứng minh thư hoặc hộ chiếu.
  • Thời gian dự định đi Nhật
  • Thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh trong quá khứ (nếu có)
  • Nhu cầu của khách hàng: Khám sức khỏe tổng quát, Khám sức khỏe chuyên khoa, Các gói khám tầm soát ung thư, Điều trị bệnh,…
  • Các yêu cầu hỗ trợ khác: Visa y tế, phiên dịch y tế, đặt vé máy bay, đặt khách sạn, hỗ trợ nhân viên y tế, thiết bị y tế đi cùng, đưa đón sân bay, đưa đón khách sạn…

Bước 2: Lựa chọn bệnh viện 

Sau khi nhận được đầy đủ nhu cầu và thông tin về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, IMS Việt Nam sẽ dịch hồ sơ sang tiếng Nhật và tìm kiếm, liên hệ các Bệnh viện phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

IMS Việt Nam sẽ tư vấn bệnh viện phù hợp cho bệnh nhân

IIMS Việt Nam sẽ tư vấn cho bạn chọn bệnh viện phù hợp nhất

Bước 3: Quyết định bệnh viện và phương pháp điều trị

  • Sau khi có kết quả đồng ý tiếp nhận bệnh nhân từ Bệnh viện tại Nhật Bản, IIMS Việt Nam sẽ trao đổi thông tin với bạn. Nếu bạn đồng ý, IIMS Việt Nam sẽ tiến hành các thủ tục để ký hợp đồng và làm thanh toán tạm ứng theo mức chi phí dự kiến.
  • Việc đặt lịch khám bệnh ở Nhật Bản tại Bệnh viện được IIMS Việt Nam tiến hành ngay sau đó.
  • Đồng thời, IIMS Việt Nam sẽ cung cấp những giấy tờ và tài liệu liên quan đến việc khám chữa bệnh để bạn nắm bắt được thông tin và chuẩn bị cho việc sang Nhật.

Bước 4: Xin visa y tế

  • Bạn cung cấp giấy tờ cần thiết cho IIMS Việt Nam để hoàn thành thủ tục xin visa y tế Nhật Bản, hồ sơ gồm: Hộ chiếu, Giấy ủy quyền, Chứng minh khả năng tài chính,….
  • IIMS Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, tiến hành các công việc để làm visa y tế Nhật Bản và các giấy tờ liên quan khác (nếu có) cho bạn. Nếu bạn có người thân đi cùng thì người đó cũng phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho việc cấp visa.
IMS chịu trách nhiệm xin visa y tế cho bệnh nhân

IIMS Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm xin visa y tế cho bạn

Bước 5: Hỗ trợ đặt vé máy bay, khách sạn

Trường hợp bạn muốn sử dụng dịch vụ hỗ trợ đặt vé máy bay, khách sạn, IIMS Việt Nam sẽ liên hệ với các hãng hàng không, khách sạn để hỗ trợ bạn.

Bước 6: Hỗ trợ dịch vụ đưa đón tại Nhật Bản

Trường hợp bạn muốn có người hỗ trợ đưa đón sân bay và quá trình di chuyển tại Nhật Bản thì có thể đăng ký, IMS Nhật Bản sẽ phối hợp với các công ty hỗ trợ ở Nhật Bản để đảm bảo bạn đi lại thuận tiện, dễ dàng nhất.

Bước 7: Hỗ trợ quá trình điều trị tại Nhật

Trong suốt quá trình bạn thăm khám, điều trị tại Nhật, nhân viên của IMS tại Nhật và phiên dịch y tế sẽ đồng hành cùng bạn, hỗ trợ bạn trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm đã thỏa thuận giữa hai bên.

Phiên dịch viên đi kèm bệnh nhân khi đi khám ở bệnh viện Nhật Bản thông qua IMS

Trong quá trình thăm khám sẽ có phiên dịch viên đi kèm bệnh nhân

Bước 8: Dịch vụ sau khi kết thúc thăm khám, điều trị tại Nhật

Sau khi kết thúc thăm khám, điều trị tại Nhật, nếu bạn còn thời gian và muốn tham quan Nhật Bản, IIMS Việt Nam sẽ phối hợp với các công ty hỗ trợ tại Nhật đưa bạn đi tham quan du lịch. Sau đó, IMS vẫn hỗ trợ dịch vụ đưa đón sân bay cho bạn.

Bước 9: Chăm sóc khách hàng sau khi về nước

  • Sau khi nhận kết quả thăm khám điều trị do bệnh viện gửi về, IIMS Việt Nam thực hiện dịch kết quả sang tiếng Việt và gửi cho bạn cả bản gốc cùng bản tiếng Việt.
  • Thanh toán chi phí khám, điều trị và hoàn thiện các thủ tục để thanh lý hợp đồng.
  • Bộ phận chăm sóc khách hàng của IIMS Việt Nam hỗ trợ phản hồi các thắc mắc của bệnh nhân về kết quả khám, điều trị. Đồng thời theo dõi, nhắc lịch bệnh nhân kiểm tra sức khỏe sau khám/điều trị theo giấy giới thiệu của Bác sĩ (nếu có)

Thông qua đơn vị bảo lãnh là IIMS Việt Nam, bạn chỉ cần chuẩn bị tinh thần và hành trang để sang Nhật. Cơ sở y tế, thủ tục giấy tờ, phương tiện đi lại, nơi lưu trú đã có các dịch vụ của IIMS Việt Nam hỗ trợ, bạn liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Địa chỉ: 11-01, Tầng 11, Tòa nhà Prime Centre, Số 53 Quang Trung, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
  • Hotline: 024 3944 0914
  • Email: info@iims-vnm.com
  • Website: https://iims-vnm.com/

3. Ưu và nhược điểm 2 cách đi khám ở bệnh viện Nhật Bản

Mỗi cách đi khám ở bệnh viện Nhật Bản ở trên đều có ưu, nhược điểm riêng. Bạn có thể theo dõi bảng so sánh dưới đây để thấy rõ được những ưu, nhược điểm đó:

Hình thứcƯu điểmNhược điểm

Đi tự túc

  • Chi phí rẻ hơn
  • Chủ động trong lịch trình
  • Mất nhiều thời gian để chuẩn bị giấy tờ, thủ tục
  • Không thể tự xin visa y tế
  • Cần thuê phiên dịch viên
  • Phải tự sắp xếp, cân nhắc lịch trình sao cho hợp lý
  • Bệnh viện lựa chọn để khám, chữa bệnh và gọi điện đặt lịch khám bệnh ở Nhật đôi khi không thực sự phù hợp

Qua đơn vị bảo lãnh

  • Không mất nhiều thời gian, công sức trong việc tìm hiểu thông tin, tìm kiếm cơ sở y tế, nơi lưu trú và chuẩn bị thủ tục giấy tờ. 
  • Được tư vấn, giải đáp và các lưu ý về khám/điều trị trước khi đi Nhật.
  • Lựa chọn được Cơ sở y tế phù hợp, uy tín.
  • Được hỗ trợ về Visa y tế, thủ tục xuất nhập cảnh thuận lợi, di chuyển dễ dàng khi ở Nhật
  • Sau quá trình khám, điều trị vẫn được theo dõi, hỗ trợ các thắc mắc và nhắc lịch tái khám

Chi phí cao hơn (không đáng kể)

Trên đây là 2 cách đi khám ở bệnh viện Nhật Bản, mỗi hình thức đều có ưu, nhược điểm riêng. Nhưng thực chất rất ít khách hàng lựa chọn hình thức đi tự túc vì gặp nhiều khó khăn, tốn thời gian và công sức. Đa số khách hàng đều lựa chọn thông qua đơn vị bảo lãnh để có thể chuyên tâm khám chữa mà không cần lo lắng các vấn đề khác.

IMS Việt Nam thấu hiểu những lo lắng, những khó khăn đó của bạn. Nếu bạn cần tư vấn thêm về cách gọi điện đặt lịch khám bệnh ở Nhật, vui lòng liên hệ – Hotline: 024 3944 0914 , Bộ phận Chăm sóc khách hàng của IIMS-VNM sẽ giúp bạn.

Đọc thêm bài viết liên quan khác:

+ [Chia sẻ] Kinh nghiệm khám bệnh ở Nhật Bản Chi Tiết Nhất

+ Mẫu tờ khai khám bệnh ở Nhật | Hướng dẫn cách điền

+ Quy trình và 4 gói khám sức khoẻ tại Nhật Bản [Mới nhất]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *